V̀ SAO CHÚNG TA THEO ĐẠO PHẬT

HT. Thích Trí Quang

 

Giảng đầu đề này chúng tôi không cốt vạch t́m những nguyên nhân nào đă đưa chúng ta đến với đạo Phật, mà chỉ xét chúng ta theo đạo Phật v́ lư do ǵ. Xét v́ lư do ǵ chúng ta theo đạo Phật tức là t́m hiểu mục đích của chúng ta khi chúng ta muốn theo hay đă theo đạo Phật ấy. Chúng tôi nghĩ rằng việc đó cần thiết hơn là t́m hiểu những nguyên nhân đưa ta đến với đạo Phật như sự ảnh hưởng của gia đ́nh, sự tập thượng của dân tộc; cần thiết hơn bởi v́ nếu mục đích mà không được nhận thức rơ ràng th́ chúng ta theo đạo Phật là cái đạo chánh giác, mà lắm khi mục đích chúng ta lại phản ngược đạo chánh giác ấy, như chỉ v́ cầu an, chỉ v́ tài lộc. Những tâm lư này đă phản ngược đạo chánh giác th́ tất nhiên khó mà có kết quả như ư, do đó, những kẻ t́m đến đạo phật với tâm lư như vậy lắm khi phải thất vọng mà thoái chuyển. Nên t́m hiểu mục đích phải có khi chúng ta muốn theo hay đă theo đạo Phật là việc tối cần thiết và cấp bách, hệt như kẻ đi vào rừng núi cao rộng, điều cần thiết là phải biết phương hướng và phải có ánh sáng để soi đường.

Vậy chúng ta theo đạo Phật v́ những lư do nào? Muốn biết những lư do ấy một cách đích xác, chúng ta phải t́m hiểu mấy tính chất căn bản của đạo Phật, luôn theo, tự nhiên những lư do ấy cũng sẽ được thấy rơ rệt. 

 

Trước hết, đạo Phật là đạo chánh giác 

Kinh Pháp cú có dạy: "Si mê là nguồn của tất cả tội ác, trí tuệ là gốc của hết thảy pháp lành". Lời này có thể xem như là đă tóm thâu tất cả giáo lư của đạo Phật quan niệm về tính cách quan trọng của ngu si và cái thứ đối lập với nó là trí tuệ. Cho nên mục đích đạo Phật là nhắm vào sự diệt khổ mà diệt khổ là diệt nguyên nhân khổ năo: Diệt ngu si. Ngu si đứng đầu và bao phủ toàn diện hết thảy nguyên nhân gây ra khổ năo. Mà năng lực diệt ngu si th́ chỉ có trí tuệ mới làm được. Do đó, trí tuệ là điều kiện duy nhất của đạo Phật và bao trùm toàn diện mục đích phải có của các hàng Phật tử. Trong đạo Phật, trí tuệ bao giờ cũng được gọi đến một cách tôn kính và luôn luôn được viết hoa lên. Đức Phật, danh từ ấy có nghĩa muốn gọi Ngài là đấng Giác giả, và điều mà tín đồ Ngài phải có là "chánh tri kiến" đứng vào bậc nhất, điều đó đủ chứng tỏ tính cách quan trọng tuyệt đối của trí tuệ. Mục đích cuối cùng của người tu hành là bồ đề dịch ư là giác ngộ, phương tiện đứng đầu của người tu hành là bát nhă dịch ư là minh trí, ấy đó : Thỉ chung của con đường tu hành là trí tuệ. Cho nên đạo Phật là đạo chánh giác, đem đạo chánh giác, đem trí tuệ phủ chánh lại tất cả đời ḿnh nên đạo chánh giác ấy rẽ ra thành chánh kiến, chánh tư, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh cần, chánh niệm, chánh định. Theo đạo chánh giác ấy, chúng ta phải có trí tuệ và phải v́ trí tuệ. V́ trí tuệ là v́ mục đích muốn được trí tuệ chánh giác như chư Phật, có trí tuệ là để được trí tuệ chánh giác ấy ta phải có trí tuệ bát nhă phát sanh bởi ba phương tiện sau đây: Nghe học chánh pháp (văn), suy nghiệm chánh pháp (tư) và áp dụng chánh pháp (tu). Nói tóm, đạo Phật là đạo chánh giác nên v́ được chánh giác mà theo đạo Phật, đó là lư do thứ nhất, là mục đích đứng đầu của chúng ta.

