GIÁO LƯ XĂ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ CỦA PHẬT GIÁO
Nguyên tác Đức ngữ: Ernst Benz
Dịch ra Anh văn: Richard & Clara Winston
Chuyển ngữ: HT. Thích Trí Chơn
Tín đồ Thiên Chúa luôn luôn nhận thấy rằng Thánh Kinh của họ cho tới nay lúc nào cũng gây ảnh hưởng quyết định đến đời sống chính trị và xă hội tại các quốc gia theo Thiên Chúa. Họ dành ngân khoản để cấp học bổng trong việc nghiên cứu các vấn đề này. Những phân khoa thần học Thiên Chúa giáo đă đào tạo giáo sư dạy các môn đạo đức xă hội và tôn giáo xă hội học. Nhiều cơ quan giáo dục Thiên Chúa đă nghiên cứu những phương pháp để giải quyết các vấn đề xă hội hiện đại theo tinh thần đạo đức Thiên Chúa Giáo.
Phần đông tín đồ Cơ Đốc tỏ vẻ hoài nghi với cái cười nhạo báng khi họ nghe nói đến chính trị hay đạo đức xă hội của Phật Giáo. Hơn một thế kỷ qua, các giáo đoàn Thiên Chúa tại Á Châu đă không ngừng đề cập đến sự “Đồi bại của Phật Giáo” và khẩu hiệu đă được duy tŕ vững chắc đến nỗi rất khó cho các tín đồ Thiên Chúa nhận thấy, tin tưởng rằng trong Phật Giáo bao hàm những giáo lư thực tiễn về chính trị hay xă hội. Không ai ngạc nhiên, nghi ngờ khi một dân biểu quốc hội Hoa Kỳ hay Anh Quốc trích dẫn lời dạy trong Thánh kinh để biện minh cho những đề nghị lập pháp của họ; không người nào thắc mắc đặt nghi vấn về sự thành thực và nghiêm chỉnh của ông ta trong hành động đó, và cũng không ai chống đối dự luật do ông ta soạn thảo. Tuy nhiên, người ta xem như là h́nh thức lường gạt ở đông phương khi một chính trị gia Á Châu, trong trường hợp tương tự như thế, đề cập đến giáo lư đức Phật hay trích dẫn những lời dạy của Ngài trong kinh điển Phật Giáo.
Thái độ này đă góp phần lớn vào sự hiểu lầm giữa các quốc gia Á Châu và Tây Phương. Hơn nữa, người đông phương có lư do chính đáng để nghi ngờ các nhà chính trị Châu Âu khi bênh vực những đề nghị bởi giáo lư Thiên Chúa của họ, v́ có nhiều sự mâu thuẫn giữa lư thuyết và thực hành thường thấy xảy ra trong thế giới Thiên Chúa hơn là Phật Giáo. Đạo đức Thiên Chúa phát xuất từ ư tưởng thần học chú trọng đến việc con người làm sao lên được nước Chúa (Thiên Đàng) sau khi chết. Đạo đức Phật Giáo, trái lại, tương đối đơn giản, đầy nhân tính, dễ dàng thực hành, v́ đó là những điều răn đạo đức. Trong các chương trước, sự thảo luận của chúng tôi chứng tỏ rằng chương tŕnh cải cách của Phật Giáo được xây dựng trên những nguyên tắc rơ ràng về đạo đức xă hội mà người Phật tử muốn thấy chúng bao hàm trong các sinh hoạt chính trị và kinh tế.
Lại nữa, nếu chúng ta t́m hiểu trực tiếp hơn đến bản chất đặc biệt về ư tưởng đạo đức xă hội của Phật Giáo, chúng ta gặp phải khó khăn là h́nh như nó xác nhận sự có thành kiến của Thiên Chúa giáo. Mục đích giải thoát của người Phật tử không phải là thiên đường nước Chúa sau khi chết với ảnh hưởng của nó trong đời sống hiện tại mà là cảnh giới Niết Bàn: đoạn dứt ḷng ham muốn đời sống thế tục, thể nhập tinh thần quán chiếu vạn pháp đều không và giải thoát ṿng sanh tử luân hồi.
Sự giác ngộ bao hàm nhận thức cuộc sống là vô thường huyễn mộng, vạn vật đều giả dối không thực mà chúng ta v́ vô minh đă đắm say, được xem như điều quan trọng con người cần phải thành tựu đạt tới trên thế gian này. Với ư tưởng thoát tục như thế làm sao Phật Giáo có thể đưa ra những lời giáo huấn liên quan đến chính trị và xă hội? Phải chăng mọi sinh hoạt đời sống chính trị và xă hội sẽ không phù hợp với một thế giới mà trong đó người Phật tử chỉ mong đi t́m cuộc sống ẩn tu để được giải thoát? Với cái nh́n trong mục đích cao siêu như vậy, phải chăng Phật Giáo sẽ không phủ nhận mọi vấn đề liên quan đến chính trị và xă hội?
