TỔNG LUẬN VỀ YẾT-MA
(trích YẾT-MA YẾU CHỈ)
Ḥa thượng THÍCH TRÍ THỦ Giảng thuật
TK THÍCH ĐỖNG MINH & THÍCH NGUYÊN CHỨNG biên tập
TIẾT MỘT
YẾT MA TRONG SINH HOẠT CỦA CỘNG ĐỒNG TĂNG LỮ
I- KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG TĂNG LỮ
Tăng hay nói đủ là tăng già, là phiên âm từ SAMGHA của tiếng Phạn (1). Nó có nghĩa là một chúng hội, một cộng đồng mà các thành viên của nó được ràng buộc lẫn nhau trong một mục đích duy nhất. Trong đời sống tập quần xă hội, bất cứ một cộng đồng nào mà các thành viên của nó cùng sống và cùng sinh hoạt dưới sự chi phối của một số nguyến tắc của nội qui và kỷ luật tập thể, cùng có những quan hệ b́nh đẳng hợp lư về các nghĩa vụ và quyền lợi, cùng hướng đến một mục đích chung, đều có thể được gọi là Tăng cả. Tuy nhiên khi từ này được áp dụng cho cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật th́ tiếng Tăng già có nội dung vượt ngoài các ư nghĩa quán lệ như thế. Nó không đơn giản là một cộng đồng ḥa hiệp, mặc dù tinh thần ḥa hiệp là sinh mạng của bất cứ cộng đồng nào trong xă hội loài người. Nó cũng không đơn giản là một cộng đồng gồm những người có cùng chung một mục đích, một lư tưởng, mặc dù đó là động lực cơ bản cho bất cứ sự đoàn kết và ḥa hiệp Tăng già, cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật, trong ư nghĩa mà đức Phật thiết lập, phải là mảnh đất tốt cho sự tăng trưởng của thiện pháp, là nền tảng cho tất cả mọi tiến bộ tâm linh, tức là những phát triển của nhận thức chân chính về sự thật của đới sống, v́ chỉ có nhận thức ấy trí tuệ vô lậu mới có thể giải thoát những đau khổ của con người. Chính v́ thế mà Tăng già được đặt vào trong hàng Tam bảo, làm nơi nương tựa an ổn cho thế gian. Do vậy, sự tồn tại của Tăng già có nghĩa là sự tồn tại của Phật Pháp, tất nhiên phải tồn tại trong ư nghĩa chân chính mà đức Phật thiết lập.
Như thế, tinh thần ḥa hiệp của Tăng già không phải là sự ngẫu hợp của những người cùng sống cho một mục đích và lại càng không phải là sự ngẩu hợp của những người có những quyền lợi chung, cần phải đoàn kết thành một khối để đấu tranh cho các quyền lợi được đ̣i hỏi ấy. Cho nên, dù tất cả mọi công dân trong một nước cùng đoàn kết thành một khối thuần nhất, cùng chia sẻ b́nh đẳng hợp lư các nghĩa vụ và quyền lợi, cùng hướng đến một mục đích lư tưởng chung, nhưng không phải v́ thế mà đủ để gọi là Tăng già.
Đương nhiên tiếng SAMGHA hay Tăng già, không phải là từ ngữ do đức phật đặt ra để gọi riêng cộng đồng các đệ tử xuất gia của Ngài. Nó là tiếng có sẵn trong ngôn ngữ đương thời. Các nhóm cộng đồng xuất gia khác cũng tự gọi họ là một SAMGHA. Thế th́ sự khác biệt không phải do ở nội dung quán lệ của danh từ, mà do chính sinh hoạt thực tiễn mang đến. Nếu các đệ tử xuất gia của Phật mặc dù sống đoàn kết và ḥa hiệp, nhưng tinh thần ḥa hiệp ấy không phản ảnh sinh động những giáo pháp cơ bản của Phật, th́ cộng đồng xuất gia như thế cũng chưa thể gọi là Tăng được. Nó có thể nghĩa là ǵ? Nói một cách nghiêm xác theo tinh thần của Luật tạng, nếu sinh hoạt của các tỳ kheo không đúng theo các lư tắc cơ bản của pháp yết ma th́ dù có ḥa hiệp, vẫn được gọi là ḥa hiệp trong phi pháp, và như vậy không đủ khả năng làm nền tảng cho sự phát sinh của các pháp vô lậu. Nghĩa là bản thể của Tăng già không thành tựu.
