Đối với những bậc đệ-tử đă giác-ngộ, Luân-Hồi là một thực-thể hiển nhiên không cần bàn căi. Nhưng các bậc ấy chỉ có xuất hiện nhiều trong thời-đại đức Phật hay hơn nữa là trong những thế-kỷ kế cận mà thôi. Ngày nay, rất ít người chứng được quả A-la-Hán, và cũng v́ thế ít người có thể tự ḿnh chứng-nghiệm được những giáo-lư Phật dạy. Cũng do đó mà giáo-lư Nghiệp-Báo Luân-Hồi ngày nay đă trở thành những chủ đề tín ngưỡng. Vấn đề Luân-Hồi đă trở thành một vấn đề tín ngưỡng cá nhân.
Theo lời Phật dạy, chúng ta tin tưởng rằng do những nghiệp nhân quá khứ mà ta có kiếp sống hiện tại. Bản thân của ta sinh hoạt trong hoàn cảnh hiện tại là kết quả của những ư tưởng, ngôn ngữ và hành động của ta từ những kiếp trước. Do vô minh thường xuyên, chúng ta tạo nghiệp và sinh hoạt trong cuộc sống vô thường, khổ-không và vô ngă. Lại cũng do vô minh mà ta lầm tưởng có một Bản Ngă riêng biệt, thường c̣n, bất biến. Sự vọng tưởng về Bản Ngă ấy đă làm phát sinh và trưởng thành nhiều dục vọng, và chính dục vọng thúc đẩy ta tạo thêm vọng nghiệp để rồi phải bị sinh tử luân hồi măi măi trong cuộc đời khổ đau.
Bao giờ ta diệt được tận gốc những vọng nghiệp, ta sẽ được giải thoát ra ngoài ṿng sinh tử lưu chuyển. Lúc bấy giờ cuộc đời vô thường khổ đau không c̣n tồn tại nữa, và ta sẽ an nhiên thường trú trong Niết Bàn tịnh lạc, kết quả tích cực của bao nhiêu thiện nghiệp vô lậu mà ta đă vun xới bón trồng. Lúc bấy giờ những vô minh vọng tưởng không c̣n nữa, v́ ta đă đạt đến Trí-Tuệ vô-thượng, hoàn toàn giải thoát khỏi bóng tối mê lầm.
Giáo lư Nghiệp Báo và giáo lư Luân-Hồi là hai sự thực bất-tương-ly. Tin tưởng thuyết Nghiệp Báo tức là tin tưởng thuyết Luân-Hồi. Người Phật-tử không cần đến những "chứng minh khoa-học" mới tin tưởng được lư Nghiệp-Báo và Luân-Hồi. Bởi v́ chính giáo lư ấy đă được thành-lập trên định luật bất-di bất-dịch của vũ-trụ mà đức-Phật đă trực-nhận nhờ Trí-Tuệ Giác-Ngộ của Ngài. Đức Thích-Ca đă tŕnh bày những khám-phá của Ngài trong những giáo-lư căn bản như Tứ-Diệu-Đế và Thập-Nhị Duyên-Khởi. Ngài đă tự ḿnh chứng-nghiệm Chân-Lư tuyệt-đối và theo lời Ngài dạy, tất cả mọi người đều có thể đạt đến quả-vị giác-ngộ để tự ḿnh giải-thoát ra ngoài ṿng luân-hồi nghiệp-báo.
Con đường đi đến giác-ngộ là con đường Bát Chánh Đạo. Đức Phật và các bậc giác ngộ khác đă nhờ trực-giác nội-tâm mà chứng quả giải-thoát. Con đường trực-giác nội-tâm là con đường của các nhà đạo-học đông-phương, trong khi con đường của tây phương là con đường trung-gian của nhận-xét khoa-học và kinh-nghiệm. Phương-pháp của người Tây-phương căn cứ trên sự đo-lường chính xác và trên những khảo sát toán-học, nhờ sự giúp đỡ của máy móc và của những dụng cụ khoa-học. Cái phương-pháp khoa-học để đi đến chân-lư ấy là môït phương-pháp lâu-lắc; tuy nhiên, khoa học đă đưa lại nhiều tiến-bộ, nhất là trong các địa-vực y-học, hóa-học và lư-học. Nhưng điều đáng kể hơn cả là khoa-học đă giúp ta nhận biết được vạn vật một cách rơ ràng hơn.