Các nhà Phật Học Tây Phương thực sự đă biện minh như vậy khi họ thảo luận về ư thức hệ xă hội và chính trị của Phật Giáo: “Tư tưởng Phật Giáo trong ư nghĩa hẹp nhằm hướng dẫn con người giải thoát khỏi cuộc sống thế gian vô thường cho nên đạo Phật không chú ư nhiều tới các vấn đề liên quan đến thế giới tạm bợ này cũng như không bao giờ bàn căi bất cứ các lănh vực nào có dính dấp tới chính trị” (Sarkisyanz).
Hơn nữa, ư tưởng đạo đức và chính trị của Phật Giáo rơ ràng có sự tuỳ thuộc vào quan niệm Niết Bàn như là mục đích của con đường giải thoát. Và theo tinh thần Phật Giáo Nam Tông (Nguyên Thỉ), sự giải thoát đó không do Chúa Cứu Thế mang lại mà nhờ bởi nỗ lực tu tập thiền định của cá nhân. Cho nên chúng ta được tŕnh bày với một lư tưởng chính trị đặc biệt là muốn đạt tới cuộc sống xă hội như thế, những người dân trong quốc gia theo Phật Giáo nên chuyên tu thiền định. Do đó, giáo lư đức Phật đă chỉ dạy một lư tưởng Phật Giáo nhằm mang lại nguồn an lạc, hạnh phúc cho con người. Nhà xă hội học Châu Âu, ông Max Weber, khi thảo luận về ư tưởng chính trị và xă hội Phật Giáo, đă tŕnh bày tiêu chuẩn an lạc này của Phật Giáo như là “nhằm giúp phương tiện cho sự giải thoát, chứ không phải nghĩ đến quyền lợi kinh tế”.
Quan điểm này của Weber không hoàn toàn đúng hẳn. Ngay cả những h́nh thức cổ xưa của chính quyền hoàng gia Phật Giáo vào thời kỳ trước khi có chế độ thực dân đều lưu tâm đến vấn đề xă hội. Những vị vua Phật tử được xem như các nhân vật lănh đạo chính yếu của quốc gia, và họ nỗ lực thực hành hạnh nguyện Bồ Tát nhằm hướng dẫn thần dân trong nước đi theo con đường giải thoát. Là những vị Bồ Tát, các đức vua không những chỉ nêu gương lành cho mọi người mà thực sự c̣n cứu giúp cho tất cả dân chúng. Ḷng từ bi của vị Bồ Tát bao gồm hành động dùng sự giải thoát của chính ḿnh để giúp đỡ những kẻ khác cùng đạt đến quả vị giải thoát. Cho nên nhà vua không chỉ ḿnh toạ thiền mà ông ta c̣n có bổn phận hướng dẫn dân chúng tu tập thiền định; bởi chỉ có thiền định mới giúp hành giả đạt tới cảnh giới Niết Bàn. Do đó, nhà vua ít ra cần chứng tỏ cho mọi người dân trong nước thấy rằng họ sẽ được đức vua nghĩ tới và chăm sóc.
Dĩ nhiên chúng ta không thể đánh giá ngang bằng ư tưởng thời xưa về cuộc sống an lạc với tổ chức đời sống kinh tế của xă hội kỹ thuật Tây Phương ngày nay. Những khó khăn v́ những điều kiện khí hậu, mức sống thấp kém và sự thiếu tổ chức của nhà cầm quyền đă dẫn đến t́nh trạng dân chúng thấy rằng không dễ ǵ áp dụng hoàn toàn lư tưởng Phật Giáo này. Thực vậy, nó chỉ có thể thực hiện được trong một lănh vực giới hạn mà thôi.
Chính v́ lư do ấy, chúng ta cần chú ư nghiên cứu đến tổ chức của đời sống Tăng Già nơi tu viện Phật Giáo. Thiền định chỉ có thể mang lại sự giải thoát cho những ai tu tập tại các chùa. Thực vậy, chư Tăng luôn luôn là sợi giây liên lạc chủ yếu trong các cộng đồng Phật tử, giữa cá nhân tu tập với hoàn cảnh xă hội bên ngoài. Những tu viện Phật Giáo Nam Tông không phải là nơi ẩn tu của những người phát nguyện làm Tăng sĩ suốt đời. Sự phát tâm vào chùa tu trọn đời không mấy được phổ biến tại các quốc gia Phật Giáo Nguyên Thỉ (Hinayana). Nhà sư nào muốn ở tu một thời gian lâu trong chùa, hằng năm họ phải gặp tŕnh bày cho vị trú tŕ - người thường khuyên họ nên hoàn tục - biết rơ ư định ấy để xin được phép kéo dài cuộc sống tăng sĩ.
