TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 8.2009
PAKISTAN: Di tích khảo cổ Taxila bị khai quật trái phép
Taxila, Pakistan: Các viên chức sở khảo cổ và bảo tàng khu vực đă đề nghị UNESCO và cục khảo cổ liên bang cứu lấy bảo tháp và tu viện Phật giáo tại Taxila (tỉnh bang Punjab).
Yêu cầu này được đề đạt sau khi hai viên chức của cục khảo cổ và bảo tàng liên bang phụ trách khu vực Taxila phát hiện những cổ vật tại tu viện Phật giáo bị khai quật và lấy trộm.
Trong một báo cáo tŕnh lên Bộ Văn hoá, các viên chức này nói bảo tháp và tu viện đă bị huỷ hoại nghiêm trọng do bọn khai quật trái phép đào xới các di tích này bằng thiết bị hạng nặng và lấy trộm hai hoặc ba tượng Phật.
Các viên chức nói trên nhận định rằng: Nếu việc khai quật hợp pháp được thực hiện dưới sự bảo trợ chính thức, th́ không những giữ ǵn được di sản văn hoá mà c̣n quảng bá cho ngành du lịch tại khu vực này, nơi mà các nhà nghiên cứu, sinh viên ngành khảo cổ, du khách và học giả từ khắp thế giới sẽ đến tham quan nền văn minh cổ đại tại đây.
(Dawn - July 30, 2009)
Di tích bảo tháp và tu viện Phật giáo tại Taxila, Pakistan
Photo: File Photo
Mông Cổ: T́m thấy cổ vật chôn giấu tại sa mạc Gobi
Những bảo vật Phật giáo đă được một đội t́m kiếm khai quật tại sa mạc Gobi sau hơn 70 năm chôn giấu.
Những cổ vật có tính lịch sử này được chôn vào thập niên 1930 trong suốt thời kỳ thanh trừng của Cộng sản Mông Cổ, khi hàng trăm tu viện bị cướp phá.
Những cổ vật này gồm có tượng, tác phẩm nghệ thuật, bản thảo và tư trang của một đại sư nổi tiếng vào thế kỷ 19 tên là Danzan Ravjaa.
Tổng cộng có 64 thùng chứa đựng bảo vật đă được một nhà sư tên Tudev chôn tại sa mạc, để cố cứu chúng khỏi sự truy lùng của quân đội Mông Cổ và Liên xô.
Chỉ có sư Tudev biết nơi chôn giấu, và bí mật này được ông tiết lộ với người cháu nội trai. Vào thập niên 1990, người cháu đă đào lên được vài thùng và mở một viện bảo tàng.
Đội t́m kho báu Áo-Mông Cổ nói trên hiện nay đă t́m thấy thêm hai thùng chứa đầy "những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo đáng kinh ngạc nhất".
Những bảo vật vừa t́m thấy sẽ được trưng bày tại Viện Bảo tàng Danzan Ravjaa ở thành phố Sainshand, cách thủ đô Ulan Bator 400 km.
Hiện c̣n khoảng 20 thùng bảo vật vẫn đang nằm ẩn trong sa mạc.
(ABN - August 1, 2009)
Vị trí thành phố Sainshand, nơi có Viện Bảo tàng Danzan Ravjaa
Photo: BBC News
HOA KỲ: Học tại gia về Phật giáo
Con số người học tại gia đang nhân rộng tại Hoa Kỳ với tỉ lệ đáng kinh ngạc, và nhiều người đang t́m khoá học thích hợp áp dụng thực tiễn Phật giáo vào cuộc sống đời thường.
Sau vài năm tự học tại nhà, tác giả Emily Breder đă tập hợp một lượng đáng kể các nguồn khoá học thú vị, trong số đó có những nguồn về khoá học Phật giáo tại gia như sau:
- Nhóm người học tại gia Yahoo về Phật giáo (Yahoo Buddhist homeschoolers group) - Lời khuyên tốt nhất là từ các cha mẹ khác.