Khoa học đă phát-minh nhiều phương-tiện để giúp đỡ giác quan của chúng ta mở rộng được phạm-vi nhận-biết. Tuy nhiên, tất cả những phát-minh thần-diệu ấy chỉ có thể khoáng-đại thêm cái phạm-vi nhận biết của giác-quan mà thôi, chứ không thể giúp ta nhận biết được sự thật tuyệt-đối của vạn-hữu. Chúng ta chỉ có thể nhận biết sự thật trong một giới-hạn rất hẹp ḥi. Chúng ta chỉ có thể nh́n vũ-trụ qua những cửa sổ tư hon, mặc dù khoa-học đă giúp cho thị-giác và thính-giác của chúng ta một khả năng nhận biết rất lớn lao. Con người của thời đại mới đă phải kết luận rằng trong vũ-trụ c̣n có vô-số những sự-vật mà chúng ta không thể nhận biết bằng giác-quan được, dù ta có nhờ đến những phát minh kỳ diệu của khoa-học giúp sức đi nữa.
Các nhà khoa-học cũng đă bắt đầu tự hỏi có phương pháp nào giúp giác-quan nhận được sự thật một cách hữu-hiệu hơn phương pháp khoa-học không, và một số đă quay về tâm-linh-học.
Có những nhân-vật siêu phàm đă sáng suốt nhận biết được nhiều sự-vật thực-tại mà giác-quan tầm-thường không thể nhận-biết. Sự kiện rơ ràng này đă chứng minh rằng con người có thể nhận-biết thực-tại bằng những phương-pháp khác hẳn với phương-pháp nhận biết thông thường của giác-quan.
Hơn nữa từ khi Freud khám phá ra hiện tượng "vô thức" (l’inconsient) – khám phá nhờ phương pháp thôi-miên và những phương pháp phân-tâm-học trị bệnh – người ta thấy có nhiều người, nhờ lực-lượng thôi-miên, có thể nhớ lại được những chuyện hồi c̣n ba bốn tuổi mà khi tỉnh táo họ hoàn-toàn quên lăng. Ngày nay, y-học đă áp-dụng phương pháp phân-tâm thôi-miên bằng cách chích vào mạch máu bệnh-nhân chất Sodium Amytal hay chất Penthotal trong lúc ngủ để t́m hiểu chứng-trạng của các bệnh thác-loạn tâm-trí và cũng để trị-liệu một vài chứng bệnh như bệnh suy nhược tinh thần (psychonévrose) chẳng hạn.
Lại nữa trong những cuộc thí-nghiệm gọi là "hoàn-đồng" (régression de l’âge), các nhà tâm-lư-học đă chứng minh rằng trong trạng-thái thôi-miên, người ta có thể hoàn toàn sống lại như thời thơ ấu. Các nhà tâm-lư-học kia có thể bắt những người chịu thôi-miên viết đúng theo tuồng chữ mà những người này đă viết hồi mười tuổi hay bảy tuổi. Nếu cứ "đẩy lui" riết cho đến khi họ trở về ba bốn tuổi, họ sẽ không viết được nữa và chỉ kẻ được lên giấy những gịng lăng nhăng mà thôi.
Tâm-lư-học hiện-đại đă chứng minh một cách khoa học rằng ngoài tác-dụng ư-thức, con người c̣n có tác-dụng vô-ư-thức, duy tŕ những kinh-nghiệm và nhạân-thức từ hồi con người mới sinh.