Ngoài ra, mọi người trong nước có tục lệ vào chùa tu vài tháng để học hỏi giáo lư, sống hạnh khắc khổ và tu tập thiền định. Chư Tăng sống bằng phương cách đi khất thực. Mỗi sáng nhà sư mang b́nh bát đi ra ngoài xin thức ăn. Trong chùa Nam Tông không có bếp. Các thầy khi đi khất thực sẽ nhận bất cứ vật thực ǵ do thí chủ cúng dường. Như vậy, chế độ tu viện Phật Giáo đă tạo nên sự hoà hợp xă hội, và các quốc gia theo Phật Giáo tin tưởng sẽ bảo đảm các điều kiện trong đó sự hoà hợp có thể thực hiện được. Quốc gia ấy cần phải khá đủ phồn thịnh hầu có thể cung cấp hằng ngày các phần cơm để bát cho những nam cư sĩ Phật tử tự nguyện vào chùa tu trong một thời gian ấn định và dĩ nhiên, số người này không tham gia vào công việc sản xuất. Tập Niên Sử “Lâu Đài Pha Lê” (Glass Palace Chronicle) của Miến Điện ghi chép rằng trách nhiệm của nhà cầm quyền là duy tŕ các điều kiện nhằm giúp đỡ sự cúng dường những ai muốn tu tập hướng về con đường giải thoát.
Do lối thực hành trên, những nhà phê b́nh Tây Phương phủ nhận sự có mặt của lư tưởng đạo đức xă hội Phật Giáo, đă kết luận rằng căn bản việc làm từ thiện của Phật Giáo là ích kỷ, v́ hành động bố thí đó chỉ được xem là đạo đức khi nó giúp cho cá nhân giải thoát. Max Weber lư luận rằng t́nh thương nhân loại không thể phát triển ngoài việc làm từ thiện của Phật Giáo, khi mà ḷng từ bi rộng lớn được Phật Giáo xem như phương tiện giúp người Phật tử tiến trên con đường giải thoát và chấm dứt sanh tử luân hồi. Tuy nhiên, mục đích sau cùng này được ghi nhận như là hành động không chú ư tới những kẻ khác; bởi vậy, Phật Giáo thiếu ư thức về xă hội trong cái nghĩa hành động đạo đức xă hội liên quan tới “giá trị cùng tột của linh hồn cá nhân”. Nhưng lối suy luận này là sự hiểu lầm của Tây Phương về đạo đức Phật Giáo. Và nó đă được chứng ḿnh bằng các sự kiện lịch sử.
Nền đạo đức xă hội Phật Giáo đă được phơi bày một cách bi đát khi Tích Lan và Miến Điện bị sát nhập vào đế quốc thực dân Anh và hai quốc gia trước kia theo Phật Giáo này đă phải giao tiếp với những hoạt động kinh tế của tây phương. Chúng tôi đă thảo luận vấn đề này liên quan đến Tích Lan khi chúng tôi chú ư đến thói quen sinh hoạt kinh tế thầm lặng của các quốc gia Phật Giáo, không bao giờ phù hợp với đường lối kinh tế của những nước tư bản. Lư do thực dân Anh muốn sát nhập một phần lănh thổ của Miến Điện vào Anh quốc khiến cho vị vua Miến cuối cùng đă huỷ bỏ sự nhuợng bộ đất đai cho một công ty người Anh. Những tên xâm lược thực dân Anh muốn để cho Miến Điện tự do cạnh tranh về kinh tế, nhưng cũng như trường hợp của Tích Lan, dân chúng Miến v́ sự cản trở bởi ư tưởng Phật Giáo, nên họ đă không thể tích cực tham gia.
Ư nghĩ cho rằng sự phồn thịnh của cá nhân chỉ có thể gặt hái được do hành động bóc lột, gây đau khổ cho những kẻ khác, tiếp tục ảnh hưởng đến quan niệm sống của người dân Miến trong xă hội có nền kinh tế tự do cạnh tranh. Với làn sóng xâm nhập vào Tích Lan và Miến Điện của các thương gia Ấn Độ, sự xung đột về ư tưởng kinh tế và đạo đức xă hội càng được phát triển mạnh mẽ do sự khác biệt, chống đối về chủng tộc và quốc gia. Theo chân những tên xâm lược Anh quốc, các thương gia Ấn Độ này đă bóc lột, thu nhiều quyền lợi trong xă hội của những quốc gia Phật Giáo đó.
