MỘT NGÀY, KHÔNG NHƯ MỌI NGÀY
Huệ Trân
Vâng,
Một ngày không như mọi ngày.
Đó là ngày 16 Tháng 6 năm 2009 ngày chính thức khai trường hạ năm 2009 tại Phật Học Viện Quốc Tế, tỉnh North Hills, miền Nam California Hoa Kỳ, nơi được nhận trách nhiệm tổ chức An Cư Kiết Hạ.
Từ nhiều tuần lễ trước, khuôn viên PHVQT đă rộn ră với những chuyến xe tới lui, chở vật dụng, nhu yếu phẩm chuẩn bị cho mười ngày nhập hạ. Và hôm qua, khắp các ngả đường dẫn đến địa chỉ 9250 Columbus Ave, North Hills đă tràn ngập các tà áo lam, áo nâu, hoan hỷ chờ đón Chư Tôn Đức Tăng Ni từ khắp năm châu về nhập hạ. Buổi Cung An Chức Sự tối 15 tháng 6, 09 đă được Chư Tôn Đức hoan hỷ và nhanh chóng thông qua với thành phần chức sự đầy hùng lực:Chứng minh:
H.T.Thích Minh Tâm, H.T. Thích Hạnh Đạo, H.T. Thích Chơn Thành, H.T. Thích Phước Thuận, H.T. Thích Nguyên Trí, H.T. Thích Tín Nghĩa.
Thiền chủ: H.T. Thích Thắng Hoan.
Phó Thiền Chủ: H.T. Trí Chơn.
Tuyên Luật Sư: H.T. Thích Đỗng Tuyên
Giáo thọ: H.T. Thích Nguyên An.
Phụ tá giáo thọ cho Tăng Ni và thuyết giảng Cư Sĩ Phật Tử: TT Thích Nguyên Siêu
Hóa chủ: ĐĐ Thích Minh Chí
Thư kư: TT Thích Nhựt Huệ
Phụ tá thư kư: ĐĐ Thích Quảng Định
Xướng ngôn viên điều hợp: TThích Nhật Trí
Cùng tất cả các tiểu ban.
Ánh dương ló rạng sáng ngày 16 tháng 6 năm 2009 đă chính thức bắt đầu khóa An Cư Kiết Hạ lần thứ tám trong nghi thức Kiết Giới thập phần trang nghiêm và hùng tráng. Chánh điện ngập sắc y vàng với quư Chư Đại Lăo Ḥa Thượng nghiêm túc ngồi giữa, hai hàng Tăng Ni hai bên, đối diện nhau.
Chuông trống Bát Nhă trầm hùng đă tiếp đón 156 vị, gồm 10 vị Ḥa thượng cùng chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, Thức-xoa Ma-na, Sa di, Sadini.
Chương tŕnh thời khóa đă bắt đầu ngay lúc 9g30 với phần “Thảo luận Phật pháp”do vị Ḥa Thượng đến từ rất xa. Đó là HT Thích Minh Tâm, viện chủ chùa Khánh Anh, Pháp quốc và cũng là chủ tịch HĐĐHGHPGVNTN Âu Châu, Chánh văn pḥng, Văn pḥng Điều hợp GHPGVNTNLC. Ngài nói về Phật sự quan trọng là xây dựng Tăng ǵa, phải được đào tạo với giới luật và kỷ cương căn bản, rồi mới có thể tuỳ môi trường và ḥan cảnh mà uyển chuyển.
Phần thảo luận cũng đề cập tới ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư mang danh xưng thể hiện tinh thần Á Đông từ thuở khai thiên lập địa là luôn nhớ về nguồn cội, là ăn trái nhớ kẻ trồng cây.
Với đời-thường, ai không có tổ tiên, ông bà, cha mẹ? Tưởng nhớ tiền nhân không là nhớ về nguồn cội ḿnh ư?
Với nghĩa-đạo, ai không có thầy, có tổ? Tưởng nhớ thầy, tổ, không là nhớ về nguồn cội, nhớ về ân sư, về môn phái đă khai mở cho ḿnh cơ duyên lớn nhất của kiếp nhân sinh là được khoác áo Như Lai khóac, đi đường Như Lai đi, làm hạnh Như Lai làm, nguyện lời Như Lai nguyện ư? Được nhận ân sâu như vậy, đệ tử cùng nhau hiệp kỵ nhớ về Thầy Tổ không là Về Nguồn ư?
