Đạo Hiếu Trong Văn Hóa Việt Nam

 

 Thích Đức Trí

 

 

 

Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ư nghĩa hiếu đạo được xem là một di sản quí báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ ǵn.   Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam th́ đạo đức dân tộc và đạo đức Phật Giáo ḥa quyện vào nhau như nước với sữa.  Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đă tiếp nhận giáo lư Phật Giáo một cách dễ dàng.  Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người Phật tử Việt Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy mỗi năm là thực hiện một phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời, và xem đó như là một tín ngưỡng truyền thống. Đây là nét đẹp của đạo hiếu xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn có trong nền văn hóa Việt Nam mà bài viết này đề cập đến.

 

Trong văn học dân gian c̣n lưu lại  những dấu tích về tấm ḷng yêu chuông đạo hiếu của người con Việt. Trải qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử với những phương diện trong đời sống con người, như kinh tế, chính trị, văn hóa và nghệ thuật v.v… , nó cùng ảnh hưởng tương tác giúp cho người Việt Nam làm nên văn hóa của dân tộc trong quá khứ và hiện tại.  Văn học dân gian Việt Nam đă đề cao văn hóa gia đ́nh và ḍng tộc.  Trong truyền thuyết hay truyện cổ tích, người Việt luôn tự hào là thuộc ḍng giống con rồng cháu tiên.  Lạc Long Quân như là một người cha mẫu mực, anh hùng, thương yêu và che chở con cái lúc hoạn nạn, thường khuyên mọi người ăn ở hiền lành, sống đúng đạo lư cha con và t́nh nghĩa vợ chồng.  Đó là ư thức về hiếu hạnh, đặt nền tảng gây dựng đạo đức xă hội.

 

Câu chuyện về sự tích bánh chưng bánh dầy đă bày tỏ công lao sanh dưỡng của cha mẹ.  Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, là người con hiếu thảo, hiền lành đă dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ư nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.  Do vậy mà được vua Hùng truyền trao ngôi vua.  Tiền bạc, vàng ngọc châu báu, của ngon vật lạ của các người con khác dâng lên đều bị vua từ chối.  Ư thức ấy như ngọn gió đạo đức đă thổi vào luồng văn hóa dân tộc để xây dựng nền đạo lư lâu dài.  Chiếc bánh chưng, bánh dầy đă trở thành một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lư, chiếc bánh ấy thường được dâng cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán và các lễ hội hàng năm. 

 

Trong ca dao Việt Nam, tiếng nói đạo đức mang truyền thống văn hóa dân tộc được kết tụ mấy ngh́n năm lịch sử.  Với những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu đă đề cao được công lao dưỡng dục của cha mẹ, nó không nằm trong phạm vi văn chương bác học, mà trở lại gần gủi và phổ cập với đời sống con người qua bao thế hệ:

“Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày c̣n thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”

“ Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một ḷng thờ mẹ kính cha,
Cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con.”

Nguyễn Trăi, vị anh hùng dân tộc vào thế kỉ thứ mười lăm, là một nhà quân sự, một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại của dân tộc, có nhiều thi phẩm văn chương bất hũ.  Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” của ông, đă đề cao đạo đức, luân lư trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đ́nh và xă hội.  Hiếu được nhấn mạnh rất rơ:

“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,

Đừng tranh dành bên ấy, bên này,

Cù lao đội đức cao dày,

Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”

(Nguyễn Trăi, Gia Huấn Ca)

C̣n nữa, phận làm con đối với cha mẹ:

“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta th́ an tâm.”

(Nguyễn Trăi, Gia Huấn Ca)

 

Nguyễn Du, ông cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc, vào thế kỉ thứ mười tám, thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo, ông thường nói rằng “ngă độc kim cang, thiên biến linh”, nghĩa là “Ta đọc hơn ngàn biến Kinh Kim Cang”.  Nguyễn Du đă tiếp nhận hai nguồn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa mà viết ra tác phẩm Truyện Kiều, ông đă đề cao chữ hiếu với một tinh thần phóng khoáng, đặc biệt đạo hiếu được nhấn mạnh và xem đó là nhiệm vụ hàng đầu của con cái:

 

“Duyên hội ngộ đức cù lao

Bên t́nh bên hiếu bên nào nặng hơn,

Để lời thệ hải minh sơn

Làm con trước phải đền ơn sanh thành.”

 

Trong tư tưởng của ông đạo hiếu là nét trinh ḷng cao quư.  Giữa thời đại phong kiến, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, mà ông đă xây dựng h́nh ảnh Thúy Kiều yêu Kim Trọng, hiếu với mẹ cha, nhưng nàng sẵn sàng bán ḿnh chuộc cha:

 

“Quyết t́nh nàng mới hạ t́nh:

Dẽ cho để thiếp bán ḿnh chuộc cha.”