II- THÀNH PHẦN CỦA TĂNG
Trên đây là nói về Tăng già trong ư nghĩa tuyệt đối của nó tức thắng nghĩa tăng. Tăng già mà nói theo ư nghĩa tuyệt đối như vậy th́ thành phần của Tăng tất nhiên phải gồm các tỳ kheo đă chứng đắc đạo quả Niết bàn (2). Nhưng trong ư nghĩa ước lệ th́ từ bốn vị tỳ kheo trở lên cùng sống trong một trú xứ, cùng thanh tịnh và ḥa hiệp th́ chỉ chừng mức ấy cũng đủ để gọi là Tăng. Dù trong hiện tại các vị ấy chưa chứng đắc đạo quả Niết bàn ǵ cả nhưng đời sống của các vị ấy có một hướng đi duy nhất là phải đạt thành mục đích ấy. Như vậy, căn cứ trên nhân mà được gọi là Tăng. Chính trong ư nghĩa ước lệ này mà các pháp yết ma có hiệu lực để tạo thành bản thể sinh động của Tăng.
Thành phần nguyên thủy và căn bản của tăng là các tỳ kheo đă thọ giới cụ túc. Thế nào là một tỳ kheo đắc giới cụ túc? Đó là người mà bản thể tỳ kheo đă thành tựu. Bản thể của tỳ kheo được thành tựu hoặc do sự chứng đắc quả vị cứu cánh của Niết bàn, tức các Thánh giả vô học. hoặc do sự thọ giới hợp pháp. Các trường hợp đắc giới này sẽ được nói rơ trong chương thọ giới (chương III sau).
Về sau, có vấn đề nữ giới được phép gia nhập đoàn với nền tảng là 8 kỉnh pháp, th́ ngoài số tỳ kheo tăng, c̣n có tỳ kheo ni tăng nữa.
Như vậy, thành phần của Tăng gồm các tỳ kheo và tỳ kheo ni đă đắc giới cụ túc. Tuy nhiên, trong quá tŕnh hành đạo, học tập các bổn phận căn bản một tỳ kheo hay tỳ kheo ni, chúng đệ tử xuất gia của Phật c̣n có những thành phần dự bị sa di, sa di ni và thức xoa ma na. Những vị này do chưa hội đủ điều kiện để đắc giới cụ túc, cần phải trải qua một thời gian học tập. Mặc dù cũng là thành phần xuất gia, nhưng không được dự vào hàng tăng chúng, do đó các vị này không có liên hệ hay ràng buộc ǵ với các pháp yết ma cả.
III.- PHÂN LOẠI TĂNG
Tổng quát, có ba phân loại chính yếu về Tăng: 1. Phân loại theo túc số; 2. Phân loại theo tính phái, và 3. Phân loại theo trú xứ.
1. Phân loại theo túc số
Mặc dù mỗi tỳ kheo hay tỳ ni là một thành phần của Tăng, nhưng trong các sinh hoạt thuộc phạm vi tập thể, tùy theo tăng sự, phải hội đủ túc số tối thiểu th́ bản thể của Tăng mới thành tựu. Trong phân loại này, có bốn trường hợp để túc số Tăng. (3)
Tăng gồm bốn người: Đây là túc số tối thiểu, dưới con số này không thể gọi là Tăng. Với túc số này, tăng có thể tác pháp yết ma cho những sinh hoạt thông thường như thuyết giới v.v… Nghĩa là trừ tự tứ, thọ cụ túc, xuất tội tăng tàn c̣n lại các yết ma khác đều có thể được tác pháp với túc số 4 người này.
