L̉NG TỪ CỦA CHA MẸ

 

Vĩnh Hảo

 

 

Kinh điển nhà Phật thường nói ḷng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như ḷng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con.

Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật.

Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngă chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền năo, xa ĺa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham… Con đường từ vị trí một đứa con phàm phu tiến đến nơi chốn của người cha trí đức cao dày, là con đường dài xa vời vợi, không thể nghĩ bàn, v́ có thể ngắn trong gang tấc mà cũng có thể đi suốt những kiếp số vô tận của thời gian. Không thể trong ba tạng kinh mà bàn nói hết được, huống chi vài ba ḍng của ngôn ngữ đời thường.

Nhưng hăy trở lại vấn đề ḷng từ bi của Phật đối với chúng sanh, hay ḷng thương của cha mẹ đối với con cái. Đây là một ví dụ sống động, cụ thể, đối với những người đă từng là cha mẹ, và tất nhiên là rất mơ hồ mông lung đối với những người chưa hề có kinh nghiệm sinh dưỡng và nuôi dạy con cái. Những người ấy, là những tăng ni đồng chơn xuất gia, sống đời phạm hạnh. Cũng có thể kể thêm một số trường hợp đặc biệt khác là trường hợp những người thế tục không thể có con, hoặc không muốn có con, hay v́ lư do nào đó, chưa muốn có con. Không có kinh nghiệm thương yêu con cái th́ nếu muốn phát khởi và ban rải ḷng từ bi đến với người khác hay chúng sinh khác một cách b́nh đẳng, vô điều kiện—như là cha mẹ đối với con cái—tất phải thực tập. Phương pháp thực tập ấy của hành giả đạo Phật, căn bản th́ có “từ bi quán” (một trong ngũ đ́nh tâm quán), ở mức rộng sâu hơn th́ phát triển toàn măn bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, xả). Ở cảnh giới ấy, ḷng từ bi đối với tha nhân và chúng sinh là vô hạn, ngay cả t́nh thương của cha mẹ đối với con cái cũng không thể nào sánh được. Nhưng chưa đạt đến th́ ở giai đoạn thực tập, với cương vị và tâm cảnh của người xuất gia đồng chơn phạm hạnh nói trên, khó mà khởi động thứ t́nh cảm đ̣i hỏi sự thực nghiệm bản thân, là t́nh cảm cha mẹ. T́nh cảm ấy tràn đầy một cách tự nhiên, gần gũi, thuần túy gia đ́nh, gắn bó từ máu huyết, không chứng nghiệm bằng cả thể xác lẫn tinh thần th́ không thể cảm thấu trọn vẹn. Thế nên, trừ khi hành giả đạt đến tŕnh độ vô ngă, thực chứng trọn vẹn bốn tâm vô lượng, c̣n không th́ vẫn tiếp xử với chúng sanh bằng một ḷng thương tuy cũng to lớn, nhưng không thoát khỏi những điều kiện và giới hạn.

Có lẽ v́ vậy mà Mục-kiền-liên trở thành nhân tố quan trọng để đức Phật khai thị một con đường cứu khổ lợi sinh bằng phương thức quán tưởng khác, dựa trên t́nh cảm của người con đối với cha mẹ thay v́ ngược lại. Như thế, để thực hiện con đường bồ-tát, cứu độ chúng sinh với ḷng thương yêu vô hạn và không phân biệt, người xuất gia khởi đi bằng t́nh cảm thương yêu và báo hiếu đối với cha mẹ đời này, rồi từ cha mẹ đời này, liên tưởng đến cha mẹ nhiều đời, và từ cha mẹ nhiều đời liên tưởng đến vô lượng vô số chúng sanh trong khắp ba cơi và ba thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), tất cả đều là cha mẹ.