 

Thúy Kiều đă hy sinh tất cả hạnh phúc cá nhân để làm tṛn Chữ Hiếu:

 

“Như nàng lấy hiếu làm trinh

Bụi nào cho đục được ḿnh ấy vay.”

C̣n nữa:

 “Xưa nay trong đạo đàn bà,

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.”

 

Thúy Kiều không v́ t́nh yêu mà quên đi bổn phận làm con, nàng đă có một thái độ dứt khoát trong t́nh và hiếu, mặc dù bán ḿnh, nhưng Thúy Kiều vẫn giữ một tấm ḷng trung trinh v́ đă thực hiện trọn vẹn chữ hiếu.  Hơn thế nữa, Kiều sẵn sàng khuyên em ḿnh là Thúy Vân chung sống với Kim Trọng, đó là một nghĩa cử cao đẹp và cao thượng, một quan điểm t́nh yêu mới lạ trong thời đại bấy giờ.

 

Cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu, một sĩ phu yêu nước, thương dân vào thế kỉ thứ mười chín, không màng danh lợi, rất đề cao tinh thần hiếu hạnh, thể trong tác phẩm “Lục Vân Tiên”  H́nh ảnh Lục Vân Tiên trên đường đi thi trạng nguyên, nghe tin mẹ mất, đă quay về chịu tang cho mẹ và ông đă khóc lóc đến mù mắt.  Lục Vân Tiên không v́ sự nghiệp của bản thân ḿnh mà quên đi trách nhiệm của người con khi cha mẹ qua đời.

 

Trong giáo lư đạo Phật, Đức Phật Thích Ca, là một bậc Thầy của trời người đă thể hiện trọn vẹn về hạnh hiếu.  Khi vua Tịnh Phạn bệnh nặng, ngài đă về hoàng cung để thuyết pháp cho vua cha.  Trong kinh Địa Tạng có chép rằng, Đức Phật c̣n lên cung trời Đâu Lợi thuyết pháp cho mẹ là Thánh Mẫu Ma Gia.  Ở trong Kinh Vu Lan, h́nh ảnh Đức Mục Kiền Liên tiêu biểu một đệ tử chí hiếu, vâng lời Phật dạy đă thực hiện phép cúng dường Tam Bảo trong ngày rằm tháng bảy, hồi hướng phúc đức cứu thân mẫu thoát khỏi địa ngục khổ đau. 

Kinh Nhẫn Nhục có dạy rằng:  "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu."

Các Kinh khác có nhấn mạnh về ư nghĩa hiếu hạnh như sau:

"Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, ta nói không thể trả ơn được! Mẹ và cha.   Nếu một bên vai cơng cha, một bên vai cơng mẹ, làm vậy suốt đời, vừa đấm bóp hầu hạ, và dù tại đó cha mẹ văi tiểu tiện, cũng chưa làm đủ để đáp đền ơn mẹ và cha." Kinh Tăng Chi I, trang 75.

Tinh thần hiếu hạnh Phật giáo thấm nhuần trong văn hóa của dân tộc Việt nam , ca dao có câu: “dù ai buôn bán đâu đâu, cứ rằm tháng Bảy mưa Ngâu th́ về”.  Rằm tháng bảy trong kí ức mọi người là ngày xá tội vong nhân, phát tâm làm lành lánh dữ, cúng dường Tam Bảo cầu cho gia quyến b́nh an và cầu nguyện cho hương linh cha mẹ và tổ tiên quá văng được sanh về cỏi an lành.  Như vậy, Phật Giáo thực hiên rất sâu sắc hơn về ư nghĩa đạo hiếu.  Người Phật Tử làm tất cả các thiện pháp để hồi hướng cho tổ tiên ông bà quá văng nhiều đời: “đa sanh phụ mẫu”, là nuôi lớn t́nh thương b́nh đẳng vô ngă vị tha.  Ư nghĩa ấy, chúng ta c̣n phải có trách nhiệm với bao bậc mẹ cha khác trên cuộc đời, v́ giá trị rộng lớn của chữ hiếu trong triết lư duyên sinh. Theo quan điểm đao Phật,  hiếu thuận với cha mẹ là phải hiếu thuận với tất cả mọi người.  Đây là lư tưởng sống cao đẹp không những dân tộc Viêt Nam mà các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới đều yêu chuộng và giữ ǵn.

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/21/11