XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA Đ̀NH
HT. Thích Thắng Hoan
(đăng nhiều kỳ theo báo Chánh Pháp bản giấy cho đến khi trọn tác phẩm)
(kỳ 7, tiếp theo)
b)- Làm gương tốt cho con cái:
Tâm lư của những đứa con, nhất là con gái thường tự hào hảnh diện và khoe khoang với bạn bè những điều tốt của gia đ́nh, của cha mẹ, và chúng nó cũng đau ḷng cũng tủi hổ với bạn bè khi bạn bè cho biết những điều không tốt của gia đ́nh của cha mẹ chúng nó. Cha mẹ phải luôn luôn thể hiện những đức tánh tốt cho chúng nó lư tưởng. Bậc làm cha mẹ đừng làm cho chúng nó mất niềm tin với những tật xấu của ḿnh qua hành động, lời nói hay tư tưởng. Châm ngôn thường nói: “Không có những đứa con xứng đáng khi cha mẹ không xứng đáng” trong quyển Hạnh Phúc Lứa Đôi, trang 99, của Ven. Dr. K. Shi Dhammananda, Thích Tâm Quang dịch. Cha mẹ ly dị là điều bất hạnh lớn nhất của con cái, làm tổn thương lớn nhất về mặt tâm lư của con cái, trước hết là thiếu chỗ nương tựa cho tâm linh, làm mất lư tưởng thần tượng của con cái về mặt thiêng liêng trong đó có sự bất kính đối với cha mẹ len lỏi vào tâm hồn của chúng nó, v́ chúng nó cảm thấy rằng tương lai đen tối sẽ đến với chúng nó khi bị cha mẹ bỏ rơi. Chồng vợ nếu có sự bất ḥa vấn đề ǵ, nếu như việc nhỏ nhặt th́ hai người âm thầm giải quyết lấy đừng cho con cái biết, đừng để tổn thương đến tâm hồn trong trắng của chúng; c̣n như những việc bất ḥa trở nên lớn chuyện có thể đi đến ly dị nếu như con cái đă lớn th́ nên đem ra thảo luận với chúng, v́ chúng nó cũng có nhiều ư kiến quan hệ tinh thần với cha mẹ trong cộng đồng sống chung gia đ́nh, nếu cha mẹ c̣n nghĩ t́nh nghĩa với con cái. Thật là một điều bất hạnh và khổ đau nhất cho con cái khi bị cha mẹ bỏ rơi để họ sống cho hạnh phúc riêng tư. Nói tóm lại, bậc làm cha mẹ luôn luôn phải biểu tượng tấm gương tốt trong mọi góc độ qua hành động, qua lời nói và qua ư tưởng để cho con cái noi theo.
c)- Theo dơi sự học hành của con cái:
Theo quyển Hạnh Phúc Lứa Đôi của Thích Tâm Quang dịch, trang 101 giải thích: “Nhà là trường học đầu tiên và cha mẹ là thầy giáo đầu tiên. Trẻ con thường học những bài học vỡ ḷng tốt và xấu nơi cha mẹ”. Bổn phận của cha mẹ là phải luôn luôn quan tâm đến đời sống của con cái nhất là vấn đề học vấn, nền tảng căn bản của đời sống hạnh phúc của con cái trong tương lai. Thầy giáo đào luyện kiến thức văn minh cho con cái trong trường học, c̣n cha mẹ giáo dục kinh nghiệm đạo đức làm người cho con cái trong trường đời. Nhưng trường học th́ khác hơn trường đời, trường học chỉ giáo dục con người qua sách vỡ, nhưng trường đời th́ giáo dục con người qua kinh nghiệm sống. Để cho trường học và trường đời không mâu thuẩn với nhau trong phương hướng xây dựng hạnh phúc tương lai cho con cái, cha mẹ phải thường xuyên theo dơi sự học hành của con cái ḿnh. Những điều kiện theo dơi sự học hành của con cái như sau:
1)- Điều Kiện thứ nhất:
*)- Cháu nào học giỏi cha mẹ khen thưởng,
*)- Cháu nào học kém cha mẹ an ủi khuyến khích, thí dụ như khuyến khích nó cố gắng học cuối tháng được điểm cao tặng quà cho nó,..v..v.....
*)- Cháu nào nếu như cuối niên khóa học kém, cha mẹ phải theo dơi cháu có năng khiếu ǵ th́ cho nó học ngành nghề theo năng khiếu của nó, nhờ đó nó mới chăm học để năng khiếu được phát triển. Châm ngôn có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, nghĩa là bất cứ nghề nào, miễn nghề đó được điêu luyện tinh xảo th́ một đời được vinh hiển, đừng bắt ép con ḿnh học theo ư muốn của ḿnh mà những môn học đó không phải đúng năng khiếu và sở thích của chúng nó.