C̣n những người thế tục th́ thế nào? Chúng ta đă có sẵn câu trả lời, không cần đắn đo suy nghĩ: cũng thực tập thương yêu kẻ khác, chúng sinh khác, như là cha mẹ của ḿnh, y như cách thế mà tôn giả Mục-kiền-liên đă làm. Nhưng thực tế cho thấy, hiếu cảm và ḷng thương yêu của người con dành cho cha mẹ rất giới hạn. Cha mẹ thương con, nghĩ đến con thường xuyên hơn là người con thương nghĩ đến cha mẹ. Chính v́ vậy mà kinh điển nhà Phật cũng như các tôn giáo khác, hoặc các nền văn hóa đạo đức khác nhau ở đông cũng như tây phương đều không ngớt kêu gọi, nhắc nhở, khuyến khích con cái về ḷng hiếu thảo và sự thương tưởng đến cha mẹ. Kinh Phật thường khuyên nhắc sự báo hiếu, tức là nhằm giáo dục khuyến hóa những người con. Tây phương có ngày dành cho cha và cho mẹ rất trang trọng, nhưng không cần phải có một ngày đặc biệt dành cho con cái. Là con th́ cần phải nhớ, thương, nghĩ đến ân đức cha mẹ mà báo đền. C̣n đối với cha mẹ th́ không cần phải kêu gọi nhắc nhở ǵ cả, bởi v́ t́nh thương của cha mẹ dành cho con là không giới hạn, và không gián đoạn. Hầu như tất cả thời gian, và trọn cuộc đời, tâm tư và t́nh cảm của cha mẹ đều dành cho người con.

Là một người đă từng làm cha trước khi xuất gia và chứng thành đạo quả, cố nhiên đức Phật đă cảm nhận sâu sắc t́nh phụ tử mà ngài dành cho La-hầu-la, con ngài; do đó, khi so sánh ḷng từ bi của Phật dành cho chúng sinh với ḷng thương yêu của cha mẹ dành cho con cái, ngài đă nói sự thực nghiệm của ngài: tấm ḷng của bậc đại giác, cũng như của người cha. Đó là kinh nghiệm thật, sống động, không phải lư thuyết suông. Sự so sánh như thế cũng gợi ư cho ta một phương pháp thực tập, lấy con cái làm đề mục quán tưởng, liên tưởng, và lấy ḷng thương của cha mẹ làm chất liệu, làm động lực thúc đẩy, từ đó mở ra cánh cửa của ḷng từ vô hạn.

Có thể nói là chưa có giáo chủ, hoặc những nhà lănh đạo của tôn giáo nào nâng vị trí của cha mẹ đến chỗ cao tột như là trong Phật giáo. Kinh Phật nói, gặp thời kỳ không có Phật, có thể thờ cha kính mẹ trong nhà, cũng được phước báo như cúng dường Phật; cha mẹ c̣n sinh tiền cũng không khác chi Phật c̣n tại thế. Không c̣n so sánh nào xứng đáng hơn. Nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng tất cả các so sánh đều mang tính tương đối: chỉ mượn cái ḿnh biết để mô tả, h́nh dung về cái chưa biết. Như vậy, Phật và cha mẹ chỉ tương đồng ở một mặt nào đó thôi. Phật không thể thay thế cha mẹ, và ngược lại, cha mẹ cũng không thể thay thế Phật. Chỉ có tính cách thương yêu con không điều kiện và không giới hạn của cha mẹ là điều đáng trân trọng, khắc ghi, cần học hỏi; c̣n ngoài ra, cha mẹ vẫn là những con người b́nh thường, sống trong thế giới của phiền năo, uế trược, cũng có hỉ, nộ, ái, ố như ai. Có những bậc cha mẹ thường trách cứ người con tội bất hiếu, cho rằng một khi chúng lập gia đ́nh, sinh dưỡng con cái th́ quên cha mẹ, chỉ lo cho gia đ́nh của chúng. Trách như vậy th́ cũng có nghĩa là tự trách, v́ cha mẹ cao cả cũng đă từng là những người con bất hiếu, chỉ biết chăm lo và thương yêu chồng (vợ) con mà lăng quên cha mẹ của ḿnh (ông bà nội, ngoại). Cái mâu thuẫn ấy, là thực tế nói lên giới hạn của con người thế tục. Cha mẹ chỉ có thể là Phật, là bồ-tát, đối với chính những đứa con của ḿnh mà thôi.