- Phật giáo dành cho trẻ em (Buddhism for kids) - Sách, những truyện riêng về việc làm một tiểu Phật tử, những truyện và bài ngụ ngôn về văn hoá Phật giáo, và một trang thật hay về Thập Giới.
- Các trang nguồn về Mạng Đức Phật (Buddhanet resource pages) - Các trang học dành cho học sinh tiểu học, các truyện Phật dành cho mọi lứa tuổi, một thư viện sách-điện-tử về truyện thiếu nhi.
- Bộ Pháp Giới dành cho gia đ́nh (Family dharma collection) - Các bài học và thực hành đều hướng vào việc tu hành trong gia đ́nh.
- Ngày xửa ngày xưa (Once upon a time) - Các truyện ngụ ngôn Phật giáo.
(Buddhism Examiner - August 5, 2009)
ANH QUỐC: Đạo Phật phát triển nhanh nhất trong các nhà tù trong thập kỷ qua
Vào năm 1997 chỉ có 226 tù nhân là Phật tử tại các nhà tù ở Anh và xứ Wales. Nhưng đến cuối tháng 6 - 2008 con số này tăng đến 1.737 người, chiếm 2% tổng số tù nhân. Đa số là người da trắng (1.194 người) và phần lớn trên 30 tuổi.
Hầu hết số tù nhân Phật tử là những người mới cải đạo sang Phật giáo sau khi họ phạm tội. Và họ chọn theo Phật giáo là do tầm quan trọng của tôn giáo này về thiền định đă giúp họ đương đầu với việc bị giam cầm.
Một số nhà tù và bệnh viện quản thúc ở Anh đă mở những điện thờ gọi là Phật Lâm trong khuôn viên của ḿnh. Và có một mạng lưới các tu sĩ để đáp ứng sự gia tăng số lượng tù nhân.
Được bảo trợ bởi Vụ Nhà tù, mạng lưới tu sĩ Phật giáo hoạt động tại các ngục giam và sự hiện hữu của các điện thờ trong khuôn viên nhà tù cũng sẽ khuyến khích nhiều tù nhân cải đạo.
Những nhà bảo trợ cho các tù nhân Phật giáo cũng tin rằng sự tiến bộ về tinh thần mà họ đạt được trong nhà tù sẽ giúp họ khi được phóng thích, và ngăn họ tái phạm tội.
(ABN - August 5, 2009)
MĂ LAI Á: Cuộc thi "Pháp giới qua Kịch nghệ"
Kajang, Selangor (Mă Lai Á): Trung tâm Phật giáo Kajang thuộc Giáo hội Phật giáo Mă Lai Á (BMSM) sẽ tổ chức lần đầu tiên một Cuộc thi Liên Trường Pháp giới mang tên "Đêm của Giải thưởng A Dục 2009". Mục đích của cuộc thi là phát huy 'Pháp giới qua Kịch nghệ'.
Cuộc thi sẽ được tổ chức vào thứ Bảy, 29 - 8 - 2009 tại thành phố Kajang, bang Selangor.
Các mục tiêu của Cuộc thi Liên Trường Pháp giới 'Pháp giới qua Kịch nghệ' này là để dùng kịch nghệ trong việc truyền bá pháp giới, để khuyến khích và nuôi dưỡng các tài năng về kịch nghệ và nghệ thuật biểu diễn trong cộng đồng Phật tử, và để tạo mối quan hệ và hợp tác mật thiết hơn giữa các Trường Pháp giới Chủ nhật.
Sáu Trường Pháp giới, gồm 4 trường đại diện từ Klang Valley và 2 trường từ Penang, sẽ tŕnh diễn các tiết mục của ḿnh. Các nhà tổ chức dự định làm cho giải thưởng này trở thành sự kiện hàng năm trong lịch hoạt động Trường Pháp giới của họ.