Max Weber từ lâu đă tŕnh bày cho thấy với xă hội áp dụng luật lệ của Ấn Độ giáo, nền kinh tế phát triển tốt đẹp hơn là trong xă hội theo đạo đức Phật Giáo Nam Tông, và bảo rằng ư tưởng đạo đức của Ấn độ giáo thích hợp hơn trong một xă hội kỹ nghệ hoá. Những người trong giai cấp thương gia theo Ấn giáo có thể sống dựa vào truyền thống phân chia giai cấp đă có hàng ngh́n năm trước. Họ quen thuộc với những kỹ thuật, lối sống tiết kiệm tiền bạc và rành rẽ các dịch vụ giao thương buôn bán. Hơn nữa, phần lớn những kế hoạch phát triển kỹ nghệ và thương mại tân tiến tại Miến Điện và Tích Lan được khởi đầu dưới chế độ cai trị của thực dân Anh và hoàn toàn tuỳ thuộc vào sức lao động của các di dân Ấn Độ kể từ khi chính những người dân Miến không thể thích nghi được với đường lối làm việc của tây phương.
Hầu hết những t́nh trạng căn thẳng chính trị tại Miến Điện và Tích Lan, những hành động thù nghịch của dân chúng Tích Lan và Miến Điện đối với các di dân Ấn Độ đều phát xuất từ sự mâu thuẫn giữa ư tưởng Phật và Ấn Độ giáo trong các vấn đề kinh tế. Cho đến ngày nay, những người dân Ấn sinh sống tại hai quốc gia đó vẫn c̣n cảm thấy đă thừa hưởng một di sản bất lợi từ thời kỳ của chế độ thực dân Anh quốc.
Tại Miến, trước khi bị thực dân Anh xâm chiếm, người dân không có quyền sử dụng tài sản do di chúc để lại. Phật giáo ngăn cấm việc làm di chúc. Sự thừa hưởng di chúc do chính quyền Anh quốc mang vào đă phát triển, khuyến khích việc tập trung tài sản. Cùng lúc, sự nhập cảng hàng hoá kỹ nghệ của Anh quốc đă phá huỷ nền thủ công nghệ cổ truyền của Miến Điện vốn được xây dựng lâu đời trên nền tảng kinh tế ung dung nhàn hạ, không hối hả cạnh tranh của Phật Giáo.
Những nguyên tắc đạo đức xă hội của nền Phật Giáo Tích Lan canh tân cải cách đặc biệt được tŕnh bày trong tác phẩm của ông D.C. Vijayavardhana, một nhà văn kiêm điền chủ Tích Lan, đă kết hợp sâu xa tinh thần Phật Giáo với kiến thức rộng răi của nền giáo dục tiến bộ Tây Phương. Ông ta mới qua đời khoảng vài năm trước. Vợ ông hiện giữ chức bộ trưởng kinh tế của chính phủ Tích Lan.
Tác phẩm của Vijayavardhana mang tựa đề “Cuộc Nổi Loạn trong Chùa” (The Revolt in the Temple) phát hành tại Colombo (Tích Lan) năm 1953. Tác giả đề cao đức Phật như nhà cách mạng tiền phong, đă chống đối tư tưởng Bà La Môn giáo trong việc khống chế, lănh đạo tinh thần xă hội đương thời. Ông tŕnh bày sự cải cách sâu rộng của đức Phật đă huỷ bỏ hệ thống giáo lư Bà La Môn trên lập luận bốn điều căn bản dưới đây:
1. Các tu sĩ Bà La Môn đă hạn chế lời giáo huấn về t́nh thương của họ, chỉ dành riêng cho con người, trái lại, giáo lư đức Phật dạy ḷng từ bi bao trùm khắp mọi chúng sanh. Đặc biệt Ngài chống giáo lư Bà La Môn chủ trương giết súc vật để tế thần.
2. Đức Phật đă huỷ diệt sự cưởng bức cúng lễ trong giáo lư Bà La Môn. Ngài cứu con người thoát khỏi sự khống chế của các tu sĩ, không c̣n tin vào sự làm môi giới của họ giữa thần linh và con người, cũng như giúp con người thoát khỏi sự nô lệ giáo điều chủ nghĩa và nghi lễ của hàng tu sĩ.
3. Bằng hành động chống đối hệ thống giai cấp của Bà La Môn, đức Phật đă trở thành nhà cải cách xă hội vĩ đại nhất vào thời kỳ Ngài đang sống. Giáo lư của đức Thế Tôn nhằm hướng dẫn tất cả mọi tầng lớp dân chúng chứ không dành riêng cho một giai cấp hay nhóm người nào.