Dù sao, ngần ấy t́nh thương, so với ḷng từ bi của Phật th́ không lớn, nhưng đối với những người con, là biển, là trời cao rộng, thật quá đầy đủ để sống, vươn lên, và đi suốt đoạn đường trăm năm của chúng trên cuộc đời đầy hương sắc t́nh yêu mà cũng không thiếu những cạm bẫy, chông gai, những t́nh cảm tráo trở, lọc lừa, man trá, từ cá nhân hay từ tập thể.

Trên tất cả những t́nh cảm thế nhân là t́nh cảm cha mẹ. Ḷng thương của cha mẹ dành cho con là ḷng từ bi của bồ-tát đối với chúng sinh. Ḷng thương ấy không phân biệt con đẹp hay xấu, hiền hay dữ, thông minh hay ngu độn, ngoan ngoăn hay cứng đầu… Cha mẹ chỉ biết thương. Ngay cả đứa con tật nguyền, bệnh hoạn, nằm vạ suốt đời, cha mẹ vẫn thương, chăm sóc từng li từng tí, ôm hôn, vỗ về, nựng nịu, tưng tiu như viên ngọc quí. Cha mẹ luôn là bóng mát, là chỗ dựa cho con trong mọi hoàn cảnh. Cha mẹ nghĩa là như thế, là nơi mà đứa con, dù đă có tóc bạc trên đầu, vẫn có thể tự nhiên quay về để nũng nịu, ṿi vĩnh, đón nhận t́nh thương và tấm ḷng bao dung cao cả.

Ở nhà, tài sản cha mẹ để lại cho con có khi to lớn, có khi chẳng bao nhiêu, có khi không có ǵ; nhưng gia tài thương yêu th́ vô hạn. Ở đời, chúng sanh cũng khao khát một thứ gia tài từ bi, cứu khổ như thế từ Phật và những vị bồ-tát. Những ai muốn học hạnh Phật để thương yêu tất cả chúng sinh, có thể khởi đầu bằng cách học từ cha mẹ. T́nh thương yêu ấy không bến bờ. Có thể gọi đó là ḷng từ bi. Ḷng từ bi mà diễn giải và chú thích theo chân nghĩa của Phật giáo th́ rộng lắm, nói không cùng. Nhưng chúng ta có thể sà vào ḷng cha mẹ để thương và được thương, sẽ cảm nhận tính cách bao la của từ bi mà ta muốn trang trải cho kẻ khác như thế nào.

Bồ-tát thương chúng sinh không thể khởi bất cứ một ư niệm phân biệt, so sánh nào. Giống như cha mẹ đối với con cái, chỉ có một thứ t́nh thương. Thương kẻ hiền trí, thuần thục đă đành; thương và đối xử b́nh đẳng với người hiểm ác, bất lương mới là khó. Nhưng cha mẹ làm được đối với con cái th́ bồ-tát cũng phải làm được đối với chúng sinh.

Đức Đạt-lai lạt-ma, người được tôn sùng như là hóa thân của bồ-tát Quán-thế-âm theo truyền thống Tây-tạng, nói rằng khi thực tập trải rộng ḷng từ bi, trước hết hành giả phải thực tập với những người “dễ thương,” như cha mẹ, con cái, anh chị em, bạn bè thân, các thiện tri thức, người hàng xóm tốt bụng… rồi sau đó, mới tiến đến giai đoạn thực tập gay go hơn, đó là thương yêu một đối tượng nào mà trong cuộc sống thực tế, là một kẻ “đáng ghét’ của ḿnh, của mọi người.

Không thương được đứa con hư th́ không phải là cha mẹ; cũng vậy, không thương yêu được kẻ xấu ác th́ không thể gọi là bồ-tát.

Hơn ba mươi năm trước, khi c̣n bé xíu, tôi nghe được một câu chuyện ẩn dụ sâu sắc trong một buổi thuyết pháp của một vị giảng sư. Rất tiếc vị giảng sư này không nói là câu chuyện trích dẫn từ kinh sách nào, hoặc có nói nhưng tôi không nhớ.