(The Buddhist Channel, August 5, 2009)
ẤN ĐỘ: Hàng trăm tăng sĩ cầu mưa tại Bihar
Từ ngày 6 tháng Tám, hàng trăm tăng sĩ tại bang Bihar ở đông Ấn Độ đă thực hiện những lễ cầu nguyện và nghi thức đặc biệt tại chùa Đại Bồ đề ở Phật Già Da để khấn thần mưa chấm dứt đợt khô hạn đang diễn ra tại đây.
Trưởng lăo tăng phụ trách trung tâm Phật Già Da của Hội Đại Bồ đề Ấn Độ là P. Sivali nói, "Chúng tôi bắt đầu nghi lễ cúng dường từ thứ Năm (ngày 6 tháng Tám) tại chùa Đại Bồ đề ở Phật Già Da để khấn thần ban mưa. Nghi lễ cúng dường của chúng tôi tiếp tục cho đến ngày 12 tháng Tám."
Phật Già Da được xem là cái nôi của Phật giáo. Tương truyền Đức Phật đă giác ngộ tại nơi này cách đây khoảng 2.550 năm.
Các tăng sĩ đă thực hiện nghi lễ cúng dường đặc biệt trong 7 ngày để cầu mưa dưới gốc cây Bồ đề linh thiêng tại chùa.
Chư tăng của hàng chục tu viện ở Phật Già Da và nhiều tăng sĩ khác từ các nước đă tham gia những buổi cầu nguyện này.
(The Hindu - August 8, 2009)
TÍCH LAN: Chuyến thăm của phái đoàn Phật giáo Trung quốc
Colombo, Tích Lan: Phái đoàn Phật giáo Trung quốc gồm 102 thành viên đến thăm từ ngày 2 - 8 và đă rời Tích Lan vào ngày 9 - 8.
Phái đoàn Phật giáo này gồm các vị cao tăng được trọng vọng tại Trung quốc và các viên chức của Hội Phật giáo Trung quốc, do Thượng toạ Shi Yie Chang, Phương trượng Chùa Lingguang ở Bắc Kinh dẫn đầu.
Chuyến thăm được tổ chức để tăng cường những mối quan hệ văn hoá Phật giáo giữa hai nước.
Phái đoàn có dịp xem Lễ Rước kiệu (của lễ hội Esala), chiêm bái Chùa Linh Nha Tích và tham quan Thạch Sư Đài, Đại Tịnh Xá Kelaniya và Trại nuôi voi con Pinnawala.
Phái đoàn cũng đến viếng thăm các Trưởng lăo tăng Asgiriya và Malawatte và gặp gỡ Tổng thống Tích Lan Rajapaksa tại Dinh Tổng thống ở thành phố Kandy. (The Nation - August 9, 2009)
Phái đoàn Phật giáo Trung quốc cùng Tổng thống Tích Lan Rajapaksa tại Dinh Tổng thống ở Kandy - Photo: The Nation
THÁI LAN: Hàng ngh́n người dự lễ cúng dường chư tăng
Pattaya, Thái Lan: Vào lúc 7 giờ sáng ngày 9 - 8 - 2009, hàng ngh́n người đă tham dự một nghi lễ cúng dường gạo và lương khô đến 999 + 99 nhà sư tại Toà Thị chính của thành phố Pattaya.
Đại Phương trượng chùa Banglamung và Thị trưởng thành phố Pattaya đă chủ toạ buổi lễ. Nghi lễ đa mục đích này là nhằm đến sự truyền bá Phật giáo cho các thế hệ tương lai, hoạt động kỷ niệm lễ Ngày của Mẹ và lễ cúng dường các chùa chiền và làng mạc ở biên giới phía Nam.
Một quăng dài 400 mét của con đường chính trước Toà Thị chính được đóng lại để dành cho sự kiện này, vốn là một phần của "việc cúng dường thực phẩm đến 500.000 tăng sĩ" đang diễn ra trên khắp 76 tỉnh của Thái Lan.