4. Đức Phật không chấp nhận tín điều độc đoán. Ngài chống lại giáo lư thần quyền, và dành cho con người hoàn toàn tự do t́m hiểu mọi vấn đề một cách độc lập cũng như thấu triệt, đạt đến chân lư bằng nỗ lực của chính họ.
“Phủ nhận Thượng Đế là đấng toàn năng, chối bỏ linh hồn là bất tử và tuyên bố sự thường c̣n là điều ảo tưởng; đức Phật với giáo lư thực tiễn cao siêu và cuộc sống đạo đức thánh thiện của Ngài đă triệt hạ quyền uy của giai cấp đạo sĩ Bà La Môn. Bằng sự thuyết minh giáo lư dạy rằng mọi người có thể tu hành để đạt đến quả vị giải thoát, và duy nhất chỉ tự ḿnh thực hành chứ không cần nhờ đến sự trung gian, làm môi giới của hàng tăng lữ hay cầu xin ỷ lại vào các thần linh, đức Phật đă kính trọng, đề cao khả năng của con người, và dỏng dạc cất lên tiếng nói của đạo đức”.
Điều thứ ba mà học giả Vijayavardhana muốn nhấn mạnh là: “Đức Phật……phủ nhận việc các tu sĩ Bà La Môn nắm giữ ch́a khoá các cửa lên cơi trời (thiêng đàng). Với Ngài, mọi người đều b́nh đẳng. Đức Phật chỉ trích mạnh mẽ lối lập luận trẻ con của các đạo sĩ Bà La Môn tin tưởng rằng đấng Phạm Thiên (Brahma) đă phân chia xă hội con người thành những giai cấp được ấn định trước và nhiều người trong đó thuộc giai cấp cùng đinh suốt đời phải chấp nhận làm nô lệ, chứ không cần đấu tranh hay chống đối làm ǵ vô ích. Trong khi giáo lư Áo Nghĩa Thư (Upanishads) của Bà La Môn đề cao, tán đồng sự phân chia giai cấp; đức Phật trái lại đă phá huỷ tận cùng nền tảng hệ thống giai cấp……Cuộc cách mạng của đức Phật được xem như triệt để và toàn diện v́ Ngài đă đánh đổ tất cả những tà thuyết và giai cấp bất công trong xă hội đương thời. Yếu điểm của giáo lư đức Phật có thể nói là nhằm phục vụ, mang hạnh phúc an lạc đến cho con người; ngoài ra, các vấn đề khác đối với Ngài là thứ yếu”.
Nhằm biện minh cho lập luận này, Vijayavardhana đă trích dẫn một đoạn trong cuốn sách “Tinh thần Phật Giáo” (The Spirit of Buddhism) của học giả Sir Hari Singh Gour như sau: “Đức Phật không chỉ là nhà tiền phong đưa ra một hệ thống xă hội mới mà Ngài c̣n là nhân vật đă kiện toàn xây dựng xă hội cải cách đó. Chính đức Phật là nhà cách mạng đầu tiên đă chủ trương sự b́nh đẳng giữa mọi người, t́nh huynh đệ và nhân loại thế giới. Chính Ngài đă lên án hành động giết hại sinh vật để tế thần, dạy con người về giá trị của những công tác từ thiện xă hội. Chính đức Phật đă giải phóng con người thoát khỏi sự nô lệ cuồng tín tôn giáo. Chính Ngài đă cứu thoát con người ra khỏi sự khống chế của tập đoàn tu sĩ Bà La Môn (Ấn giáo) và cũng chính đức Phật đầu tiên đă khuyên con người nên sử dụng lư trí của ḿnh chứ đừng làm con cừu non nô lệ vào giáo điều”.
Đoàn thể chư Tăng do chính đức Phật thành lập đầu tiên được giao phó với trọng trách phát huy truyền bá giáo lư cách mạng của Ngài. Trong h́nh thức bản chất nguyên thỉ. Tăng Già (Sangha) là một “tổ chức huynh đệ bao gồm những người nam cư sĩ có nhiệt tâm và sau này thêm nữ Phật tử, chấp nhận cuộc sống xa ĺa thế tục trọn đời để phục vụ cho nhân loại và chúng sanh”.
