PHẬT GIÁO – DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI
DIỄN VĂN KHAI MẠC
ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 3, NHIỆM KỲ I (2008-2012)
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Kính bạch chư tôn Trưởng Lăo, Ḥa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni,
Kính thưa quư quan khách, đại diện các đoàn thể, tổ chức, cơ quan truyền thông báo chí,
Kính thưa quư đồng hương Phật tử,
Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng con xin thành kính tri ân chư tôn Trưởng Lăo, Ḥa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni đă hoan hỷ quang lâm chứng minh và tham dự Đại Hội. Chúng tôi cũng xin tán thán và cảm tạ sự hiện diện quư báu của qúy quan khách, các cơ quan truyền thông báo chí, quư đồng hương Phật tử và qúy Đại Biểu đến tham dự Lễ Khai Mạc cũng như ngày Đại Hội.
Trong Đại Hội Thường Niên lần thứ 3 năm nay, GHPGVNTNHK đă cảm nhận được sự mất mát to lớn khi vắng bóng Cố Trưởng Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Chơn, Đệ Nhất Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành. Hôm nay, Giáo Hội sẽ long trọng cử hành Lễ Bách Nhật cho Ngài. Trong giây phút trang nghiêm và trọng đại của Lễ Khai Mạc Đại Hội, chúng tôi xin chư tôn đức và quư liệt vị dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến công hạnh cao dày mà Cố Trưởng Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Chơn đă cống hiến cho đạo pháp, dân tộc và Giáo Hội. (ngưng đọc 1 phút để tưởng niệm)
Kính bạch chư tôn đức,
Kính thưa liệt quư vị,
Cách nay hai mươi sáu thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện ra đời không ngoài mục đích giải khổ cho muôn loại chúng sinh bằng con đường chứng ngộ đạo quả Bồ Đề. Quả vị Bồ Đề là mục tiêu tối thượng để thành tựu giác ngộ và giải thoát. Chỉ có giác ngộ và giải thoát mới chấm dứt rốt ráo khổ đau triền miên của sinh tử luân hồi và nghiệp lực do chính chúng sinh tạo ra. Đức Phật dạy cách thức hữu hiệu nhất để giải thoát phiền năo đau khổ là chuyển hóa nghiệp lực bằng con đường thực hành tinh tấn Giới, Định và Tuệ. Đó không những là pháp môn giải khổ cho cá nhân mà c̣n là phương thức để kiến tạo ḥa b́nh và an lạc cho gia đ́nh và cộng đồng xă hội.
Chính giáo pháp vi diệu mang lại lợi lạc vô biên mà Đức Phật chỉ dạy đó đă làm cho đạo Phật có sức thu hút mănh liệt đối với nhân loại ở mọi thời đại và làm cho đạo Phật ngày càng phát triển sâu rộng trên thế giới này.
Trong ư nghĩa đó, chúng ta cần nhận chân một sự thật nền tảng là các tổ chức Phật Giáo mà trong đó có GHPGVNTNHK phải đóng đúng vai tṛ là một cơ chế phương tiện để làm tṛn nhiệm vụ truyền bá Chánh Pháp của đức Phật đến mọi tầng lớp dân chúng hầu giúp họ đạt thành lợi ích thiết thực trong việc giải thoát khổ đau và kiến tạo cuộc sống an lạc, ḥa b́nh qua con đường tu tập Giới, Định và Tuệ. Có làm tṛn được sứ mệnh đó một cách cụ thể và lợi lạc th́ Giáo Hội mới thực sự làm chỗ quay về nương tựa để thu hút quần chúng Phật tử và ngày càng phát triển lớn mạnh. Giáo Hội phải lấy thành quả lợi ích thực tế mà ḿnh cống hiến cho nhân quần xă hội làm thước đo cho sự thành công và phát triển, không phải dựa vào h́nh thức to lớn cồng kềnh của cơ cấu tổ chức và danh tướng bề ngoài.