Hơn 1.000 vị lănh đạo cộng đồng và đại diện các cơ quan chính quyền cùng các cá nhân và du khách đều mặc đồ trắng, tập trung lại và cúng dường lương khô và những loại vật phẩm hữu dụng khác để gửi đến 266 ngôi chùa và các giáo viên tại 4 tỉnh ở biên giới phía nam.
(ABN - August 9, 2009)
Quang cảnh lễ cúng dường chư tăng tại Pattaya, Thái Lan - Photo: Jirawat
ĐÀI LOAN: Cứu trợ nạn nhân của trận Băo Morakot
Hoa Liên, Đài Loan: Lũ lụt và sự tàn phá nặng nề của trận Băo Morakot tại nam Đài Loan kể từ ngày 7 tháng Tám đă khiến nhiều cư dân bị đói và mất nhà cửa.
Để cứu trợ, các t́nh nguyện viên của tổ chức Phật giáo Tzu Chi (TC) sống tại những khu vực bị thảm hoạ đă cung cấp hàng trăm ngh́n phần ăn nóng cho các cộng đồng bị ảnh hưởng của họ. Các t́nh nguyện viên TC tiếp tục những nỗ lực cứu trợ, cung cấp những túi đồ cứu trợ cũng như sự trợ giúp bằng tiền mặt khẩn cấp, chăm sóc y tế, dọn vệ sinh và bảo dưỡng.
Mỗi túi đồ cứu trợ gồm khăn, kem và bàn chải răng, dầu gội đầu, xà pḥng, gạo ḿ ăn liền để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của các nạn nhân thiên tai. Chỉ riêng tại khu vực thành phố Cao Hùng vào ngày 10 tháng Tám đă được phát 3.000 túi đồ cứu trợ.
Tất cả các Bệnh viện TC của Đài Loan và các t́nh nguyện viên y khoa TC đă phục vụ miễn phí về y tế tại các khu vực bị thảm hoạ.
(iReport - August 10, 2009)
MIẾN ĐIỆN: Kinh Phật được lưu giữ trên biển bằng đồng thau
Yangon, Miến Điện: Thượng toạ Bhaddanta Nyana ở Tu viện Shwe Kyin tại quận Bahan đă bắt đầu một dự án khắc toàn bộ bản gốc kinh Phật giáo Nguyên thuỷ bằng tiếng Miến Điện lên các biển đồng, sau khi hoàn thành cùng công việc này bằng bản tiếng Pali.
Vào tháng 5 - 2009, ông đă tổ chức một nghi lễ để tôn vinh những người cúng dường và công nhân đă giúp hoàn thành bản khắc tiếng Pali.
Dự án khắc bản dịch kinh bằng tiếng Pali lên biển đồng được bắt đầu vào năm 2003 bởi một đội thợ thủ công tay nghề cao, dưới sự giám sát của Thượng toạ Bhaddanta Nyana.
Mỗi quyển kinh phải mất một tháng để tạo tác và cần đến hơn 200 tấm biển. Và bộ kinh gồm 40 quyển đă được khắc trên tổng cộng là 9.628 tấm, mỗi tấm cao 4 mét và rộng 2 mét.
Hơn 5.600 người đă cúng dường cho dự án bản khắc tiếng Pali này, và tổng chi phí là 2,3 tỉ Kyat (tiền Miến Điện). Phải mất 7 năm mới hoàn thành công việc, do việc khắc văn bản lên biển đồng là rất khó, và việc thu nhận các nguồn quỹ và đồng thau cũng khó khăn.
Vào tháng 6 năm nay, Thượng toạ Bhaddanta Nyana bắt đầu việc khắc bản dịch bằng tiếng Miến Điện. Khi việc này hoàn thành, ông sẽ đưa ra một dự án mới để khắc bản dịch kinh bằng tiếng Anh lên biển đồng.
