VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI
(trích từ “Phật giáo Việt Nam và hướng đi Nhân bản đích thực” - xuất bản năm 1967)
Trần Thạc Đức
(Lời ṭa soạn: Tác phẩm của Gs. Trần Thạc Đức đă được xuất bản gần nửa thế kỷ nhưng vấn đề “đào tạo Tăng tài” cho đến hôm nay vẫn cứ là điều ưu tư trăn trở của các bậc tôn túc Tăng già cũng như hàng thức giả phật-tử. Mặc dù một số điểm trong bài không c̣n thích hợp với thời đại, hoặc đă được ứng dụng từ nhiều năm qua, Chánh Pháp vẫn muốn đăng lại ở đây để khơi lại và nhắc nhở điều quan yếu nhất quán trong việc hoằng pháp giáo dục của Phật giáo Việt Nam mọi thời đại. Xin cảm ơn Gs. Trần Thạc Đức)
Các Thầy và các đạo hữu hẳn cũng đă nhận thấy số lượng ít ỏi cũa các vị tăng già có tu học ở xứ ta. Hàng triệu phật tử cư sĩ đang ở vào t́nh trạng thiếu các bậc tăng già hướng dẫn. Bao nhiêu tỉnh hội, chi hội và bao nhiêu đơn vị "khuôn" hiện giờ đang khao khát một vị tăng già trú tŕ tại địa phương ḿnh để hướng dẫn sự tu học. Bao nhiêu cặp mắt tin tưởng đổ dồn về cấp lănh đạo. Nhưng số lượng của các vị giảng sư qua một vài lần trong những dịp đại lễ, thế rồi thôi. Biết bao nhiêu đơn vị Phật học gởi thơ về thiết tha mong cấp lănh đạo gởi về một vị tăng già để nắm giữ việc sinh hoạt hoằng pháp tại địa phương, nhưng đă mỏi mắt trông chờ mà chưa thấy có kết quả. Thiếu một vị tăng già, không khí tu học sẽ trở nên lệch lạc. Vấn đề đào tạo tăng tài bây giờ đă trở nên một công việc khẩn bách.
Giảng sư của cả hai miền Nam Trung hiện giờ gồm lại không đây ba mươi vị. Các vị trú tŕ được bổ nhiệm đi làm phật sự cũng không quá số lượng ấy bao nhiêu. Tự viện trong toàn quốc có đến hàng mấy vạn, mà số các vị trú tŕ có khả năng hóa độ và hướng dẫn tính ra không được một phần mười. Quần chúng Phật tử thiếu các vị tăng già hướng dẫn, và đó là một nguy hại lớn cho nền đạo đức cổ truyền của dân tộc. Nguy hại là ở chỗ quần chúng không biết đạo, mà không biết đạo th́ rất có thể dễ dàng bị lời tuyên truyền của ngoại đạo, của duy vật, của ma quỷ lung lạc. Vấn đề đáng đặt ra và cần đặt ra trong thời đại, v́ ở ngày xưa, mối lo ngại ấy không cần phải có.
Khắp các nơi, tổ chức giáo dục thanh thiếu niên Phật tử được thành lập theo phong trào du học hiện thời. Nhưng thật là một điều đáng ngại nếu mỗi nơi không có một ban hướng dẫn vững vàng lành mạnh, thông hiểu đường lối và phương pháp giáo dục Phật giáo. Các trại huấn luyện co dấp Tổng trị sự mở chung cho hai ba tỉnh tuy là cần thiết và kịp thời, nhưng chưa đủ, phải nói là c̣n thiếu lắm mới đúng. Thông hiểu đường lối giáo dục của đạo Phật, không ai hơn là các vị tăng già nhất là các vị này có ít nhiều tân học. Vậy mà có nhiều gia đ́nh Phật tử vắng hẳn bóng chiếc áo nâu trong nhiều tháng và trong nhiều năm. Bên cạnh Ban Hướng Dẫn phải có một vị tăng già. Đó là điều cần thiết. Và giáo lư do chính miệng nhà tu hành đó dạy lại cho các em mới mang được sức cảm hóa cần thiét và đầy đủ của nó.