Chuyện kể rằng, ở làng nọ có một con rắn độc to lớn, thường cắn người hại vật, ai gặp cũng hăi sợ né tránh. Một hôm có nhà sư đi ngang, rắn định tấn công nhưng thấy ông b́nh tĩnh không kinh khiếp mà c̣n tỏa ra một thứ t́nh thương không bến bờ đối với nó, rắn qui phục xin được giáo hóa để chuyển kiếp. Nhà sư dạy rắn về ḷng từ bi và nhẫn nhục, không tổn hại đến mạng sống kẻ khác. Dạy rồi, nhà sư tiếp tục lên đường du hóa. Rắn ở lại theo lời thầy dạy, không cắn người, không ăn thịt loài thú khác, chỉ ăn rau cỏ. Bọn trẻ chăn trâu trong làng ban đầu gặp rắn cũng sợ hăi bỏ chạy, nhưng sau nhiều lần, thấy rắn có vẻ hiền lành và không có ư cắn, chúng hết sợ; không những vậy, c̣n quay trở lại ném đá, đánh đập rắn đến độ thương tích đầy ḿnh. Rắn nhớ lời nhà sư, không tỏ bất cứ thái độ hằn học, dữ dằn nào, chỉ nhẫn nhục chịu đựng những trận đ̣n của lũ trẻ. Một ngày, nhà sư lại có dịp đi qua làng, thấy rắn nằm bất động bên đường, trầy vi tróc vảy, nhà sư hỏi: “Con sao lại ra nông nỗi này?” Rắn than khóc: “Thưa thầy, chính v́ ḷng từ bi nhẫn nhục mà con phải chịu sự tấn công hành hạ của kẻ khác như thế này. Con không muốn tổn hại bất cứ ai nên lại bị mọi người hiếp đáp.” Nhà sư nói: “Con lầm rồi. Từ bi nhẫn nhục không có nghĩa là thụ động như đất đá để hứng chịu sự tấn công của kẻ khác. Với nhẫn nhục, con có thể chịu đựng mọi bất hạnh và bất trắc trong đời mà không khởi niềm oán hận; với từ bi, con luôn thương yêu và không làm tổn thương đến kẻ khác. Nhưng con có thể tỏ một thái độ nào đó để tự vệ, để kẻ khác biết rằng con có khả năng và bản lĩnh để giết họ nhưng v́ ḷng từ bi, con không làm. Tuy thế, con cũng không nhất thiết phải để họ hại con đến mức phải tuyệt mạng.” Nghe lời nhà sư, sau này mỗi lần bị lũ trẻ xúm lại bức hại, rắn làm bộ phùng mang, trợn mắt, nhe răng khiến cho chúng hăi sợ mà tránh xa. Từ đó, rắn được yên thân, giữ được mạng để tu hành.

Đó là câu chuyện nghe được từ hơn ba mươi năm trước. Cách đây mười năm, tôi cũng đă kể lại câu chuyện này trong một tác phẩm truyện dài. Sở dĩ nhắc đến ba mươi năm và mười năm, là muốn nói dù thời gian thế nào, đối với tôi, ư nghĩa và phương thức thực hiện ḷng từ bi cũng không thay đổi.

Khi cần thiết, người con Phật có thể cất lên tiếng nói của lẽ phải. Tiếng nói ấy phát xuất từ ḷng từ bi, không phải bởi niềm sân hận. V́ ḷng từ bi mà lên tiếng bênh vực những kẻ không phương tự vệ. V́ ḷng từ bi mà lên tiếng khuyến hóa kẻ ác, điều chỉnh những sai lầm của họ. Tất cả đều v́ ḷng từ bi muốn làm lợi ích cho tha nhân. Giống như cha mẹ dạy con khi hư: thương mà dạy. Không đánh đ̣n, la trách, kết tội bất hiếu chỉ v́ con không làm theo ư ḿnh. Kẻ ác đối với người con Phật giống như lũ trẻ vui thích đánh đập rắn. Nếu không làm bạn để t́m cơ hội cảm hóa lũ trẻ, rắn cần lánh đi để không bị hại; nếu không lánh được, có thể giả vờ nhe răng, trợn mắt để tự vệ. Nhưng rượt đuổi lũ trẻ đến tận cùng làng xóm th́ đă đi quá mức cần thiết rồi; không c̣n là một biểu hiện để tự vệ hay bảo vệ kẻ khác, mà chỉ là sự manh động khởi xuất từ ḷng sân hận, hiểm ác, tâm lư báo thù. 