(Myanmar Times - August 11, 2009)
MÔNG CỔ: Tu viện Amarbayasgalant và cố đại sư Zanabazar
Tu viện Amarbayasgalant nằm cách thành phố Darkhan khoảng 70 km, ở miền bắc Mông Cổ.
Đây từng là một trong 3 trung tâm Phật giáo lớn nhất của đất nước này, với hàng ngh́n tăng sĩ tu học.
Tu viện được xây trong 10 năm (1726 - 1736) để tưởng niệm đại sư Undur Geghen Zanabazar, một trong những lănh tụ Phật giáo vĩ đại của Mông Cổ.
Ông là một nhà điêu khắc, hoạ sĩ, thi sĩ và người xuất bản nổi tiếng thế giới. Các tác phẩm điêu khắc bằng tượng đồng của ông hiện đang được trưng bày tại nhiều viện bảo tàng ở thủ đô Ulaanbaatar (Ulan Bator).
Đại sư Zanabazar đă thành lập nhiều ngôi chùa và tu viện, truyền bá lời dạy của Đức Phật khắp Mông Cổ.
Đại sư sinh năm 1635 và mất vào năm 1723. Sau đó hài cốt của ông
được đưa về chôn tại tu viện Amarbayansgalant.Hiện nay tu viện có 50 tăng sĩ đang tu học, người nhỏ nhất là 11 tuổi và lớn nhất là 104 tuổi. Vị lăo sư này đă sống suốt thời kỳ lịch sử hiện đại của Mông Cổ, từ các giai đoạn bị nước ngoài cai trị và Phật giáo bị đàn áp cho đến ngày nay, khi nền dân chủ công nhận sự tự do tín ngưỡng.
(ABN - August 13, 2009)
Tu viện Amarbayasgalant (Mông Cổ) Photo: Ido/Lotem
Đài Loan: Các Buổi Khám bệnh Lưu động Vân Thuỷ của Tổ chức Phật Quang Sơn giúp nạn nhân băo Morakot
Cao Hùng, Đài Loan:Những con đường bị sạt lở và lũ bùn do trận Băo Morakot đă cắt đứt các nguồn thực phẩm và thuốc men cho dân làng vùng núi ở Nam Đài Loan.
Với sự giúp đỡ của các nhân viên cứu nạn quân đội, dân làng bị thương hoặc bị các bệnh măn tính do thiếu lương thực đă được đưa ra khỏi những vùng bị băo. Đồng thời, vào ngày 11 tháng Tám, đội y tế của tổ chức Phật giáo Phật Quang Sơn đă thực hiện ngay nhiều "Buổi Khám bệnh Lưu động Vân Thuỷ" với các trạm phục vụ y tế tại các thành phố Gia Nghĩa, B́nh Đông, Cao Hùng và Đài Nam để chữa trị và chăm sóc những người bị thương.
Mỗi trạm phục vụ y tế có một đội gồm một bác sĩ, bốn y tá, bốn t́nh nguyện viên và tu sĩ để điều trị cho các nạn nhân về ngoại khoa và an ủi tinh thần chứ không chỉ là kê đơn thuốc đông y và tây y.
Các trạm y tế hiện đang có rất nhiều nạn nhân cần được kiểm tra huyết áp, hội chẩn hoặc sự an ủi tinh thần từ các tu sĩ.
(Life News Agency - August 14, 2009)
TÍCH LAN: Cây Bồ đề con đầu tiên của cây Bồ đề lịch sử Ashtapala được mang về từ Nhật Bản
Anuradhapura, Tích Lan: Cây Bồ đề lịch sử Ashtapala được trồng tại Tịnh xá Tantirimale Rajamaha là một trong 8 cây bồ đề con đầu tiên của cây Đại Bồ đề ở Anuradhapura.