Họ không nhắm vào đặc quyền đặc lợi của giới tu sĩ, họ không nhận giữ vai tṛ làm trung gian giữa thần linh và con người, mà chư Tăng chỉ là các nhà lănh đạo tinh thần, những vị thực tâm muốn hướng dẫn giúp mọi người đi theo con đường giải thoát giác ngộ. Chư Tăng là những nhà truyền giáo, luôn giữ ǵn giới luật Phật chế, làm lành nêu gương tốt cho tất cả, do đó, họ là những nhà giáo dục đối với quần chúng.
Về điểm này, Vijayavardhana cũng tŕnh bày ư kiến nói đến sự suy đồi trong Tăng giới. Ông lên án một số chư Tăng ngày nay đă không hoàn thành trách vụ của ḿnh. Ông phát biểu, như những nhà sáng lập các tôn giáo lớn khác, đức Phật đă không may có những người đệ tử đă hành động phản lại tâm nguyện độ sanh rộng lớn và đức hạnh cao cả của Ngài.
Hơn nữa, v́ muốn trở thành một tôn giáo phổ cập trong dân chúng, Phật Giáo cũng đă bị pha trộn với những h́nh thức của nhiều tôn giáo cổ xưa khác. Tăng già là đoàn thể do đức Phật thành lập như một tổ chức cộng hoà, dân chủ, vốn không có hệ thống giai cấp, được xây dựng trên nền tảng hoàn toàn b́nh đẳng giữa mọi Tăng sĩ, đă trở thành một giai cấp tu sĩ mới có đặc quyền.
Những h́nh thức tín ngưỡng thời xưa của các bộ lạc thổ dân Tích Lan, những truyền thuyết hoang đường và lễ bái tại các chùa Bà La Môn của dân chúng Ấn Độ đă pha trộn với sinh hoạt Phật Giáo. Chính đức Phật được chấp nhận như một trong những hoá thân của thần Vishnu theo truyền thuyết Ấn Độ giáo. Sự kiềm chế của giáo lư Bà La Môn độc đoán đă gây ảnh hưởng tai hại đến tinh thần tự do của nền Phật Giáo nguyên thỉ. Một số chư Tăng của đức Phật đă bị suy đồi biến thành một giai cấp bóc lột c̣n tệ hại hơn các tu sĩ Bà La Môn giáo.
Tinh thần lợi tha của Tăng già đă bị huỷ diệt. Phật Giáo đă “thất bại không c̣n giữ bản chất tinh khiết ban đầu của nó, đă trở thành một tín ngưỡng tạp nhạp, nặng về nghi thức cúng lễ và đề cao cá nhân chủ nghĩa”.
Chư Tăng thời xưa đă sống cuộc đời thanh tịnh, vị tha, hy sinh cho lư tưởng giải thoát, ngày nay đă biến thành “các nhà sư thụ hưởng trong các ngôi chùa đồ sộ nguy nga”. Sự suy đồi và giải đăi của hàng Tăng sĩ đă phá huỷ thành quả giác ngộ, hoằng truyền chánh pháp của đức Thế Tôn.
Vijayavardhana đă phê b́nh các sinh hoạt Phật Giáo hiện đại mà chúng ta thường thấy được tŕnh bày trong các tập sách nhỏ của những giáo đoàn Thiên Chúa: “Đại để, một số chư Tăng Tích Lan ngày nay đă bị suy đồi, không c̣n giữ được đời sống tịnh hạnh, vị tha như đức Phật đă truyền dạy cho họ. Nguyên nhân chính của sự thoái hoá này là do bởi những tăng sĩ có hành động vị kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân và ḷng họ chưa diệt hết tham sân si. Do đó họ đă làm tổn thương đến giáo pháp của đức Phật…. Tăng già mỗi ngày đang trên con đường suy thoái, và người ta không khỏi lo ngại khi nghĩ đến vận mệnh của giáo hội Tăng già trong các thế hệ sắp đến”.
Vijayavardhana không đổ tội làm suy đồi Phật Giáo vào những kẻ thù ngoại đạo khác, mà ông ta đă quy trách nhiệm ấy cho các nhà sư hàng đệ tử xuất gia của đức Thế Tôn. Họ là những phần tử ngày càng làm tổn thương đến Phật Pháp, đă tạo nên một giai cấp Tăng lữ và chủ nghĩa giáo điều mới với h́nh thức cúng tế, lễ bái các thần tượng mới và như thế, họ đă phản bội giáo lư đầy tinh thần dân chủ, cách mạng của đức Phật.
