TÂM B̀NH THẾ GIỚI B̀NH

 (DIỄN VĂN KHAI MẠC LỄ CUNG NGHINH PHẬT NGỌC V̀ H̉A B̀NH THẾ GIỚI

TẠI CHÙA CỔ LÂM, SEATTLE, WASHINGTON - 21/8/2010)

 HT. Thích Nguyên An

 

 

Kính bạch chư tôn Ḥa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,

Kính thưa quư vị quan khách, quư vị lănh đạo tinh thần các tôn giáo, quư vị đại diện các hội đoàn, tổ chức của cộng đồng người Việt tự do,

Kính thưa đạo hữu Ian Green và toàn thể quư đồng hương, quư thiện nam tín nữ Phật tử hiện diện hôm nay,

 

Kính thưa toàn thể liệt quư vị,

Thế giới ngày nay đă không c̣n lạ ǵ với nền giáo lư giải thoát và giác ngộ của Đức Phật. Bước vào đầu thiên kỷ thứ III của nhân loại, Liên Hiệp Quốc cũng đă vinh danh nền tư tưởng và học thuật Phật giáo là con đường của Ḥa B́nh, có thể mang lại hạnh phúc an lạc cho bất kỳ cá nhân, xă hội hay quốc gia nào đón nhận và thực hành Phật Pháp.

Nói như thế có nghĩa rằng, trên b́nh diện tương giao giữa cá thể con người và cộng đồng nhân loại, chúng ta có thể đạt đến nền ḥa b́nh chung cho toàn hành tinh chỉ khi nào mỗi người chúng ta phải tuân thủ tinh thần bất hại, bất bạo động, và có được sự an tĩnh nội tâm. Mà để có được sự an tĩnh nội tâm đó, mỗi người chúng ta, qua sự thực nghiệm của Phật Pháp, phải chuyển hóa được các phiền năo căn bản thành những tâm trạng thanh cao, đẹp sáng: tức là chuyển hóa tham vọng thành thiểu dục tri túc, biết san sẻ bố thí, chuyển hóa hận thù thành thương yêu tha thứ, và chuyển hóa si mê thành tỉnh thức, cảm thông…

Thực hiện được sự chuyển hóa tích cực như vậy, tâm chúng ta là tâm ḥa b́nh, cảnh chúng ta sinh sống là cảnh ḥa b́nh. Từ tâm và cảnh ḥa b́nh, bước chân và cái nh́n của chúng ta đặt đến nơi đâu, đối tượng nào, cũng đều mang lại ḥa b́nh cho hoàn cảnh và đối tượng đó. Như vậy, Phật ngọc, Phật tranh, Phật gỗ, Phật đá, thậm chí Phật đất sét của trẻ nhỏ nắn thành, cũng đều là biểu tượng của ḥa b́nh, an lạc. Tuy nhiên, khi một biểu tượng được an vị tại một nơi chốn, chỉ có thể đem lại ứng cảm cho một số người nhất định nào đó tại địa phương ấy. Tầm ảnh hưởng của biểu tượng sẽ bị giới hạn. Trong khi đó, thế giới đầy những bất an, khủng hoảng và biến động ngày nay, rất cần một biểu tượng chung thật sáng ngời của Ḥa B́nh, của Phật Pháp -- một biểu tượng có thể chiêu cảm và hội tụ niềm tin của hàng triệu người khắp năm châu, để từ đó, trong mối đồng cảm và ư lực chung của cộng đồng Phật tử, ḷng từ bi và tinh thần ḥa b́nh bất bạo động có thể cùng lúc được khơi dẫn và bừng tỏa để thắp sáng cho toàn nhân loại. Đây là lư do mà đạo hữu Ian và Judy Green, với sự cố vấn dẫn đạo của Lạt-ma Zopa Rinpoche tại Úc, đă phát tâm hoàn thành một tượng Phật bằng ngọc bích, cao 2 mét rưỡi, nặng trên 4 tấn, đặt tôn hiệu là “Phật Ngọc V́ Ḥa B́nh Thế Giới”; và trong hai năm qua, đă tổ chức một chuyến viễn tŕnh trên nhiều quốc gia và châu lục để người người được chiêm quan, lễ bái.

Kính thưa liệt quư vị,

Hoàn thành vào tháng 12 năm 2008, Phật Ngọc đă nhanh chóng trở thành biểu tượng thiêng liêng của Phật tử nhiều quốc gia, đồng thời được ghi nhận như là một kỳ quan nghệ thuật của Phật giáo hiện đại. Như thế, có thể nói rằng, Phật Ngọc mà người Phật tử hay không phải Phật tử khắp nơi trên thế giới, dù không đồng ngôn ngữ và văn hóa, đă cùng hân hoan cung đón và chiêm ngưỡng, không chỉ là biểu tượng của Phật bảo (tức là Chân), không chỉ là biểu tượng của Ḥa B́nh (tức là Thiện), mà c̣n là biểu tượng của Nghệ thuật (tức là Mỹ).

Hôm nay nơi lễ đài này, sau nhiều tháng ngày chờ đợi, cuối cùng chúng ta cũng đă được thân hành chiêm bái Phật Ngọc, cũng như chính thức cử hành Đại lễ Cung Nghinh bảo tượng. Trong mười ngày Phật Ngọc ngự tọa tại đạo tràng Chùa Cổ Lâm, chúng tôi thực hiện một chương tŕnh tu tập, thiền định, tụng kinh bái sám, lập đàn tràng giải oan bạt độ, cầu siêu hương linh, để cầu nguyện cho dân tộc và nhân loại sớm chấm dứt chiến tranh, khắc phục mọi thiên tai và nhân họa, chung hưởng một đời sống an lạc, hạnh phúc chân thật. Với chương tŕnh tu tập và cầu nguyện như thế, chúng tôi muốn nhấn mạnh ư nghĩa đích thực của việc chiêm bái “Phật Ngọc V́ Ḥa B́nh Thế Giới” là mỗi cá nhân chúng ta, trước biểu tượng tôn nghiêm của Đức Phật, tinh tấn thực hành lời Phật dạy để  chuyển hóa tâm thức của ḿnh cho thật an b́nh, tĩnh tại, th́ thế giới sẽ ḥa b́nh, an lạc.

Với ḷng chân thành hướng về bảo tượng và niềm tin bất hoại nơi sự trường tồn của Chánh Pháp, chúng tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc lễ Cung Nghinh Phật Ngọc tại Chùa Cổ Lâm hôm nay.

Thành thật tri ân toàn thể liệt quư vị.

Nam mô Tối Thắng Trang Nghiêm Công Đức Phật

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12