2 )- Điều kiện thứ hai:
Cha mẹ theo dơi những điều học được trong nhà trường có lợi hay có hại về mặt t́nh cảm gia đ́nh, có những môn học có lợi về mặt khoa học kỹ thuật nhưng không lợi về mặt đạo đức t́nh cảm làm người. Thí dụ:
*)- Nhà trường dạy cháu về giá trị giữa công nhân và chủ nhân, nghĩa là chủ nhân phải trả lương tương xứng công suất của công nhân và không được cướp công của công nhân. Khi về nhà, cha mẹ nhờ cháu làm một việc ǵ đó và cháu khi làm xong việc đó liền đ̣i hỏi cha mẹ phải trả công cho cháu, cha mẹ không trả công cho cháu th́ cháu cứ trách móc cha mẹ cướp công của cháu. Ba má cháu hỏi: ai dạy con như thế, cháu trả lời nhà trường dạy con như thế. Từ đó cha mẹ và cháu sứt mẻ t́nh cảm với nhau. Cho nên cha mẹ phải theo dơi để giải thích lại mặt trái của vấn đề để cháu so sánh chọn lựa.
*)- Có một số nhà trường dạy triết lư sex cho học sinh và cho rằng hành động t́nh dục không có tội lỗi. Sau khi học xong, đa số học sinh thích thú muốn thí nghiệm cho biết, mà chúng nó không rơ vấn đề t́nh dục sẽ gây đau khổ cho cá nhân cho gia đ́nh, cho cả xă hội và bị người đời khinh khi, c̣n cho t́nh dục là món hàng quá tầm thường không c̣n quư trọng, mất lư tưởng, thường gọi là "T́nh yêu bán chợ trời."
Ngoài ra c̣n nhiều vấn đề khác có hại cho luân lư, cho đạo đức và cho t́nh cảm của con người mà bậc làm cha mẹ phải có bổn phận theo dơi để giải thích lại mặt trái của mọi vấn đề để cho con ḿnh hiểu biết, có nghe được hai tiếng chuông th́ mới biết tiếng chuông nào kêu hơn.
3)- Hướng Dẫn Con Cái Về Đạo Đức Và Hiếu Hạnh:
Đạo đức là nền tảng căn bản của con người và hiếu hạnh là điều kiện hàng đầu trong nếp sống làm người. Những đứa trẻ sanh ra theo luật nhân quả của Phật Giáo là kết quả sơ khởi với dạng vô kư (không phải thiện mà cũng không phải ác) của những nghiệp nhân kiếp trước có quan hệ trực tiếp với cha mẹ, nghĩa là những nghiệp nhân thiện ác chứa đầy trong tâm của nó chờ gặp duyên xuất hiện để thọ nhận quả báo tốt hay xấu trong cuộc đời nó. Có thuyết cho rằng đứa bé sanh ra thuộc về bản tánh thiện và có thuyết cho rằng đứa bé sanh ra thuộc về bản tánh ác. Đứa bé sanh ra nếu là bản tánh thiện th́ không thể trở thành người tội lỗi xấu ác được; c̣n đứa bé sanh ra nếu là bản tánh ác th́ không thể trở thành người hiền lương đạo đức được. Theo Phật Giáo, đứa bé sanh ra thuộc về bản tánh vô kư là bản tánh không phải thiện và bản tánh không phái ác, nghĩa là nó sống gần những điều thiện th́ trở thành người hiền lương đạo đức và nó sống gần những điều ác th́ trở thành người xấu xa tội lỗi. Những đứa bé mới sanh ra thuộc dạng vô kư, nghĩa là những nghiệp thiện ác của kiếp trước hiện đầy dẫy trong tâm thức của chúng nhưng chưa có đủ duyên xuất hiện để tạo lấy quả báo an vui hay khổ đau cho cuộc đời của chúng đúng với châm ngôn: Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng. Cũng v́ lư do đó, bậc làm cha mẹ cần phải hướng dẫn con cái xây dựng đạo đức làm người, tránh xa những điều xấu ác và làm những điều lành, giữ tâm cho thanh tịnh. Những nguyên tắc hướng dẫn con cái về đạo đức và hiếu hạnh như:
a)- Về Đạo đức:
*)- Lúc nó c̣n trẻ thơ, cha mẹ phải tập cho con cái biết xưng hô dạ thưa, biết vâng lời, biết chào hỏi khi khách đến nhà, không được lấy mắt ngó rồi bỏ đi hoặc không được nói năng vô lễ.
*)- Tập cho con cái biết làm việc thiện, biết bố thí, biết giúp đỡ người già yếu, bệnh tật, v.v...
*)- Chỉ dạy cho chúng biết kính trên nhường dưới, biết thương yêu anh em bà con ḍng họ, v.v...