Như Dharmapala, học giả Vijayavardhana cho rằng sự đàn áp Phật Giáo của các tu sĩ muốn phục hưng đạo Bà La Môn đă dẫn đến t́nh trạng suy thoái của đất nước Ấn Độ sau này. “Sự kiện lịch sử cho thấy giai cấp tăng lữ Bà La Môn (Ấn giáo) đă lâu đời biến mọi dân chúng thấp hèn trở thành những kẻ tôi tớ nô lệ, cho nên họ rất ghét tinh thần dân chủ cách mạng của Phật Giáo. Vào thế kỷ thứ 6 tây lịch, khi các tu sĩ Bà La Môn trở thành giai cấp thống trị th́ Phật Giáo đă bắt đầu suy đồi tại Ấn Độ. Điều khiến đức Phật trở thành nhân vật dị giáo không thể tha thứ được dưới con mắt của hàng tăng lữ Bà La Môn là do bởi giáo lư của Ngài đă nhắm đến cuộc cách mạng xă hội”.
Vijayavardhana đă tŕnh bày rằng: “Theo quan điểm của Bà La Môn hay Ấn Độ Giáo chính thống, đức Phật là nhân vật ngoại đạo và phản động c̣n hơn cả Chúa Giê Su trong cái nh́n của Do Thái Giáo. Điều đặc biệt là Vijayavardhana tin rằng Phật Giáo Tích Lan đă bị ảnh hưởng áp lực của sự gia tăng những người di dân theo Ấn giáo đến từ Ấn Độ. Chính họ đă mang giáo lư đa thần và hệ thống giai cấp Ấn Độ giáo vào Tích Lan. Tăng già Phật Giáo Tích Lan đă bị xâm nhập toàn bộ bởi tư tưởng Bà La Môn giáo tai hại này. Một vài giáo hội Phật Giáo Tích Lan đă chủ trương chọn thỉnh giới hạn số chư tăng nào thuộc giai cấp cao mới được tham gia vào thành viên của giáo hội chẳng khác ǵ h́nh thức phong kiến của các giáo hội Thiên Chúa vào thời trung cổ”.
Khi đề cập đến sự suy đồi của tăng già Tích Lan, Vijayavardhana nêu lên điều này nhằm cho thấy chư Tăng chỉ biết sống cuộc đời ích kỷ, ham thích quyền lực và lợi danh, do đó họ đă làm băng hoại những giáo lư cao siêu căn bản của đức Phật. “Siam Nikaya là giáo phái chính của Tăng già Tích Lan chỉ truyền giới Cụ Túc (Tỳ Kheo) cho một số chư tăng thuộc giai cấp đặc biệt mà thôi, cũng như giáo hội Malwatta chiếm số đông nhất tỳ kheo tại Tích Lan, nhưng họ luôn luôn bị khống chế bởi các tăng sĩ Kandyan (ở thị trấn Kandy có chùa thờ răng Phật). Có Tỳ Kheo đă dùng tiền để mua các chức vị cao cấp trong Tăng giới, và một số chư tăng thuộc các giáo hội này lại thiếu học và kém đạo đức”.
Vijayavardhana dứt khoát nêu lên câu hỏi với t́nh trạng này liệu chúng ta có hy vọng ǵ phục hưng được Phật Giáo hay không. Giống như các nhà trí thức Thiên Chúa vào thời Cải Cách, ông ta t́m câu giải đáp trong sự phân biệt giữa bản chất Phật Giáo với các tổ chức giáo hội đại diện cho tôn giáo này. Ông nói, một số tổ chức Phật Giáo đă thất bại chứ không phải giáo pháp của đức Phật.
Bản chất của đạo Phật là vĩnh cửu tồn tại và thời điểm phục hưng của nó giờ đây đă tới. Nền Phật Giáo mới căn bản cần xây dựng trên một nền Phật Giáo nhập thế. Những Phật tử mới nên đặc biệt nhớ rằng Phật Giáo nguyên uỷ là “một tôn giáo xă hội”. Vấn đề không phải là truyền bá một vài h́nh thức mới về giáo lư đức Phật mà cần phải thực hiện trong đời sống những lời dạy đạo đức phổ thông của Ngài. “Cần thể hiện đạo đức trong cuộc sống chứ không phải chỉ thuyết giảng giáo lư”. Và phương pháp sống theo Phật Giáo không chỉ nên được áp dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt hoặc các ngày lễ Phật Giáo, mà cần phải luôn luôn thực hành “bảy ngày một tuần, năm mươi hai tuần một năm”.
Chư Tăng nên quay trở về với nếp sống thanh tịnh và đạo đức căn bản mà đức Phật đă dạy. Trên hết, cần biến giáo lư xă hội của Ngài thành hành động thực tế. Niết Bàn không thể đạt tới bằng cách ẩn tu trong am thất mà chỉ thành tựu với “cuộc sống dấn thân, hy sinh và quên ḿnh”. Toàn thể Tăng già cần được cải tổ nhằm hướng đến mục đích cao cả như thế. Đệ tử của đức Phật không nên nghĩ đến việc giải thoát cho riêng cá nhân mà “cần phải hết ḷng phục vụ và tích cực hy sinh v́ chúng sanh”. Do đó, chư Tăng không những chỉ được hướng dẫn trong việc học hỏi giáo lư mà họ cũng cần tham gia vào những công tác xă hội độ sanh “để có được những kiến thức cá nhân về các vấn đề xă hội thực tế”.
