LỜI THƯA CỦA TÁC GIẢ:
Bài này được viết từ mùa xuân năm trước nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cố Đại lăo Ḥa thượng Thích Trí Thủ (1909-2009), cũng là 25 năm húy nhật của ngài (1984-2009). Bài đă có đăng trên một số trang lưới Phật giáo, nhưng chưa phổ biến trên báo giấy. Nay nhân ngày húy kỵ Ôn Già Lam, cũng nhằm cuộc họp mặt thường niên của Hội Thân Hữu Già Lam lần thứ 7 (2004-2010), tôi xin được đăng lại nơi đây để tỏ ḷng kính nhớ Ôn, kính tặng chư tôn đức Tăng Ni và cư sĩ trực tiếp hoặc gián tiếp thọ ân giáo dưỡng của Ôn, kính tặng quư Thầy và quư huynh đệ trong Hội Thân Hữu Già Lam, đồng thời chia sẻ với những ai chưa có nhân duyên diện kiến, thọ học với bậc cao tăng phạm hạnh hiếm có của Phật giáo Việt Nam cận đại, đương đại. Cuối bài viết có đính kèm bài Sám nguyện “Quỳ trước điện” do Ôn Già Lam là tác giả mà ít người biết, trong khi bài ấy đă được hàng triệu Tăng Ni và phật tử Việt Nam tụng đọc suốt hơn nửa thế kỷ qua trong nghi thức nhật tụng.
Cố Đại lăo Ḥa thượng Thích Trí Thủ (1909-1984)
Nguyên Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
Khai sơn Tu viện Quảng Hương Già Lam, quận G̣ Vấp, Saigon, Việt Nam
***
Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam.
Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lăo Ḥa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài th́ chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. C̣n Tu viện Quảng Hương Già Lam th́ vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam.
Những năm trước 1975, Ôn Già Lam từng là Giám viện Phật học đường Báo Quốc, Huế, Giám viện Phật học viện Trung Phần Hải Đức, Nha Trang; Ôn c̣n là người sáng lập Phật học viện Phổ Đà, Đà Nẵng. Sau năm 1975, Ôn Già Lam mở lớp đào tạo đặc biệt tại Tu viện Già Lam. Các vị giáo thọ trong suốt bốn năm (1980-1984) cho các khóa học tại Tu viện Già Lam, ngoài Ôn ra, gồm có chư vị được thỉnh giảng là HT. Thích Huyền Quang và HT. Thích Thiện Siêu; thường trực th́ có HT. Thích Minh Châu, TT. Thích Minh Tuệ, TT. Thích Chơn Thiện, TT. Thích Tuệ Sỹ, TT. Thích Nguyên Giác, Gs. Nguyên Hồng, Gs. Lê Mạnh Thát, Gs. Tịnh Minh, v.v… Đối với giáo hội, Ôn Già Lam từng giữ chức Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp kiêm Tổng vụ Tài chánh. Sau đó, Ôn được thỉnh cử làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo khi HT. Thích Thiện Hoa viên tịch (1973), rồi Xử lư Thường vụ Viện Tăng Thống (1975). Tiểu sử với nhiều chức vụ quan trọng của Ôn Già Lam đă nhiều người viết; nhưng trong hoàn cảnh tế nhị mà Ôn là lănh đạo then chốt của cả giáo hội cũ và giáo hội mới, những điều viết ra của phía này hay phía kia, đều chỉ nói được một phần nhỏ, không lột tả hết hành trạng và tâm nguyện cao vời của bậc long tượng hàng đầu này.
Vài nét đơn cử kể trên, có thể cô đọng cuộc đời Ôn Già Lam trong mấy chữ “hoằng pháp lợi sanh,” hoặc gọn hơn: “hoằng pháp.”
Nhiều thế hệ tăng sinh và phật-tử đă trực tiếp hoặc gián tiếp thọ ân của Ôn Già Lam qua hạnh nguyện hoằng pháp và giáo dục suốt đời của Ôn. Tôi là một trong số những vị ấy.
