THUẬN THEO TỪNG T̀NH CẢNH
ẮT TRÁNH MỌI ĐAU THƯƠNG
Tịnh Minh soạn dịch theo Pháp Thoại Pháp Cú
Thuở nọ có một nạn dịch bộc phát tại nhà của một đại phú hào ở thành Vương-xá. Lúc đầu các loại gia cầm gia súc như gà vịt trâu ḅ tự nhiên ph́nh bụng vài hôm rồi lăn đùng ra chết, tiếp đến là những người nô lệ và sau cùng là ông bà chủ nhà. Vừa mới nhuốm bịnh, và biết thế nào cũng chết, họ đứng nh́n đứa con trai duy nhất với hai hàng nước mắt ràn rụa, nói rằng:
- Con ơi! Con là đứa con trai duy nhất của cha mẹ. Cả đời cha mẹ tảo tần gây dựng gia nghiệp cho con. Đừng lưu luyến cha mẹ nữa. Hăy trốn ra khỏi thành càng sớm càng tốt. Hăy ẩn náu ở một nơi thật xa rồi một ngày thuận tiện nào đó con sẽ trở về khai quật kho báu cha mẹ chôn ở nơi này lên mà tiêu dùng.
Trước trận dịch đang lan tràn khủng khiếp, đứa con phải sụt sùi rơi lệ, chắp tay quỳ lạy và ngỏ lời vĩnh biệt song thân. Chàng đi đến một cánh rừng già u tịch và sống ở đó được mười hai năm.
Khi chàng trở về, râu tóc bù xù, mặt mày hốc hác, áo quần người ngợm trông lôi thôi lếch thếch như một kẻ ăn mày. Không ai nhận ra chàng là “cậu ấm” của một danh gia vọng tộc, vang bóng một thời. Chàng lần t́m đến nơi kho tàng được cất giấu và thấy nó vẫn c̣n nguyên. Ḷng mừng mừng tủi tủi, loay hoay không biết phải làm ǵ. Cuối cùng chàng tự nghĩ:
- Không ai biết ta từng sống nơi đây. Nếu ta khai quật vàng bạc ngọc ngà lên và sống theo lối trưởng giả th́ e rằng sẽ bị nghi ngờ, theo dơi; sẽ bị giam cầm, tra tấn hoặc bị thủ tiêu v́ cái kho báu này không chừng. Tốt hơn hết là ta nên đến xóm lao động, làm thuê làm mướn, sinh sống qua ngày, chả ai quấy rầy ḍm ngó; cuộc sống bề ngoài trông có vẻ quạnh hiu, lam lũ nhưng trong ḷng thật tự tại, thênh thang.
Và thế là chàng quyết định giă từ báu vật, an phận giản đơn, chấp nhận làm công cho một nông gia với sớm chiều chăm lo trâu ḅ đồng áng, và chàng được cấp một căn nhà.
Một hôm, nhân chuyến tham quan cảnh sinh hoạt vụ mùa, vua Tần-bà-sa-la, người có tài đoán tướng qua âm thanh, nghe tiếng nói của chàng và quả quyết rằng đó là âm thanh của người đại phú, đại quư. Một cung nữ đứng bên vua nghe được điều đó, nàng mật sai nô tỳ đi t́m cho được người có âm thanh phú quư kia. Hai ba phen nhọc công t́m kiếm nhưng lần nào nàng cũng được báo cáo là chỉ gặp một gă làm công áo quần nhếch nhác, lu bu với trâu ḅ vườn ruộng suốt ngày.
Để xác định sự thật và t́m cho ra manh mối, cung nữ lại tâu vua:
- Tâu hoàng thượng, người có âm thanh phú quư kia, theo thiếp biết, chỉ là một tên nô bộc không hơn không kém.
Quốc vương nói:
- Không đúng! Âm thanh đó đích thị là hiện thân của bậc đại phú, đại quư.
Thế là nàng liền xin phép quốc vương, cùng ái nữ của ḿnh lên đường đi t́m người có âm thanh đặc biệt đó.
Họ cải dạng thành khách bộ hành lỡ bước, vào nhà chàng trai làm công kia xin tá túc một đêm. Sáng hôm sau họ giả vờ lên cơn sốt và thế là họ được ở lại mấy hôm chung sống vui vẻ. Rồi một hôm nọ, nghe tiếng con gái thút thít khóc, người mẹ hỏi:
- Có việc ǵ vậy con?