Trong chương tŕnh phục hưng Phật Giáo chúng ta không chỉ nghĩ đến việc thắp đèn sáng nhiều nơi tượng Phật, gắn loa phóng thanh lớn trong chùa và thuyết giảng Phật Pháp trên đài phát thanh mà tất cả Phật tử xuất gia lẫn tại gia cần phải thực hành, đi theo đúng con đường giải thoát mà đức Thế Tôn đă dạy.
Phật Giáo căn bản là cuộc cách mạng thường xuyên chống lại hàng tăng sĩ thiếu đạo đức, chủ nghĩa giáo điều, h́nh thức cúng lễ mê tín và đặc quyền giai cấp cũng như phản đối các thần thoại hoang đường với mục đích duy tŕ quyền lực cho giai cấp tăng lữ: thần thoại tin vào đấng Thượng Đế toàn năng, sự di truyền tội lỗi và bất lực của con người, hay thần thoại cho rằng con người cần dùng lư luận của ḿnh để biện minh, bảo vệ cho những học thuyết giải thoát phi lư.
Về thực hành, chương tŕnh cải cách này nhằm hướng đến cùng loại chủ nghĩa Phật Giáo xă hội mà U Nu đă áp dụng cho Miến Điện với nhiều kết quả tốt đẹp. Chư Tăng cải cách là h́nh thức mẫu mực cho một xă hội Phật Giáo lư tưởng. Theo Vijayavardhana, chính đức Phật đă chỉ dạy một con đường như vậy. Đoàn thể Tăng Già đầu tiên của Ngài bao gồm một số nhỏ những người tự nguyện chọn sống cuộc đời vị tha, từ bỏ của cải thế gian và áp dụng pháp lục hoà chia đều cho nhau bất cứ vật thực ǵ nhận được do các thí chủ cúng dường.
Đức Phật đă trao lại cho hàng đệ tử của Ngài sứ mạng truyền bá “lư tưởng sống xă hội” cho cộng đồng rộng lớn và sau cùng toàn thể quốc gia. Công tác này, Vijayavardhana bảo rằng đă trở nên cần thiết cho ngày nay, v́ các chính phủ Cộng Sản đang cố gắng áp dụng đường hướng sống theo chủ nghĩa xă hội dưới sự hướng dẫn của duy vật biện chứng. Do đó, phong trào cải cách Phật Giáo cần nhận thức rơ để chọn lựa nên theo chủ nghĩa xă hội Mác – Xít (Cộng Sản) hay Phật Giáo.
Tác phẩm nặng phần bút chiến của Vijayavardhana không nên xem như tiêu biểu cho toàn bộ các khuynh hướng của nền Phật Giáo Tích Lan. Chương tŕnh cải cách của ông đă không được chia xẻ bởi mọi giáo phái Phật Giáo tại xứ này. Tuy nhiên, lư tưởng đạo đức xă hội căn bản mà ông tŕnh bày là đặc điểm khuynh hướng của nền Phật Giáo Tích Lan hiện đại - đường hướng mà trước đây đă được diễn tả trong tác phẩm của Anagarika Dharmapala.
Cùng quan niệm trên cũng được t́m thấy trong cuốn sách của nhà Phật Học Tích Lan danh tiếng, A. Wijesekera, giáo sư môn Ấn Độ tại đại học Peradenjya và đặc biệt ông chuyên nghiên cứu về đời sống văn hoá Tích Lan. Tác phẩm “Phật Giáo và Xă Hội” (Buddhism and Society) của ông xuất bản năm 1958 tại Colombo chứng tỏ giáo sư là một học giả lỗi lạc về lịch sử Phật Giáo khi ông dẫn chứng cho thấy ư tưởng đạo đức xă hội hiện đại đă chứa đựng trong các kinh sách cổ xưa của Phật Giáo. Giáo sư viết: “Tư tưởng Phật Giáo nguyên thỉ được ghi chép trong kinh tạng Pali không có ǵ khác hơn là con đường đạo đức thực tiễn nhằm giúp con người tiến bộ và giải thoát”.
(Trích tác phẩm “Buddhism or Communism Which Holds The Future of Asia”)
(C̣n tiếp một kỳ)