Tôi chỉ được tu học tại Già Lam một thời gian ngắn, từ tháng 10 năm 1980 đến cuối tháng 11 năm 1982. Gần một năm đầu, Ôn không biết tôi có tham dự lớp học nên cứ gọi tôi xuống sân lượm lá, quét sân hoặc phơi xác sương sáo (để nhà trù đun bếp trong thời buổi gạo củi khan hiếm). Đến khi biết tôi là tăng sinh chứ không phải chỉ là chú “điệu” của chùa, Ôn mới cho tôi được yên để học. Đó là kỷ niệm nhỏ mà bây giờ hồi tưởng, tôi lại có ước ao được Ôn gọi và sai bảo những chuyện lặt vặt như vậy; v́ trong lúc đi lượm lá bên Ôn, tôi trực tiếp nghe được lời dặn ḍ, khuyên răn đối với việc tu học. Đậm nét hơn cả là cảm giác ḿnh lúc nào cũng là đứa học tṛ nhỏ của Ôn (dù lúc ấy tôi đă trên hai mươi).
Một lần, tôi tiếp một nữ phật-tử, là giáo viên dạy kèm cho điệu Duy (cháu ruột gọi tôi bằng cậu, cũng tu học tại chùa Già Lam); tiếp đàng hoàng tại pḥng khách, để nghe cô giáo tŕnh bày về việc học của điệu Duy. Ôn đi ngang, thấy tôi tiếp nữ phật-tử, liền tằng hắng, rồi gọi tôi ra sân. Bỏ cô giáo lại pḥng khách, tôi vội vàng đến bên Ôn, chắp tay chờ đợi dạy bảo. Ôn không nói ǵ, chỉ dùng gậy khẽ nhẹ trên cành cây cho các lá vàng rụng xuống, bảo tôi lượm. Tôi lom khom cúi lượm từng chiếc lá, khi ngước dậy th́ thấy Ôn đă vào pḥng khách, nói ǵ đó mà cô giáo lật đật đứng dậy, ra ngoài đạp xe đi mất. Sau đó, Ôn trở lại với tôi, nói với giọng vừa nghiêm khắc, vừa lân mẫn thương yêu: “Lo tu học đi! Có cái chi quan trọng mô mà nói!” Tôi chưa kịp thưa thốt ǵ th́ Ôn tiếp: “Không có thời gian cho những chuyện tào lao như rứa mô!” Nỗi oan lúc đó trở nên bé nhỏ trước lời khuyên dạy chí t́nh nên tôi giữ im lặng, không biện minh giải thích.
Năm 1982, Ôn gọi riêng tôi lên thất, nói là đă gửi gắm gia đ́nh một phật-tử thân tín lo cho tôi vượt biển. Tôi tỏ ư muốn ở lại th́ Ôn gạt đi, nói rằng Ôn chỉ đưa vai ra gánh chịu một thời gian thôi, để hàng hậu bối chúng tôi kịp trang bị vốn liếng Phật học và tinh thần dấn thân dũng mănh, bằng
cách này hay cách khác, tiếp nối chung lo việc hoằng pháp trong t́nh huống mới của đất nước. Tuy cảm động, trong im lặng tỏ ư vâng mệnh Ôn, tôi đă rời Già Lam trước khi chuyến vượt biển ấy xảy ra. Từ đó, tôi không c̣n cơ hội thân cận, bái kiến Ôn nữa.