Chính v́ thế, chúng tôi kính mong chư tôn đức tăng, ni và quư đại biểu tham dự Đại Hội vận dụng nguyện lực, trí lực và tâm lực để cùng nhau thảo luận và đề ra các công tác Phật sự cụ thể, thiết thực và khả thi giúp Giáo Hội triển khai toàn diện khả năng của ḿnh trong nhiều lănh vực như hoằng pháp, văn hóa, giáo dục, nghi lễ, tăng sự, cư sĩ, thanh niên, từ thiện xă hội, v.v… để góp phần vào việc xây dựng và phát triển cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Kính bạch chư tôn đức,
Kính thưa liệt quư vị,
Ngày nay, nhân loại, mà đại biểu là tổ chức Liên Hiệp Quốc, đă nhận thức được rằng giáo lư từ bi và trí tuệ của Đức Phật là giải pháp thích ứng nhất để chuyển hóa những bất an, tranh chấp, cuồng tín, vị kỷ và thù hận đă và đang gây ra tai họa không lường cho con người. Chính v́ thế, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đă ra Nghị Quyết ngày 12 tháng 11 năm 1999 công nhận giáo lư từ bi và trí tuệ của đạo Phật, mà tiêu biểu là tinh thần ḥa b́nh, là di sản qúy báu của nhân loại cần được giữ ǵn và tuyên dương, qua việc Tổ Chức Đại Lễ Vesak hằng năm trên thế giới.
Phật Giáo Việt Nam trên hai ngàn năm qua cũng đă thừa tiếp tinh hoa của giáo lư từ bi và trí tuệ mà đức Phật khai mở và chư tổ truyền trao để ứng xử một cách lợi lạc trong công cuộc hoằng dương Chánh Pháp, góp phần dựng nước và giữ nước. Trong suốt hơn hai ngàn năm có mặt trên quê hương Việt Nam, Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ v́ lợi ích riêng tư của ḿnh mà quay lưng lại với dân tộc. Cho nên, trong những trang sử vẻ vang và kiêu hùng của lịch sử Việt Nam, có h́nh ảnh rực sáng của chư vị tăng ni và cư sĩ Phật tử, nào là các thiền sư như Vạn Hạnh, Pháp Thuận, nào là các minh quân như Lư Công Uẩn, Trần Nhân Tông, nào là các danh thần như Nguyễn Trăi, Ngô Thời Nhậm, nào là các chí sĩ anh hùng như Lư Đông A, Vơ Trứ, Trần Cao Vân, v.v… c̣n nhiều và nhiều lắm không làm sao kể hết.
Với sự gắn bó trong sứ mệnh dựng nước và giữ nước giữa Phật Giáo và dân tộc Việt Nam qua suốt chiều dài lịch sử như vậy, ngày nay đứng trước thảm họa xâm chiếm lănh hải và lănh thổ Việt Nam của Trung Quốc, không cho phép người Phật tử Việt Nam chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ mà phải mạnh mẽ lên tiếng phản đối chính sách xâm lăng và thù địch của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc, đồng thời kêu gọi chính quyền Cộng Sản Việt Nam phải có ư thức và hành động thích đáng để bảo vệ giang sơn tổ quốc mà bao đời ông cha chúng ta đă dày công tạo dựng.
Xin thành tâm cầu nguyện cho đất nước và dân tộc Việt Nam sớm thoát khỏi thảm nạn xâm lăng của ngoại bang và có được cuộc sống tự do, dân chủ và thịnh vượng thực sự. Xin chí thành cầu nguyện cho những nạn nhân thiên tai trong năm vừa qua trên khắp thế giới, đặc biệt tại Nhật Bản, được ân triêm công đức. Xin nhất tâm cầu nguyện chư Phật gia hộ cho Đại Hội được thành tựu viên măn.
Trong niềm tin kiên cố vào sự phát triển vững mạnh của Giáo Hội, chúng tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc Đại Hội Thường Niên lần thứ 3, Nhiệm kỳ I của GHPGVNTNHK.
Trân trọng cám ơn và kính chào chư tôn đức cùng liệt quư vị.
Quyền Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK,
Sa môn Thích Tín Nghĩa