Lời giảng giải của Ḥa Thượng viện chủ chùa Khánh Anh đă làm ấm ḷng quư Thầy hiện diện. Giữa không khí cảm động và tràng đầy đạo vị đó, Thượng Tọa điều hợp chương tŕnh đă cất giọng hào sảng, trầm ấm, đọc “Bức tâm thư gửi tăng sinh Huế” của Thầy Tuệ Sĩ nhắn gưỉ và trấn an các con Thầy trong cơn băo tố. Phút giây này, hoàn cảnh này, môi trường này, đệ tử của Thầy đang chuyên chở lời Thầy năm xưa, làm thổn thức bao trái tim hiện diện ở giảng đường, niềm thổn thức rạt rào, tưởng chừng như nức nở qua t́nh thương bao la mà Thầy luôn gưỉ tới cho các con dưới mọi h́nh thức:
“…Nhiều người trong các con không biết đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là ǵ; đă làm ǵ và cống hiến những ǵ cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, ḥa b́nh dân tộc, trong những giai đoạn hiểm nghèo của lịch sử dân tộc và đạo pháp của đất nước. Một qúa khứ chỉ mới như ngày hôm qua, di sản vẫn c̣n đó nhưng đă bị chối bỏ một cách vội vàng. Di sản được tích lũy ṛng ră hằng thế kỷ, bằng bao tâm tư, bao khổ lụy đau thương của biết bao Tăng, Ni, Phật tử. Nhưng sống hay chết, vinh hay nhục không làm dao động tâm tư của những ai biết sống và chết xứng đáng với phẩm cách con người, không hổ thẹn với phẩm hạnh cao qúy của bậc xuất gia, khi cất bước ra đi là hướng đến phương trời cao rộng… Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian nhưng không tự đánh ch́m trong ḍng xoáy ô trược của thế gian. Các con hăy tự rèn luyện cho ḿnh một tín tâm bất hoại, nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhin rơ sự tướng chân, ngụy …. Cầu mong các con có đủ dũng mănh để đi bằng đôi chân của ḿnh, nh́n bằng đôi mắt của ḿnh, tự xác định hướng đi cho chính ḿnh. Thầy sẽ là người bạn đồng hành của các con trên đoạn đời bóng xế của đời ḿnh.” (*)
Giọng vị điều hợp chương tŕnh đă dứt mà âm vang lời Thầy qua bức tâm thư vẫn quyện chặt không khí giảng đường. Ơn Thầy, ngay gần đây, ngay đời này chúng con c̣n không biết lấy chi trả đủ; huống chi ơn Tổ bao đời, nay cùng nhau hiệp lại, cùng ôn lời dạy của ân sư, cùng t́m về nguồn cội, lẽ ra, phải là việc cần làm, đáng làm từ lâu; nhưng hoàn cảnh tha hương mỗi đứa con mỗi ngả, nay mới tạm ổn định để cùng nhau ngồi lại.
Tan buổi giảng, cá nhân con không thể không đứng chờ ngoài hành lang để qùy xuống đảnh lễ vị Thượng Tọa đă vừa truyền đạt lời Thầy năm xưa, cho chúng con cảm nhận rơ ràng Thầy luôn có mặt với chúng con. Nhận một lạy bất ngờ, vị Thượng Tọa chỉ thoáng ngạc nhiên, nhưng rồi hiểu ngay. Thầy nh́n con, mỉm cười, rồi cùng chắp tay, ngước lên bầu trời cao. Một áng mây trắng đang bềnh bồng trên đó… “Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về!” (*)
Buổi chiều của ngày đầu khóa An Cư Kiết Hạ, chánh điện lại trang nghiêm vàng rực sắc áo Như Lai, cùng khai kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật.
Một trăm năm mươi sáu trưởng tử Như Lai đă đến từ nhiều tự viện khắp năm châu, tuân lời Phật dạy, nghiêm túc giữ ǵn truyền thống đẹp đẽ của tinh thần An Cư Kiết Hạ, chính là h́nh ảnh muôn sông ngàn suối đổ về nguồn, cùng vun bồi và soi sáng Bản Thể Tăng Ǵa.
Mùa An Cư Kiết Hạ tại Phật Học Viện Quốc Tế năm 2009 mới khởi sự ngày đầu. Thời khóa những ngày kế tiếp đều thức chúng từ 4 giờ rưỡi sáng và chuông báo chỉ tịnh lúc 10 giờ tối. Suốt thời gian hạ, Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử tham dự đồng truyền năng lượng chánh pháp, chánh niệm qua rất nhiều buổi thuyết giảng, pháp đàm, tụng kinh, niệm Phật, kinh hành…
Gần hai mươi sáu thế kỷ, qua bao thăng trầm, đổ vỡ, tang thương giữa ngũ trược ác thế, ḍng suối từ của Đấng Từ Phụ vẫn luân lưu tuôn chảy v́ những trưởng tử Như Lai từng hứng chiụ bát phong chính là h́nh ảnh những cây xanh trên triền núi. Những h́nh ảnh đó không phải là ngạo nghễ thách thức băo giông, mà là sự an nhiên trực diện trước mọi đổi thay nghiệt ngă.
Đó là sức mạnh của sự im lặng hùng tráng, là nội lực tiềm ẩn khởi từ tinh thần Bi Trí Dũng.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Huệ Trân
Tháng 6/ 2009, Trường Hạ Phật Học Viện Quốc Tế
___________
(*) Thầy Tuệ Sỹ