Ngày Ôn mất, tôi đang ẩn trong một căn cḥi lá ở vùng kinh tế mới, không về Già Lam thọ tang. Có người trách móc tôi việc ấy. Tôi im lặng không giải thích. Chẳng qua, tôi đă phải ẩn lánh một tuần lễ trước khi Ôn viên tịch, và sự ẩn lánh này là vâng mệnh một vị ḥa thượng đỡ đầu khác: Ôn Giác Minh[1]. Hai vị giáo thọ ṇng cốt của lớp học Già Lam đă vào ngục thất. Ôn Giác Minh không muốn tôi về trong một đám tang mà t́nh h́nh rất căng thẳng, chẳng biết chuyện ǵ sẽ xảy ra. Lư do chỉ vậy thôi. Từ một cḥi tranh trên kinh tế mới, tôi thắp hương vọng bái giác linh Ôn mà lệ tuôn tưởng chừng không dứt.
Vài tháng sau khi Ôn mất, có đạo hữu Quảng Nguyện, một đại thí chủ, t́m đến chùa ở kinh tế mới để ủng hộ tôi. Theo lời vị đạo hữu này, Ôn Già Lam có dặn ḍ nên hỗ trợ tôi làm phật-sự, hoằng pháp và cứu giúp đồng bào nghèo khó ở các vùng kinh tế mới. Ôn Giác Minh cũng khích lệ đạo hữu Quảng Nguyện ủng hộ tôi như thế. Nghe đạo hữu Quảng Nguyện kể lại, tôi không cầm được nước mắt. Từ khi tôi viện cớ bệnh hoạn, rời bỏ lớp học Già Lam, có lẽ Ôn cũng đă thăm hỏi và biết tôi đang làm ǵ trên các vùng kinh tế mới. Bao nhiêu công việc và trọng trách đè nặng trên vai, Ôn vẫn không quên chú điệu nhỏ năm nào.
Một năm sau ngày Ôn viên tịch, tôi cũng theo chân các vị giáo thọ của ḿnh, vào tù.
Chuyện xưa kể lại, về cá nhân ḿnh th́ chẳng có ǵ đáng nói. Chỉ có ân đức và hạnh nguyện của Ôn mới là điều c̣n lưu lại măi trong tâm tư để rồi tác động đến tất cả những ǵ có thể làm được khi bản thân không c̣n nơi chốn Già Lam (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Hai mươi năm sau ngày viên tịch của Ôn, một cuộc hội ngộ kỳ thú của các cựu tăng sinh Già Lam (khóa đào tạo đặc biệt: 1980-1984) đă diễn ra tại Tu viện Pháp Vương, California, Hoa Kỳ. Buổi họp mặt đầu tiên thật cảm động, v́ suốt hai mươi năm trôi giạt khắp phương trời, những người đồng môn chưa hề có cuộc tương phùng nào đông đủ như thế. Từ đó, một tổ chức thân hữu ra đời, ban đầu lấy tên Trí Thủ Foundation, với ư nguyện thừa tiếp sứ mệnh hoằng pháp của Ôn Già Lam. Nhưng sau đó, v́ đa số các thành viên đều đảm nhận trụ tŕ các tự viện, hành đạo ở nhiều tiểu bang và quốc gia khác nhau, không thể thường xuyên sinh hoạt chung trong một hội thiện được, đă đổi thành Hội Thân Hữu Già Lam (tức một association) cho nhẹ nhàng về pháp lư cũng như điều kiện sinh hoạt. Dù đổi thành một hội thân hữu, tâm nguyện hoằng pháp lợi sanh theo bước chân của Ôn vẫn không thay đổi. Tâm nguyện ấy được ghi lại trên website Thân Hữu Già Lam như sau: “Già Lam là tịnh-địa nuôi dưỡng hạt giống của bồ-đề tâm. Bồ-đề tâm là chất liệu để triển khai muôn ngàn con đường cứu độ. Già Lam cũng là địa danh của một tu viện khiêm nhường nhỏ bé, ẩn nơi cư dân mà trải nguyện lớn của kẻ xuất trần học đạo; xa nơi thị tứ để giữ ǵn nền nếp thanh tịnh của chốn tùng lâm; đào tạo tăng-tài, vun cội từ bi, sóng trước sóng sau tiếp nối tổ-nghiệp trong đại thệ hoằng pháp lợi sinh.”[2]