Nhiều trường tư thục Phật giáo cũng đă được mở ra các nơi. Nhưng hiện có nhiều trường thiếu hẳn bóng của các nhà tăng sĩ. Một trường Phật giáo thiếu mất một giờ giáo lư không c̣n là một trường Phật giáo nữa. Bóng dáng của chiếc áo nâu ơe đây thật cũng là cần thiết. Theo nhận xét của chúng tôi, trường tư thục nào mà có quư thầy dạy th́ các học sinh đều thuần hậu và ngoan ngoăn hơn các trường khác.
Vậy ta có thể kết luận rằng Phật giáo Việt Nam hiện thiếu rất nhiều các bậc tăng già để hướng dẫn sự tu học cho các đạo hữu.
Có một số các vị tăng sĩ chân tu hiện giờ vẫn c̣n ẩn náu những chốn tịch liêu, chưa muốn ra làm việc hoằng pháp tiếp độ. Một số các vị trưởng lăo Ḥa Thượng và các vị Thượng Tọa có học có tu khác hiện giờ tuy đang đảm đương công việc Phật sự, nhưng v́ số lượng quá ít ỏi nên mỗi vị thường mang nặng trên vai có khi đến ba bốn chức vụ, làm việc đêm ngày không ngớt. Một số các vị sớm có nhận thức về đường lối của Phật giáo dân tộc đă tinh tấn và hoan hỷ tham gia công việc của giáo hội và của các tập đoàn, hoạt động Phật sự trong các ngành Hoằng Pháp, Trú tŕ, và giáo dục. Một số học tăng và học ni chừng ba trăm vị đang tùng học tại các Phật học đường, nhưng gặp nhiều trường hợp cần thiét, cũng đă phải ra làm việc từng tháng một, xong một khóa lại trở về Phật Học Đường học tập. Một số nữa các vị trú tŕ ở các tỉnh nhờ nhận thấy con đường mới, đă gia nhập giáo hội toàn quốc và sốt sắng tham gia các khóa học tập và thực hành hoằng pháp.
Đó, gia tài của Tăng Bảo Việt Nam, tuy cũng có thể xứng đáng làm hiển lộ chân tướng Tăng Bảo, nhưng vỏn vẹn chỉ có từng ấy, một số lượng quá ít ỏi. Ngoài ra, sót lại của thời đại suy đồi, c̣n không biết bao nhiêu vị "h́nh đồng tăng già" mà t́nh trạng ngư mục hỗn châu càng làm tăng thêm nỗi hoang mang cho người tín đồ chưa biết đạo.
Nh́n vào t́nh trạng ấy, người hữu tâm với nền đạo lư phải kết luận rằng: thế nào cũng phải đào tạo một thế hệ tăng già mới, cao quư về phẩm và phong phú về lượng. Vấn đề là một vấn đề căn bản.
Chúng tôi có những nhận xét và đề nghị sau đây:
A) Về các ngành chuyên môn của các vị Tăng già:
Theo nhu cầu hoằng pháp thiết thực ở hiện đại, th́ ngoài các vị chuyên tĩnh tu ẩn cư không tiếp xúc với thế tục, Phật giáo Việt Nam c̣n cần có các vị tăng già trong những ngành chuyên môn sau đây:
1- Các vị giảng sư: Các vị này đă học xong cấp trung học Phật giáo và có tŕnh độ trung học chuyên khoa. Phận sự của các vị này là theo đúng chương tŕnh và sự phân phối của ban Hoằng pháp Trung ương để đi giảng dạy giáo lư cho các từng lớp Phật tử ở khắp các nơi thành thị và thôn quê. Địa điểm diễn giảng là các tự viện và các niệm Phật đường địa phương. tại đây, các vị ấy thỉnh thoảng cũng theo chương tŕnh đă ấn định mà mở những lớp Phật pháp phổ thông để giúp sự học hỏi cho quần chúng Phật tử. Các vị giảng sư sẽ làm việc lưu động, từng khóa một và thay phiên nhau để mỗi người đều có thể có những khóa an cư tu tập và học hỏi thêm.