Cách đây khoảng 20 năm, để thắt chặt t́nh hữu nghị giữa hai nước Tích Lan và Nhật Bản, Hội hữu nghị Tích Lan - Agonshu đă mang một nhánh của cây Bồ đề Ashtapala sang Nhật và trồng tại khuôn viên chùa Agonshu ở Kyoto.
Và gần đây, nhân chuyến viếng thăm Nhật Bản của phái đoàn Phật giáo Tích Lan do Bộ trưởng bộ Phát triển Công nghiệp Kumara Welgama dẫn đầu, cây bồ đề con này được Phật tử Nhật Bản tặng cho phái đoàn.
Cây con được phái đoàn đem về lại Tích Lan vào ngày 16 tháng Tám. Cây sẽ được trồng tại Tịnh xá Galapita ở Gulawita, Matugama.
Một phái đoàn Phật giáo Nhật Bản do Thượng toạ trụ tŕ chùa Agonshu dẫn đầu sẽ tham dự buổi lễ trồng cây bồ đề con này tại Tịnh xá Galapita.
(Lanka Times - August 15, 2009)
ĐÀI LOAN: Văn pḥng Tây Tạng tại Đài Bắc tổ chức lễ cầu nguyện cho nạn nhân trận băo Morakot
Đài Bắc, Đài Loan - Bảy ngày sau thiên tai, Văn pḥng Tây Tạng thuộc "Hội Tôn giáo Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma" tại Đài Bắc đă tổ chức một lễ cầu nguyện đặc biệt dành cho những nạn nhân đă chết hoặc đang mất tích do trận băo Morakot.
Buổi lễ được chủ tŕ bởi các tăng sĩ Tây Tạng, trong số này có cựu trụ tŕ tu viện Sera Jay. Nhiều Phật tử Đài Loan và tất cả nhân viên của Hội Tôn giáo Tây Tạng cũng tham dự lễ cầu nguyện này.
Thư kư của Văn pḥng Tây Tạng ở Đài Bắc là ông Sodor nói: "Chúng tôi rất đau buồn khi nghe tin về t́nh h́nh bi thảm này từ phương tiện truyền thông, từ các bằng hữu người Đài Loan và cả từ thân nhân của họ. Những lời tường thuật đă gợi lên những câu chuyện đau ḷng về thảm kịch, về nỗi sợ hăi và đau khổ trong tâm trí họ. Nhân dân Đài Loan không những phải hứng chịu gió mưa tàn khốc mà c̣n bị một đ̣n mạnh, với sự thiệt hại lớn về gia súc và sự thiệt mạng của những người thân yêu trong thảm hoạ này".
(The TibetPost.com - August 15, 2009)
PAKISTAN: Đất nước từng là một trung tâm Phật giáo của nền văn minh Càn Đà La (Gandhara)
Đạo Phật hầu như không c̣n hiện hữu tại Pakistan, đất nước mà nền văn hoá nghệ thuật Phật giáo Càn Đà La đă từng rất hưng thịnh.
Càn Đà La xưa kia là một trung tâm Phật giáo ở miền tây bắc Ấn Độ, (nay thuộc nước A Phú Hăn và một phần của Pakistan), tuy nhiên, do liên tục bị đàn áp và xem thường trong nhiều năm, đạo Phật dần dần bị biến mất khỏi vùng này.
Để khơi dậy sự quan tâm và tạo nên sự nhận thức về Phật giáo, một cuộc trưng bày các di vật Phật giáo đă được Học viện Goethe của Pakistan tổ chức vào ngày 17 - 8 - 2009. Đề tài của cuộc trưng bày do Trợ lư Giám đốc Ban Khảo cổ và Bảo tàng là ông Mehmood-ul-Hassan thuyết minh, tập trung vào cuộc đời của Đức Phật Thích Ca và sự phát triển của Phật giáo trong khu vực. Ông Hassan nói rằng sau cuộc xâm lăng của Hung Nô, đạo Phật tại vùng này đă bị huỷ diệt và Phật tử phải di cư sang miền Viễn Đông châu Á.