*)- Nếu cha mẹ đạo Phật, dẫn chúng đi chùa lễ Phật, hợp đoàn bạn đạo với lứa tuổi của chúng và c̣n các đức hạnh khác của đạo Phật như ḿnh muốn cúng dường cho Tam Bảo nên đưa tiền bảo chúng nó bỏ vào thùng phưóc sương, ḿnh đốt hương lễ Phật đưa chúng nó mỗi đứa một cây và giúp chúng nó cấm lên lư hương trên bản Phật, ḿnh lạy Phật và bảo chúng nó lạy theo, v.v... đó là những h́nh ảnh, những cử chỉ, những hành động uốn nắn chúng nó trở thành thói quen, có thể giúp đạo đức được ăn sâu vào tâm năo nơi chúng nó.
b)- Về hiếu hạnh:
Cha mẹ phải hướng dẫn con cái của ḿnh tổ chức ngày lễ Hiếu Hạnh nho nhỏ tại gia đ́nh cũng như ngày lễ Mother day và Father day của nước Mỹ, nhưng tổ chức nội dung phải có chất lượng mà không phải chỉ chú trọng h́nh thức thiếu giá trị tinh thần, nghĩa là không phải mua một gói quà nho nhỏ và một cái thiệp chúc cha chúc mẹ là đủ. Nếu gia đ́nh đạo Phật, cha mẹ chọn ngày Hội Vu Lan rằm tháng bảy hướng dẫn con cái tổ chức ngày lễ Hiếu Hạnh tại gia đ́nh. Phương thức tổ chức như sau:
· Tối Chủ Nhật, cha mẹ tập trung các con cái lại tại pḥng khách trong nhà.
· Trong các cháu, cử một cháu lớn tuổi hơn đứng ra đọc bài văn ngắn chúc tụng công lao cha mẹ bằng tiếng Anh do cha mẹ viết cho cháu, v́ tiếng Việt các cháu không hiểu hết nghĩa..
· Một cháu đại diện gắn bông hồng cho cha mẹ và cha mẹ gắn bông hồng lại cho các cháu.
· Sau đó cha mẹ tặng cho mỗi cháu một món ḥa Hiếu Hạnh nho nhỏ cho các cháu.
· Tiếp theo các cháu hợp ca bài hát Bông Hồng, cha mẹ phải dạy trước cho các cháu hát và giải nghĩa bài hát cho các cháu hiểu.
· Đồng thời cùng nhau uống trà và ăn bánh ngọt.
· Sau đó bế mạc, thế là xong buổi lễ Hiếu Hạnh tại nhà.
Các cháu khi lớn lên, ấn tượng Hiếu Hạnh ăn sâu trong tâm hồn của các cháu không bao giờ quên. Đó là một trong những phương pháp giáo dục hạnh hiếu đối với cha mẹ cho tuổi trẻ hữu hiệu không ít. Nhờ đó, các cháu sau này khi lập gia đ́nh biết cách tổ chức lễ Hiếu Hạnh cho con của chúng nó học hỏi theo.
4)- Đừng Chen Lấn Vào Đời Sống Gia Đ́nh Của Con Cái:
Một số không ít, cha mẹ thường hay chen lấn vào đời sống của con cái có gia đ́nh, kiểm soát lối sinh hoạt riêng tư của chúng, bắt chúng phải sống theo lối sống của ḿnh, vô t́nh làm tổn thương đến đời sống hạnh phúc của lứa đôi. Cha mẹ có những hành động như đă kể trên vô t́nh đào sâu hố thẩm ngăn cách t́nh cảm giữa cha mẹ và con cái, nhất là tạo nên thành kiến sâu dầy giữa cha mẹ và dâu rể. Thực tế khi cha mẹ già yếu, con cái không quan tâm đến sự sống chết của cha mẹ mà lúc đó cha mẹ rất cần đến con cái làm chỗ nương tựa lúc tuổi xế chiều. Cha mẹ phải để cho con cái có tinh thần tự lập, có trách nhiệm gánh vác sự nghiệp gia đ́nh riêng tư của chúng nó.
Trước khi lập gia đ́nh, cha mẹ phải huấn luyện con cái cách sống của một gia đ́nh hạnh phúc giữa chồng vợ con cái, biết cách xây dựng sự nghiệp, biết chia xẻ t́nh cảm, biết nuôi dưỡng con cái, biết giao dịch xă hội, v. v...
Khi con cái đă lập gia đ́nh, cha mẹ không nên chen lấn vào đời sống hạnh phúc riêng tư của chúng. Sự thành bại của gia đ́nh chúng nó để cho chúng nó tự chịu trách nhiệm giải quyết và cha mẹ chỉ đóng vai cố vấn là khi nào chúng nó đến nhờ chỉ dạy, nhưng cha mẹ chỉ trao đổi lợi hại với chúng nó bằng cách ái ngữ để chúng nó không bị mặc cảm khi tiếp nhận, không thành kiến khi bị trách móc.
Phận làm cha mẹ nên luôn luôn nhớ câu: "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn", nghĩa là những điều ḿnh không thích th́ đừng làm cho người khác; ḿnh không muốn cha mẹ chen lấn kiểm soát vào đời sống hạnh phúc riêng tư của ḿnh th́ ḿnh cũng đừng chen lấn kiểm soát vào đời sống hạnh phúc riêng tư của con cái.
(c̣n tiếp)