2- Các vị giáo sư: Hiện thời số lượng các trường tư thục Phật giáo đă tăng thêm rất nhiều. Các vị tăng sĩ cần phải đứng ra đảm nhiệm một phần lớn sự giáo dục cho các trường này. Các vị sẽ dạy ở cấp trung học và tiểu học. Trong số các giáo sư trường Bồ Đề chẳng hạn, ít ra phải có vài ba vị tu sĩ để chăm lo về phần đức dục, giảng giờ giáo lư và dạy ở một vài lớp trong trường.
Các vị giáo sư tu sĩ này có điều kiện gần gũi tuổi trẻ. Sự gần gũi đó gây được nhiều thông cảm, v́ đă từ lâu, tuổi trẻ vẫn thường bỡ ngỡ và h́nh như c̣n ngại ngùng khi nh́n thấy các vị học tăng.
3- Các vị giảng viên tại Phật học viện: Các vị này phải học xong cấp Đại học Phật giáo nếu họ là giáp sư của cấp Trung Học. Nếu là giáo sư của cấp Đại Học th́ họ phải có một tŕnh độ khá cao hơn, đă trước tác những tác phẩm hữu danh hoặc đă tŕnh bày một vài luận án mà ban giáo sư của Phật học viện đă thảo duyệt.
Số lượng các vị này bao giờ cũng ít. Họ ở tại các Phật học viện để giảng dạy, nghiên cứu, trước tác và phiên dịch. Họ lại lo lập những thư viện, xuất bản báo chí.
4- Các vị trú tŕ: Số lượng cần rất to tát. Các vị này cần học xong những năm giáo lư mở tại Phật học viện, những năm giáo lư quy định cho ngành trú tŕ chánh pháp. Các vị lại phải thông thạo về nghi lễ, tổ chức, giảng dạy tín đồ. Phận sự của các vị là thường trú tại một chùa để trực tiếp hướng dẫn sự tu học cũa dân chúng địa phương. Nhưng đến mùa hè, các vị lại cần phải về an cư tu học thêm tại các địa điểm an cư do Giáo hội thiết lập. Các vị có thể ở nhiều năm, có khi hai ba mươi năm - tại một dịa phương. Nhưng khi cần, các vị cũng được thuyên chuyển đi nơi khác để được thích hợp với khả năng và với sức khỏe.
Bốn ngành chuyên môn trên đây cần được phân biệt rơ ràng, và nếu cần cũng nên quy định những điểm dị đồng trong phẩm phục của các ngành tu ấy.
B) Về chương tŕnh học tập của Học tăng:
Các nhà Phật học tiếng tăm đời Lư Trần, trước tiên đều là những người học nho rất giỏi. Cần có một tŕnhj độ phổ thông vững chắc mới có thể học Phật được, bởi v́ học Phật là một thứ học chuyên môn, một môn đại học. Do đó Phật học viện chỉ có thể thâu nhận làm sinh viên những học tăng nào có tŕnh độ phổ thông cần thiết. Bên Nhật, có bằng tú gài mới được xuất gia. Xứ ta, chưa được thế tưởng cũng nên bắt buộc có tŕnh độ Trung Học Phổ Thông.
Vậy nếu cần có lớp dự bị xuất gia, th́ lớp này cần thu nhận các học sinh có tŕnh độ đệ thất. Thời gian dự bị xuất gia là bốn năm, phân làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, các em ỡ nhà 20 ngày, ăn mặn như thường, ở trường 10 ngày, ăn chay và sinh hoạt như học tăng. Áo đen quần dài, tóc rẽ. Giai đoạn thứ hai, ở trường 20 ngày, ở nhà bốn ngày. Xong giai đoạn này, các em được xuất gia; tŕnh độ đă lên Trung Học Phổ Thông, chữ Hán đă dịch được một bài hơi dài và Phật Pháp đă có thể vào năm thứ nhất Trung học.
Suốt thời gian ấy, các em được học tại trường Phật học trong một khóa dự bị xuất gia dành riêng cho các em. Nếu có tŕnh độ Trung học Phổ Thông rồi th́ không cần theo học sáu tháng trước khi thi vào năm Nhất niên Trung học. Nếu đă có tŕnh độ Trung học chuyên khoa th́ cũng chỉ cần học một năm dự bị (căn bản Hán tự và giáo lư) để xin vào năm Nhất niên Đại học. Đại học chỉ cần ba năm.