Hội Thân Hữu Già Lam cũng đă mở rộng cánh cửa, đón nhận nhiều cựu tăng sinh thuộc các trường lớp khác, trực tiếp hay gián tiếp thọ học với các vị giáo thọ từng giảng dạy tại Già Lam. “Nghĩ đến ân sâu giáo-dưỡng của Đức Phật và Thầy-Tổ bao đời, nếu không cùng nhau truyền thừa và bồi đắp, đạo vàng sẽ khó lưu truyền trong chốn nhiễu nhương. Lại nghĩ Pháp Phật nếu không thiện dụng thực hành và giảng dạy, sẽ không mở rộng được con đường của sứ-giả Như Lai. V́ vậy, khởi nguyên từ chân t́nh đạo bạn, cùng lớp cùng trường, cùng mái chùa và tu viện, cùng thọ pháp với những bậc ân sư đạo hạnh cao dày, cùng cầu học với những bậc thầy khả kính tài năng, những người học tṛ tăng-sĩ và cư sĩ khắp nơi, về ngồi bên nhau, chia xẻ nỗi nhọc trên đường hoằng pháp, trao đổi kinh nghiệm của việc hành đạo dấn thân.”
Tất cả những ǵ mà Hội Thân Hữu Già Lam ưu tư, thao thức, nói và hành động, đều bắt nguồn từ hạnh nguyện hoằng pháp của Thầy-Tổ, mà tiêu biểu là Ôn Già Lam.
Đáng tiếc là trong thời gian hai năm qua, một số người cố t́nh gán ghép, xuyên tạc việc làm của Hội Thân Hữu Già Lam, dấy lên cả một luồng sóng chụp mũ và ngộ nhận dành cho hội này cũng như tất cả những ai có liên hệ đến Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ảnh hưởng của luồng sóng này không biết to lớn thế nào, kéo dài bao lâu, nhưng cứ mỗi lần huynh đệ chúng tôi có dịp gặp gỡ hoặc hàn huyên qua điện thoại, ai cũng buồn cười cho miệng lưỡi thế gian, và không ai trong chúng tôi v́ sự chụp mũ, vu khống ấy mà quay lưng với bản nguyện của ḿnh.
Riêng cá nhân tôi, trước sau như một, mỗi khi nhắc đến chữ Già Lam là tức khắc nghĩ đến Ôn Già Lam, một vị bồ-tát hóa thân, đă trải cả cuộc đời của ngài cho sự nghiệp hoằng pháp, giáo dục, đào tạo tăng tài. Những ǵ Ôn đóng góp cho đạo, cho đời, chưa thấy những người chỉ trích, dè bĩu Ôn thực hiện được một phần nhỏ. Bản thân tôi cũng chưa làm được tṛ trống ǵ nên không dám tự hào khi được làm người học tṛ của Ôn hay được làm một thành viên của Hội Thân Hữu Già Lam. Không tự hào, nhưng hân hạnh. Vâng, tôi rất hân hạnh là một thành phần của Tu viện Quảng Hương Già Lam nhỏ bé, chật hẹp; nhưng nơi đó, tất cả chúng tôi, tăng sĩ của nhiều thế hệ đi sau Ôn, luôn tâm niệm là phải suy nghĩ, nói năng và hành động như Chánh Pháp. Chúng tôi không dám nói là đă làm bao nhiêu điều lợi ích cho thế gian, nhưng có thể tự khẳng định, như một lần thầy Tuệ Sỹ đă nói, “Duy, chưa có điều ǵ thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi.” [3]
Trước mặt chúng tôi, con đường hoằng pháp vẫn là con đường vô tận, không phải chỉ thực hiện trong một đời kiếp. Nhiều chướng ngại, chông gai, thử thách hăy c̣n bao vây, cản lối. Nhưng như Ôn từng dạy, và hàng triệu người trong nửa thế kỷ qua đă từng tụng đọc: “Dù phải chịu muôn ngàn gian khổ, con giốc ḷng v́ đạo hy sinh.” [4] Với đại nguyện như thế, Ôn Già Lam đă dạy chúng tôi phải cảm ơn những chông gai, chướng ngại trên đường hoằng pháp, v́ đó chính là phần thưởng do những nghịch hạnh bồ-tát ban tặng. Chỉ ngần ấy thôi, cho thấy lúc nào Ôn Già Lam cũng ở bên chúng tôi, luôn nâng đỡ và d́u dắt mỗi khi chúng tôi nản ḷng thối chí.