Tăng gồm năm người: Đây là túc số Tăng tác pháp yết ma truyền giới cụ túc tại những địa phương mà số tỳ kheo ở đó quá ít. Ngoài ra, như việc yết ma tự tứ cũng cần hội túc số này. Nghĩa là trừ việc truyền thọ cụ túc tại các đô thị, và xuất tội tăng tàn, c̣n lại các yết ma khác đều có thể được tác pháp với túc số năm người này.
Tăng gồm mười người: Trừ xuất tội tăng tàn, c̣n lại các yết ma khác có thể làm với túc số 10 người này.
Tăng gồm hai mươi người: Túc số cần thiết để xuất tội tăng tàn, và tất cả cho pháp yết ma khác.
Từ túc số hai mươi người này, có thể thực hiện bất cứ tăng sự nào.
2. Phân loại theo tính phái
Do sự khác biệt tính phái, trên đại thể, Tăng già được chia làm hai bộ: tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni tăng. Tuy vậy, để phân biệt rơ ràng hơn, tại Trung quốc người ta thường gọi cộng đồng các tỳ kheo ni là á tăng, cách gọi này thiệt ra không chính xác. Cả hai bộ tỳ kheo và tỳ kheo ni đều được gọi chung là Tăng cả. Cho nên, trong các văn tác pháp yết ma, danh từ á tăng không bao giờ được áp dụng.
3. Phân loại theo trú xứ
Phân loại chung về trú xứ th́ có hai hạng tăng: chiêu đề tăng và thường trú tăng. Trong lịch sử phát triển của tăng đoàn, ở giai đoạn nguyên thủy, các tỳ kheo không thường trú tại bất cứ trú xứ nào. Tăng đoàn đầu tiên xuất hiện trong lịch sử gồm năm vị A la hán, tức nhóm A nhă kiều trần như. Tiếp theo đó, Ngài lại hóa độ nhóm Da xá và thân hữu cộng tất cả 55 người. Sau khi họ chứng đắc địa vị Thánh giả vô học, đức Phật khiến họ lên đường đi hoằng hóa, và Ngài nói: Mỗi người đi mỗi hướng, không nên đi chung (4). Và đấy là h́nh thức cộng đồng chiêu đề tăng đầu tiên. Về sau các tinh xá được dựng lên do sự phát tâm của các đệ tử tại gia, các tỳ kheo thường ở lâu tại một trú xứ, và từ đó, sự phân biệt giữa chiêu đề tăng và thường trú tăng được thành h́nh. Do sự phát triển của cộng đồng thường trú tăng này mà tăng đoàn về sau càng được chia nhỏ theo từng địa phương, và cũng chính do sự thành h́nh các tăng đoàn địa phương này mà các bộ phái khác nhau xuất hiện và các luật tạng khác nhau giữa các bộ phái cũng được thành lập dần dần.
IV. CÁC NGUYÊN TẮC CHI PHỐI ĐỜI SỐNG CỦA TĂNG
Vào khoảng thời gian cuối cùng trong cuộc đời hoằng hóa của đức Phật, xu hướng định cư của tỳ kheo càng lúc càng phát triển mạnh, và sự sống chung trong một trú xứ như vậy sẽ phát sinh nhiều sự kiện phức tạp, cho nên đức Phật đă thiết lập một số nguyên tắc chi phối đời sống của cộng đồng tăng lữ.
Trên con đường từ Ma kiệt đà để đi về Câu thi na, nơi Ngài sẽ nhập Đại Niết bàn, nhân vị đại thần của vua A Xà Thế đến tham vấn ư kiến Phật về việc vua nước Ma kiệt đà này muốn chinh phục dân chúng Bạt kỳ, đức Phật đă giảng cho các tỳ kheo bảy nguyên tắc bất thối để duy tŕ sự ḥa hiệp của Tăng. Bảy nguyên tắc ấy như sau: ([5])
1. Các tỳ kheo cần phải thường xuyên tập họp, và tập họp đông đảo, để giảng luận chính pháp, khiến cho có sự ḥa thuận trên dưới của các tỳ kheo.