Và ông yêu cầu chính phủ Pakistan thực hiện ngay các khoá học về nghệ thuật và di sản tại các cấp học để học sinh, sinh viên có thể biết về nền văn hoá và di sản của ḿnh.
(ABN - August 19, 2009)
Tượng Phật được tŕnh bày theo nghệ thuật Càn Đà La
Photo: Wikipedia.org
ẤN ĐỘ: Mạng mạch Phật giáo sẽ được phát triển tại Uttar Pradesh và Bihar
Tân Đề Li, Ấn Độ - Bà Kumari Selja, Bộ trưởng bộ Du lịch Liên bang, nói rằng Bộ sẽ đưa hai bang Uttar Pradesh (UP) và Bihar vào Mạng mạch Phật giáo trong khi quảng bá Mạng với du khách.
Ngày 19 - 8 - 2009, Sở Du lịch bang UP đă đệ tŕnh một dự án về Mạng mạch Phật giáo để Bộ Du lịch Liên bang xem xét. Lănh đạo các cấp đă bàn về các vấn đề liên quan đến ngành du lịch, và bà Bộ trưởng Selja nhấn mạnh rằng các điểm du lịch của UP cần phải giữ được sự sạch sẽ và không khí trong lành th́ mới có cơ hội thu hút được nhiều du khách hơn.
Bà nói Chiến dịch Nhận thức Công cộng về sự sạch sẽ phải được khởi động tại những nơi có rất đông du khách đến như thành phố Agra. Bà cũng đề nghị việc đào tạo nâng cao kỹ năng cho nghề hầu bàn, đầu bếp, tài xế taxi và quản lư tiền đặt cọc để phục vụ du khách tốt hơn.
Bộ trưởng Selja cũng yêu cầu bang UP sớm hướng vào hoạt động du lịch liên kết để tạo thuận tiện cho du khách, v́ UP là một trong những bang chính tại khu Tam giác Vàng (Delhi-Agra-Jaipur) vốn thu hút phần lớn số khách du lịch đến tham quan Ấn Độ.
Bà cũng đă nghe Sở Du lịch UP tường tŕnh về các nỗ lực của Chính quyền Bang trong việc đào tạo hầu bàn và đầu bếp, về kiến nghị Bộ Liên bang chấp thuận kế hoạch của Chính quyền Bang trong việc trả lương đào tạo cho các đối tác. Sở cũng xin được giúp đỡ để mở các phi trường quốc tế Agra và Kushinagar.
(ANI - August 19, 2009)
HOA KỲ: Triển lăm Xá lợi tại thành phố Minneapolis vào tháng Chín 2009
Xá lợi Đức Phật Thích Ca và các đại đệ tử của Ngài sẽ được triển lăm tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota.
Cuộc triển lăm xá lợi sẽ diễn ra trong ba ngày (từ 18 đến 20 - 9 - 2009) ở Tu viện Pháp luân Gyuto, toạ lạc tại 2605 Taylor St. NE, Minneapolis, MN 55418.
Xá lợi chư Phật sẽ được trưng bày bao quanh một tượng bằng vàng của Phật Di Lặc, là vị Phật tiếp nối lời dạy của Đạo sĩ Cồ Đàm Tất Đạt Đa khai sáng về tâm từ ái hay là "Ḷng từ thiện".
Ṿng triển lăm quốc tế các xá lợi này được bảo trợ bởi Đề án Ḷng Từ thiện. Đề án là một nỗ lực nhân đạo thể hiện Ḷng Từ thiện bằng hành động, qua việc mang lại sự giáo dục tinh thần, y tế, việc làm và sự phát triển cho thị trấn Kushinagar (bang Uttar Pradesh), một trong những khu vực nghèo nhất ở bắc Ấn Độ. Các xá lợi sẽ được an vị tại Kushanagar, được tôn trí trong một tượng Phật Di Lặc lớn với ư nghĩa sẽ khai sáng cho tất cả mọi người hướng về việc thực hành tâm từ ái.