 

Thứ hai, đạo Phật là đạo diệt khổ 

Bởi vậy, mục đích thứ hai của ta theo đạo Phật là v́ muốn diệt trừ khổ năo. Khổ năo, đó là từ ngữ gọi một cách tóm tắt toàn diện cuộc đời. Đời ta quả thực sanh trong đau khổ, sống trong đau khổ, chết trong đau khổ. Đau khổ nếu chỉ là những thứ đau đớn về thể xác, những bất công về xă hội không thôi, th́ thế gian này ít nhất cũng c̣n có vài kẻ sung sướng, nhưng đau khổ c̣n là sự bất như ư nữa th́ đời chỉ có nghĩa là khổ năo mà loài người dầu có muôn ngàn bộ mặt, có vạn ức h́nh thức sanh sống khác nhau, cũng đều nhất luật b́nh đẳng trong sự khổ năo đó. Nhưng đau khổ có kết quả và nguyên nhân của nó. Kết quả đau khổ như ta đang chịu và c̣n chịu măi đây là do tham sân si, nguyên nhân của đau khổ gây ra. Tham sân si đang c̣n th́ khổ năo vẫn c̣n măi, đeo nặng kiếp người. Mà đạo Phật là đạo đầy đủ phương pháp giúp ta chiến thắng đến diệt sạch tham sân si ấy. Nguyên nhân khổ năo hết, khổ năo mới thật không c̣n. Tức sự khổ năo không c̣n ấy gọi là niết bàn, là giải thoát, mục đích cuối cùng mà ta phải đạt đến. Có đến đó đă mới nên dùng danh từ tự do, phước lạc. Và để thực hiện mục đích diệt khổ này, người học Phật phải bước ngay vào đoạn đầu của sự tu tập là thực hành bốn thứ mà do đó tạo nên con người của ta đây trở thành ḍng giống của các vị thánh giả. Bốn thứ đó là không ham ăn, không ham mặc, không ham ngủ và ham làm lành. Như thế đó gọi là tứ thánh chủng. Xem danh từ đó cũng thấy được sự quan trọng của nó. Người làm con Phật, quả quyết bước đi theo dấu chân của Ngài, công việc trước tiên trong mục đích diệt khổ là phải gắng tạo cho ḿnh bản chất đó. Bản chất đó, nói vắn tắt, là ham thích như một nhu cầu thực sự trong việc xa điều ác làm điều thiện. Sự ham thích như thế đó chính là hạt giống của sự giác ngộ, là thánh chủng mà thiếu nó, không một pháp tu nào ta có hy vọng thực tập được.

Nói vắn tắt, để trả lời câu hỏi v́ sao chúng ta theo đạo Phật, luôn luôn chúng ta phải tự nhắc ḿnh, rằng v́ muốn chánh giác và muốn giải thoát, đúng như tính chất chánh giác và diệt khổ của đạo Phật. 

Hiện trạng đáng buồn trong Phật pháp ngày nay là ngoài những người mê tín, đến với đạo Phật do những tâm lư hay những mục đích không khác lắm những người đến với thần thánh của ngoại đạo, ngoài hạng này ra c̣n có những kẻ lập dị và những kẻ đem sự tu học mà đối lập nhau. Lập dị th́ bao giờ cũng muốn làm việc khác người, đối lập th́ luôn luôn chỉ trích kẻ khác, tâm lư của họ là muốn ḿnh nổi bật lên, muốn ḿnh được coi là quan trọng, là đặc sắc. Nào hay đâu chính tâm lư đó phá hoại Phật pháp c̣n hơn kẻ mê tín và chính tâm lư đó c̣n đồi bại hơn những người cầu cúng nhiều lắm. Bởi vậy, chúng ta trong khi tu học chánh pháp mà muốn được kết quả đúng như chánh pháp là chánh giác và giải thoát, th́ luôn luôn phải tự vấn thâm tâm, tự kiểm điểm tâm lư, làm sao xoay tâm lư cho thật đúng chiều hướng của mục đích Phật pháp là chỉ v́ giải thoát và v́ giác ngộ mà tu học. "V́ bản ngă", đó là tâm lư và hành động mà nhiều kiếp chúng ta đă đọa lạc luân hồi v́ nó. Ngày nay, ngày càng dày nặng, tập khí "V́ bản ngă" đó luôn luôn chen vào tất cả tâm lư và hành vi tu học của chúng ta, trong khi chính sự tu học là phương pháp để giải trừ bản ngă chứ không phải để khuếch trương bản ngă. Bởi vậy chúng ta chớ để sự tu hành lạc mục đích ấy đi mà rồi hóa ra như người xưa đă than "sở vị tu hành nguyên lai kết nghiệp", di hại cho chánh pháp và làm đọa lạc ta thêm. Trí Húc đại sư có nói "Nói một lời, làm một việc, cho dẫu nhỏ nhặt đến đâu mà không có tính chất tự giác giác tha th́ tôi không nói, không làm; đời tôi không có ǵ, chỉ chân thật phát bồ đề tâm là điều khả dĩ đối trước các đấng Từ tôn trong ba đời mà thôi". Lời ấy đáng cho tất cả chúng ta suy nghĩ. Mà quả thật phải như vậy; tâm lư ǵ không phải nhắm vào mục đích giác ngộ và giải thoát, chúng ta phải nỗ lực loại bỏ ra khỏi con người của chúng ta trong khi chúng ta thành thực tu học theo đạo Phật, cái đạo không phải chúng ta theo lấy năm lấy tháng mà theo từ đời này đến kiếp khác, cho đến ngày được đại giác ngộ và đại giải thoát như chư Phật. 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 10/11/09