2. Các tỳ kheo phải tụ họp trong tinh thần ḥa hiệp, giải tán trong tinh thần ḥa hiệp, và chấp hành tăng sự trong tinh thần đoàn kết.
3. Chúng tỳ kheo không ban hành những luật lệ không thích hợp, những luật lệ không đáng được ban hành, và cũng không băi bỏ những luật lệ đă được ban hành từ trước; sống đúng những ǵ đă được quy định bởi cộng đồng tăng lữ.
4. Các tỳ kheo luôn luôn phải kính trọng, phục vụ các tỳ kheo trưởng lăo, những vị có nhiều kinh nghiệm tu tập trong chính pháp luật, sẵn sàng nghe theo những lời khuyên dạy của các bậc trưởng thượng như thế.
5. Các tỳ kheo sống không bị lôi cuốn bởi những tham ái.
6. Trú xứ cộng đồng các tỳ kheo luôn luôn là những trú xứ nhàn tịnh.
7. Các tỳ kheo sống an trú trên chính niệm tạo thành một cộng đồng sinh động, khiến cho các bạn đồng tu từ những phương khác nếu chưa đến th́ muốn đến, và đă đến th́ muốn cùng sống và cùng tu tập trong sự an lạc.
Bảy nguyên tắc được đức Phật nêu lên đó bao gồm những điều khoản đời sống cộng đồng, và một số điều khoản cần thiết cho sự tiến bộ đời sống tinh thần, vốn là nội dung phong phú của sự ḥa hiệp. Các nguyên tắc chi phối cộng đồng là các nguyên tắc dân chủ và b́nh đẳng; chính trên nền tảng này mà hệ thống luật tạng của tất cả các bộ phái được xây dựng. Chúng cũng là những nguyên tắc chỉ đạo cho tất cả mọi thủ tục tác pháp yết ma.
Rồi tiếp tục hành tŕnh đi về Câu thi na, hướng đến sa la song thọ, đức Phật dừng chân tại sinh địa của bộ tộc Ma La. Tại đây, tin tức về việc Ni Kiền Thân Tử tạ thế, và các đệ tử của Ni Kiền Tử đă bắt đầu tranh chấp nhau kịch liệt khiến một số các Trưởng lăo lo ngại sự kiện như thế có thể xảy ra giữa các đệ tử Phật. Do thế, ngài Xá Lợi Phất tập họp các tỳ kheo để nhắc lại tất cả những điểm chính yếu trong giáo pháp của đức Phật để về sau khi đức Thế Tôn không c̣n tại thế gian các tỳ kheo sẽ không khởi lên dị kiến để đi đến chỗ tranh chấp nhau về các vấn đề giáo lư.([6])
Mặt khác, khi ngài A Nan được vị Sa di Chu Na báo tin cho biết việc tranh chấp dữ dội của các đệ tử Ni Kiền Tử, Ngài cảm thấy "lo sợ đến dựng tóc gáy", và cùng Chu na đến tŕnh bày với Phật, thỉnh cầu ngài quy định cụ thể các nguyên tắc đưa đến sự ḥa hiệp giữa các tỳ kheo. Nhân dịp này, đức Phật giảng rộng các nguyên nhân đưa đến sự tranh chấp giữa Tăng, và tiếp theo đó, ngài nêu lên bảy pháp diệt tránh, là các biện pháp để chấm dứt sự tranh chấp giữa Tăng, và với sáu pháp khả ư, cũng gọi là sáu pháp ḥa kỉnh, để cho các tỳ kheo cùng sống chung trong tinh thần ḥa hiệp, nếu các nguyên tắc này được tuân thủ nghiêm chỉnh.([7])
Nói một cách tổng quát theo như những ǵ vừa được khái quát trên, th́ nền tảng cho sự tồn tại của tăng là thanh tịnh và ḥa hiệp. Chủ đích của các pháp yết ma là tạo sự thanh tịnh cho các tỳ kheo. Người nào phạm tội, cần phải sám hối và sám hối như thế nào là như pháp để không có sự cơ hiềm cho các tỳ kheo khác. Nói liên hệ giữa các tỳ kheo, trong sự hỗ tương quan hệ về các bổn phận và quyền lợi cần được xử lư như thế nào để cho không có sự tranh chấp giữa các tỳ kheo ấy là công dụng của pháp yết ma.