Cậu bé thật kháu khỉnh. Tôi biết và làm quen với cậu khi cậu mới mười tháng tuổi, c̣n đi chập chững. Đến lúc ba cậu mang đến gửi tôi giữ hộ để đi làm xa, cậu đă được mười bốn tháng. Ban đầu tôi cũng ngại, v́ chưa có kinh nghiệm làm cha, làm sao biết chăm sóc. Nhưng chỉ một vài ngày th́ đă quen. Mấy ngày đầu, có khi cũng sinh bực bội, khó chịu, đến nỗi tôi phải bật lên tiếng than với vài người bạn. Sau một tuần, sự quấn quít, nũng nịu, cũng như tiếng khóc của cậu bé đă hoàn toàn chiếm ngự tôi, chuyển hóa tôi, làm bừng tỏa trong tôi tất cả t́nh thương của một người cha. Tắm rửa, thay tă, pha sữa, hâm sữa, cho bú, mớm ăn, bồng ẵm, đùa giỡn, dắt đi chơi, ru ngủ… tất cả những ǵ tôi làm, ngày cũng như đêm, đều tràn ngập ḷng thương. Khi cậu bé làm điều hư, tôi học theo cách giáo dục của người tây phương, chỉ dùng ngón tay trỏ khẽ nhẹ trên bàn tay của cậu bé, vừa khẽ vừa dạy, dù cậu bé chưa biết nói. Nhưng cũng có khi rất bực bội v́ cậu bé không chịu nghe, cứ thường vặn ḷ bếp, tôi có ư muốn xử phạt nặng hơn thay v́ dùng ngón trỏ gơ nhẹ trên bàn tay làm sai. Tôi nói, giọng có pha chút giận, “con à, tại sao cứ vặn ḷ bếp hoài vậy! Đưa tay đây.” Cậu bé ngơ ngác đưa bàn tay mũm mĩm ra cho tôi. Chỉ mới tưởng tượng là sẽ dùng chiếc đũa khẽ trên bàn tay ấy thôi, th́ nước mắt tôi đă chực rơi rồi, không thể đánh phạt được, dù là đánh phạt với ḷng thương dạy con. Tôi biết ba mẹ thương tôi biết dường nào.

Sau hai tháng, tôi đưa cha con cậu bé ra phi trường. Cậu bé có vẻ linh cảm được sự chia xa. Suốt những giờ c̣n lại, cậu buồn, không cười. Trước khi chia tay ở phi trường, tôi hôn lên trán cậu; cậu cũng hôn lại trên má tôi. Tôi ứa lệ và thấy đau thắt trong ḷng.Tôi biết ba mẹ tôi cũng đă từng nhớ thương tôi biết bao khi tôi xa gia đ́nh, xa biền biệt phương trời từ những ngày thơ ấu. 

Cảm ơn ba mẹ đă là những vị bồ-tát đầu đời của con. Ḷng từ bi của ba mẹ đă dạy con rất nhiều và đă hướng dẫn con điều ǵ nên làm, điều ǵ không nên làm. Khi làm cha, dù chỉ là cha nuôi, con mới thực sự cảm nhận được thế nào là sự bao la, không bến bờ của t́nh thương ba mẹ; và cảm nhận được thế nào là ḷng từ bi của những vị bồ-tát. Ḷng từ bi ấy tỏa đến đâu, mang lại sự trong mát, dễ chịu đến đó.

Con biết ba mẹ thương con, không đ̣i hỏi bất kỳ sự báo đáp nào, và cũng chưa hề một lần trách con bất hiếu. Nhưng ở phương xa, con vẫn muốn làm một điều ǵ đó để báo đền. Có lẽ chỉ cần một điều đơn giản thôi: giữ được ḷng từ của ḿnh đối với kẻ khác, như là ba mẹ đă thương yêu con suốt đời vậy.

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/21/11