Nhờ ánh sáng của khoa-tâm-lư-học mới, giáo-lư Luân-Hồi bỗng nhiên trở thành dễ hiểu, dễ nhận đối với những người có chút ít kiến-thức về khoa-học. Bởi v́ người ta đă thấy rơ ràng rằng không những cơi vô-thức duy tŕ ảnh tượng và kinh nghiệm của đời này mà c̣n bảo tồn những kinh nghiệm và ảnh tượng của những đời quá khứ nữa. Điều ấy chứng minh rằng khả-năng vô-thức kia đă chứa đựng nghiệp nhân quá-khứ của nhiều giai đoạn sinh-mệnh quá-khứ.
Giáo-lư đạo Phật dạy rằng khi con người chết, nghiệp-nhân đă gây trong kiếp sống vẫn c̣n lại; và chính đó là nguyên-nhân cho một giai-đoạn sinh-mệnh khác. Cũng có nghĩa là nghiệp-nhân ấy tái-sinh trong vô-thức cuả một chúng-sinh mới, và biến thành một động-lực thúc-đẩy sự trưởng thành và phát-triển của chúng-sinh ấy. Nghiệp-lực được xem như là đồng-nhất với tâm-thức, và tâm-thức ấy được gọi là "Kết-sanh tương-tục thức" (Pàtisanddhis Vinnana).
Khi đứa trẻ mới sinh, vô-thức đă nằm sẵn trong đáy sâu của tâm-thức; trong lúc ấy ngoài biểu-diện ư-thức bắt đầu khai mở và phát-triển.
Vô-thức chứa đựng nghiệäp-nhân quá-khứ, ảnh hưởng và điều-động ư-thức sinh-hoạt theo lề-lối quá khứ. Trong kiếp sống hiện-tại, chúng ta hành động dưới ảnh-hưởng của những tiềm-lực mà tâm-lư-học ngày nay gọi là những "ước-muốn vô thức" (souhaits inconscients) đă sẵn có khi mới sinh và từ những kiếp trước. Tuy vậy, con người c̣n ư-chí tự-do của ḿnh, có thể cản ngăn không cho hành-động tư tưởng và ngôn ngữ của ḿnh đi theo đường lối vọng-nghiệp cũ, rồi lấy đó làm phương-tiện diệt-trừ những nghiệp-nhân mê-vọng ngày xưa.
Để được tự chủ và thoát ra ngoài những chi-phối của những lề-thói quá-khứ, người Phật-tử phải thực-hành phép thiền-quán. Sự tập-trung tư-tưởng giúp cho người có ư-thức tràn đầy về những kinh-nghiệm quá khứ. Con người sẽ hiểu rằng bao nhiêu khổ đau hiện tại chính là nghiệp-nhân của chính ḿnh đă tự tạo, và cũng thấy rằng ḿnh có những phiền năo Tham, Sân, Si đă ràng buộc ḿnh vào cái ṿng sinh tử thụ-động và khổ đau. Nhờ nhận-thức ấy, con người sẽ có năng-lực giải-thoát luân-hồi.
Khoa-học hiện-đại, khi khám phá ra nguyên-tử-lực, đă chứng minh rằng luật vô-thường (Anicca) của đạo Phật là một thực-tại. Tâm-lư-học ngày nay cũng đă t́m ra hiện-tượng vô-thức trong bề sâu của tâm-lư con người. Một ngày mai, nhờ phương- pháp "hoàn-đồng" hay những phương-pháp phân-tâm-học mới-mẻ hơn, khoa học sẽ có thể chứng minh được sự thực-tại của Luân-Hồi. Những bằng chứng ấy sẽ đánh tan được trở ngại cuối cùng, để cho mọi người có thể nhận rơ giáo-lư đạo Phật, và cũng để cho nhân loại ngày nay có thể t́m được sự an-tĩnh của tâm-hồn.
Là Phật-tử, chúng ta không cần đến những bằng chứng khoa-học để tin-tưởng. Luân-Hồi đối với chúng ta là một sự-thực, bởi v́ ta đă thấy nhiều người có thể nhớ lại những kiếp gần đây của họ. Đức Phật đă dạy cho chúng ta con đường Bát-Chính để đi đến sự thoát-ly Khổ-Năo và Luân-Hồi. Con đường đă vạch, chúng ta có thể tiến bước với một niềm tin vững mạnh.