Vậy, yết ma là ǵ?
(xin đọc tiếp kỳ sau: Phân tích nội dung của Yết Ma)
Chú thích:
[1] Skt. = Pali: Saṅgha, phiên âm là Tăng-già và phổ thông dịch là chúng, chúng hội, ḥa hiệp chúng.
[2] Thí dụ, khi nói về Tông chủ của một học phái thời Phât, văn Pali nói: ayaṃ... saṅghī c’eva gaṇī ca gaṇācariyo..., «Vị ấy là chủ của một Tăng đoàn, chủ của một chúng hội, là bậc Thầy của chúng hội.» Cf. D.i. tr. 48.
[3] Tăng theo nghĩa chân chính, định cú Pali thường nói: Supaṭipanno Bhagavato sāvaka-Saṃgho, uju-paṭipanno Bhagavato sāvaka-Saṃgho, ñāya-paṭipanno Bhagavato sāvaka-Saṃgho, sāmīci-paṭipanno Bhagavato sāvaka-Saṃgho yadidam cattāri purisa-yugāni aṭṭha purisa-puggalā, eso Bhagavato sāvaka-saṃgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjali-kāraṇīyo anuttaraṃ puñña-kkhettaṃ lokassāti, (D.33. Saṅgīti, tr. 227). Đối chiếu Hán dịch của Huyền Trang, Cf. Tập dị môn 7 (Đại 26, tr.393b): Phật đệ tử cụ túc diệu hành, chất trực hành, như lư hành pháp tùy pháp hành, hoà kính hành tùy pháp hành. Trong Tăng ấy, có Dự lưu hướng, có Dự lưu quả, có Nhất lai hướng, có Nhất lai quả, có Bất hoàn hướng, có Bất hoàn quả, có A-la-hán hướng, có A-la-hán quả. Như thế tổng thể có bốn đôi tám lẻ bổ-đặc-già-la. Chúng để tử của Phật có giới cụ túc, định cụ túc, tuệ cụ túc, giải thoát cụ túc, giải thoát tri kiến cụ túc; là những vị xứng đáng được thỉnh mời (ưng thỉnh), xứng đáng được cúi chào (ưng khuất) , xứng đáng được cung kính (ưng cung kính), là phước điền vô thượng.»
[4] Thập tụng luật 1 (Đại 23, tr.2a): có bốn hạng tỳ-kheo: 1. Danh tự tỳ-kheo, 2. Tự xưng tỳ-kheo, 3. Hành khất tỳ-kheo, 4. Phá phiền năo tỳ-kheo. Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da (Đại 23, tr.629c-630a) có năm hạng tỳ-kheo: 1. Danh tự tỳ-kheo, 2. Tự ngôn tỳ-kheo, 3. Hành khất tỳ-kheo, 4. Phá phiền năo tỳ-kheo, 5. Bạch tứ yết-ma cụ túc tỳ-kheo. Tứ phần luật 1 (Đại 22, tr 571a) có 8 hạng tỳ-kheo: 1. Danh tự tỳ-kheo, 2. Tương tợ tỳ-kheo, 3. Tự xưng tỳ-kheo, 4. Thiện lai tỳ-kheo, 5. Hành khất tỳ-kheo, 6. Trước cát triệt y tỳ-kheo, 7. Phá kết sử tỳ-kheo. 8. Thọ Đại giới bạch tứ yết-ma như pháp thành tựu đắc xứ sở tỳ-kheo.
[5] Xem chương 4.
[6] Xem Tứ phần luật 44, «Chiêm ba kiền độ» (Đại 22, tr. 886a).
[7] Chiêu-đề, hay chiêu-đề-xá, Skt. catur-diśa (Pl. catu-disa); Hán: tứ phương. Chiêu-đề-tăng, chỉ cộng đồng tỳ-kheo không định cư lâu dài tại bất cứ trú xứ nào.