Riêng về các em nghèo th́ trong 4 năm dự bị xuất gia, Phật học đường sẽ phụ cấp. Phụ huynh thường cứ tưởng cho con em đi xuất gia là cực khổ lắm, không biết đâu rằng đời của một vị tăng rất ít chứa chất những lo âu, buồn chán và sầu khổ, và đượm rất nhiều niềm an lạc.
Cần có một lớp thế hệ thanh niên xuất gia biết yêu đời, làm việc cho đời, biểu dương được chân tinh thần của đạo, để số lượng người xuất gia càng lúc càng tăng. Các lớp dự bị xuất gia v́ thế cần được tổ chức hoàn bị và cần được luôn luôn ở những địa phương nào thuận lợi.
Khi học xong cấp trung học Phật học, nếu c̣n điều kiêẹn, họ sẽ thi lên Đại Học. Nếu không, họ sẽ học bổ túc một năm và sẽ ra làm việc cho đạo trong ba ngành giảng sư, giáo sư tư thục, và trú tŕ chánh pháp. Năm năm sau, họ có thể hoặc phát nguyện tu trọn đời, hoặc có thể hoàn tục tự nhiên làm cư sĩ và hộ trợ chánh pháp. Những vị cư sĩ nào đă từng được xuất gia như thế chắc hẳn sẽ có một căn bản vững vàng về đạo và cũng sẽ có lợi ích nh́ều cho đạo.
Trong cấp Trung học, sinh viên tăng sẽ học Phật pháp bằng hai thứ chữ, phần chính là Quốc văn, phần phụ là Hán văn. Lên Đại học, họ sẽ học bằng Hán văn và tham khảo các sách Phật học và các bản dịch Anh hay Pháp văn. Ở cấp Trung học, họ vẫn tiếp tục học các môn phổ thông đồng thời với giáo lư. Ở Đại học, các môn văn chương, sinh ngữ, khoa học... chấm dứt để chỉ chuyên học Phật học. Bổ túc môn này, có những giờ triết học, xă hội học, sử học, dạy kèm theo.
Các môn Phật giáo truyền bá sử, Phật giáo tư tưởng sử, Phật giáo giáo lư hệ phải có những giáo sư chuyên môn, và các tác phẩm kinh luận phải giảng theo từng giai đoạn của môn tư tưởng sử và giáo lư hệ theo phương pháp phân tích mới.
C) Về toàn thể Ni chúng:
Các vị ni cô, trong giới xuất gia, cần có một chương tŕnh học và hành khác biệt. Các ni cô sẽ không làm việc trong ngành trú tŕ, mà chỉ chuyên về mặt giáo dục, giảng diễn và xă hội.
Các ni cô cần được học thêm về nghề nuôi dạy trẻ em, điều dưỡng bệnh nhân, và về khoa sư phạm để sau này ra làm việc xă hội. Có nhiều công việc rất hợp với khả năng họ: tổ chức các vườn trẻ (jardins d'enfants), các trường mẫu giáo, các cô nhi viện, các bệnh viện, các trường nữ học. Theo chúng tôi nghĩ, đó là việc làm rất thích hợp với các ni cô, với tinh thần đạo. Các ni cô làm việc nửa ngày trong các vườn trẻ, hoặc trong trường mẫu giáo, các cô nhi viện, các bệnh viện, các trường nữ học. Các cô cần phải thương đời, gần đời hơn nữa để có thể biểu lộ được tinh thần từ bi, hoan hỷ, của đạo Phật, để đừng cho người ta tưởng lầm rằng "ni cô là những người yếm thế nhất trong phái nữ lưu."
Kết luận:
Một vài ư kiến hèn mọn đưa ra đây, chúng tôi mong sẽ làm quư Thầy và quư đạo hữu suy nghĩ. Khi nói ra, chúng tôi đă suy nghĩ nhiều đến t́nh trạng và điều kiện của chúng ta hiện tại. Chúng tôi không đến nỗi ước mơ viển vông; việc là việc chung, có thể làm được. Ước vọng của chúng tôi là một ngày kia được trông thấy tiền đồ quang minh của đạo Phật, do công phu của đoàn thể Tăng già chân chính của Phật giáo Việt Nam.