B́nh luận về vai tṛ của Đề án Ḷng Từ thiện trong việc nêu lên một sự khẩn cấp đặc biệt để làm nhẹ đi nỗi khổ của con người, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Trong thế giới ngày nay, chúng ta thật sự cần truyền bá về Di Lặc, Ḷng từ thiện, tâm từ ái".
(Minneapolis Buddhist Examiner - August 22, 2009)
Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Photo: MBE
NGA: Tổng thống Medvedev ủng hộ Phật tử Nga
Moscow, Nga - Ngày 22 - 9 - 2009, Tổng thống Dmitry Medvedev long trọng tuyên bố ủng hộ Phật tử Nga trong việc phục hưng các truyền thống Phật giáo và truyền bá lời dạy của Đức Phật cho các tín đồ.
Ông Medvedev là vị lănh đạo nhà nước thứ hai trong lịch sử liên bang Nga đến viếng Phật viện chính Ivolga tại nước cộng hoà Buryatia (ở vùng Siberia). Lănh đạo tinh thần của Phật giáo Nga là Lạt ma Damba Ayushev thuộc phái Pandito Hambo và các đệ tử đă nồng nhiệt chào đón tổng thống.
Là người Cơ đốc giáo, ông Medvedev nói: "Tất cả các tôn giáo truyền thống của Nga sẽ được bảo trợ bởi các cấp chính quyền cho dù đang có những khó khăn về tài chính".
"Cuộc viếng thăm của tôi đến quư vị là một bằng chứng nữa cho thấy rằng sự phát triển của các mối quan hệ giữa nhà nước và các tín ngưỡng truyền thống đang đi đúng hướng".
Ông nói rằng quyết định của ông về việc đưa sự giáo dục cơ bản về tôn giáo vào học đường và việc lập ra các pḥng tuyên uư trong các lực lượng vũ trang đă được tất cả các cộng đồng tôn giáo ủng hộ.
(Zee News - August 24, 2009)
HOA KỲ: Trung tâm Văn hoá châu Á Lenz triển lăm "Mỹ thuật Phật giáo"
Lincoln, Nebraska: Trung tâm Văn hoá châu Á Lentz tại 1155 Q. Street đang tổ chức cuộc triển lăm "Mỹ thuật Phật giáo" từ ngày 24 - 8 cho đến 18 - 12 - 2009.
Hiện vật trưng bày gồm bộ sưu tập thường trực của trung tâm và một số hiện vật được mượn để nghiên cứu về nghệ thuật Phật giáo từ khắp châu Á: những ảnh chụp từ Tích Lan của Tom Tidball, những vật dụng trong tế lễ từ Tây Tạng, những tượng Phật từ Thái Lan và một áo cà sa Nhật Bản.
Mỗi h́nh ảnh của Đức Phật được thể hiện theo từng nền văn hoá, phản ảnh bản sắc của người dân từng vùng miền.
Một bản đồ trên tường mô tả những nơi hành đạo hiện nay của Phật giáo Nguyên Thuỷ (Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Tích Lan) và Phật giáo Đại Thừa (Trung quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam).
Nhóm hiện vật nhiều nhất trong cuộc triển lăm là từ các nước Tây Tạng, Nepal và Bhutan - gồm các tượng Thần Phật nhỏ, tranh và các vật dụng tế lễ - phản ảnh nghệ thuật Phật giáo Mật tông của vùng Hi Mă Lạp Sơn do Đức Đạt Lai Lạt Ma lănh đạo.
Ngoài ra c̣n có nhiều tượng nhỏ từ Trung quốc, tạo tác Đức Phật Quan Âm bằng ngà, đồng, gỗ mạ vàng hoặc thuỷ tinh và được tôn trí trên một tấm vải thêu, bên cạnh một linh tráp của Nhật Bản.
(JournalStar,com - August 24, 2009)