- Me ơi!... Con biết nói sao bây giờ.
Sáng hôm sau chàng thanh niên thành thật xin lỗi và xin chịu mọi biện pháp gia h́nh. Người mẹ nói:
- Chuyện đă lỡ rồi! Nhưng mà hai đứa có thương nhau không?
Cả hai im lặng, chỉ khẽ liếc mắt nh́n nhau.
- Đă vậy th́ hai đứa từ nay nên vợ nên chồng, phải thương yêu, tin tưởng và đùm bọc lẫn nhau suốt đời.
Cả hai đều quỳ xuống và ôm hôn gối mẹ.
Thấy cuộc sống chật vật, phần thương mẹ thương vợ, chàng thanh niên Kum-ba-gô-xa-ka (Kumbhaghosaka) lén đến chỗ cất giấu kho báu, gỡ lấy một ít vàng bạc đem về đưa cho vợ, và thế là bà mẹ vợ mật chuyển số vàng bạc đó về tâu vua. Quốc vương liền phái vệ binh đến tróc nă Kum-ba-gô-xa-ka. Thất kinh, chàng thanh niên hồn nhiên, chất phác sững sờ thấy ḿnh bị trói tay, áp giải đến hoàng triều. Người mẹ vợ thấy vậy nói:
- Bọn nha môn hỗn manh kia không được làm kinh động con rể ta.
Rồi bà quay sang chàng, nói:
- Con cứ b́nh tĩnh theo họ về triều. Mọi việc đă có mẹ.
Chàng thanh niên nh́n mẹ, nh́n vợ với hai hàng nước mắt ṛng ṛng.
Trước mặt quốc vương, Kum-ba-gô-xa-ka khấu đầu lạy tạ và đợi lời thẩm vấn. Quốc vương hỏi:
- Ngươi là Kum-ba-gô-xa-ka?
- Thưa vâng, muôn tâu bệ hạ!
- Tại sao ngươi chiếm đoạt tài sản của người khác?
- Muôn tâu bệ hạ, thảo dân đâu có tài sản. Con sinh sống bằng nghề cày thuê cuốc mướn. Mong bệ hạ lượng xét.
- Hừ!... Ngươi c̣n dám to gan lường gạt cả trẫm nữa sao?
- Muôn tâu bệ hạ, thảo dân không dám!
Thế là quốc vương đưa vàng bạc ra, hỏi:
- Vàng bạc này của ai?
Thất kinh, Kum-ba-gô-xa-ka chỉ biết đưa mắt nh́n quanh, và thấy hai người phụ nữ quen thuộc ăn mặc lộng lẫy đứng hầu dưới bệ rồng.
Quốc vương quát:
- Nói đi!... Tại sao ngươi dám trộm cắp châu báu của kẻ khác?
- Muôn tâu bệ hạ, Kum-ba-gô-xa-ka cúi đầu thưa, kho báu đó quả thật là của cha mẹ con để lại cho con. Nhưng nay cha mẹ con không c̣n nữa, con tứ cố vô thân, không nơi nương tựa, không người chở che, sợ khai quật kho báu sẽ liên lụy đến tánh mạng, nên con đành phải chọn cuộc sống gánh thuê vác mướn cho yên thân yên phận. Ước ǵ bệ hạ là nơi nương tựa của con!
- Khá khen cho ngươi, quốc vương nói.
Đoạn ngài ra lệnh chở toàn bộ châu báu về hoàng cung, sung vào công quỹ; phong Kum-ba-gô-xa-ka làm quan thủ khố và gả công nương cho chàng.
Sau đó quốc vương đưa chàng đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, và thưa rằng:
- Bạch Thế Tôn, không ai như cháu này: không ham vàng bạc, không chuộng công danh, chỉ vui với nếp sinh hoạt b́nh dị, khiêm tốn, thật là hiếm có trên đời!
Nghe qua, Đức Thế Tôn nói:
- Đại vương, cháu ấy vốn có nếp sống cương trực, chánh niệm, cẩn trọng, tự chế trong cả ngôn ngữ, tư tưởng và hành động; người như vậy sẽ đi từ thành công này đến thành công khác, từ sức mạnh này đến sức mạnh khác.
Ngài đọc kệ:
Ai nỗ lực, chánh niệm,
trong sạch và nghiêm cần,
tự chế, sống chân chánh,
tiếng lành tăng trưởng dần.
(PC. 24)