Nói cách khác, nhớ về Ôn là nhớ đến sứ mệnh hoằng pháp, cũng là nhớ về Già Lam.
Già Lam, bạn đă đến đó chưa? “Đến rồi về lại không ǵ lạ.” [5] Chỉ là tên gọi thân thuộc của một tu viện nhỏ, không phải là thắng cảnh ǵ đặc biệt, nhưng là biểu trưng một đời giáo dục hoằng pháp của vị cao tăng khả kính; cũng là ngôi già-lam của chính bạn, nếu bạn thực sự đặt chân trên một “tịnh địa nuôi dưỡng hạt giống của bồ-đề tâm.”
Từ bên này đại dương hướng về ngôi tu viện khiêm nhường năm xưa, thành kính đảnh lễ kim tháp Ôn, thành kính đảnh lễ đại chúng hiện tiền.
California ngày 17 tháng 01, năm 2009
Cựu tăng sinh Già Lam
Vĩnh Hảo (Tâm Quang)
[1] Ḥa thượng Thích Đức Nhuận.
[2] Xem “Đường hướng sinh hoạt của Hội Thân Hữu Già Lam,” (nguồn: www.thanhuugialam.com/loivao.htm )
[3] Trích “Tâm Thư gửi Tăng sinh Huế,” http://www.lenduong.net/spip.php?article5641
[4] Bài sám “Quỳ Trước Điện” được đưa vào kinh nhật tụng, do HT. Thích Trí Thủ sáng tác. Bài bắt đầu với câu “Đệ tử hôm nay quỳ trước điện, chí tâm đảnh lễ đấng Từ tôn…” mà nhiều người thuộc ḷng (xem Tâm Như – Trí Thủ Toàn Tập, mục Luận, phần Thơ và Câu đối – website www.phatviet.com )
[5] “Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự” (Tô Đông Pha)
QUỲ TRƯỚC ĐIỆN
Đệ tử hôm nay quỳ trước điện
Chí tâm đảnh lễ đấng Từ tôn
Đă bao phen sanh tử dập dồn
Trôi lăn măi trong ṿng lục đạo
Thế tôn đă đinh ninh di giáo
Mà con c̣n đắm đuối mê say
Mắt ưa xem huyễn cảnh hằng ngày
Tai thích tiếng mật đường dua nịnh
Mũi quen ngửi mùi thơm bất tịnh
Lưỡi dệt thêu lắm chuyện cay co
Thân tham dùng gấm vóc sa sô
Ư mơ tưởng bao la vũ trụ
Bởi lục dục ḷng tham không đủ
Lấp che dần trí huệ từ lâu
Hôm nay con giác ngộ hồi đầu
Tâm sám hối phơi bày tỏ rơ
Nguyện tội ác từ nay ĺa bỏ
Chuyển sáu căn ra khỏi lầm mê
Trước đài sen thành kính hướng về
Tịnh tâm ư quy y Tam bảo
Phật giới cấm chuyên tŕ chu đáo
Dứt tận cùng gốc rễ vô minh
Chí phàm phu tự lực khó thành
Cầu Đại Giác từ bi gia hộ
Dù phải chịu muôn ngàn gian khổ
Con hết ḷng v́ đạo hy sinh
Nương từ quang t́m đến bảo thành
Đặng tự giác giác tha viên măn.