50 NĂM NH̀N LẠI THỰC TRẠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Thích Tâm Không
DẪN NHẬP
Không phải đến ngày 04.01.1964 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) được thành lập và công bố bản Hiến Chương GHPGVNTN th́ mới có sự hợp nhất. Nguyện vọng thống nhất các tổ chức, hội đoàn Phật giáo toàn quốc đă được hoài băo từ lâu, chí ít là từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thập niên 1930, và đă được h́nh thành bằng một tổ chức thống hợp vào năm 1951 với danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, qui tụ 51 đại biểu của 6 tập đoàn Bắc, Trung, Nam.
Nhưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam có vẻ chỉ tạo được đồng thuận về sự hợp nhất trên tinh thần, trên bản nguyện hoằng đạo, chưa trở thành một tổ chức hành chánh có kết hợp chặt chẽ từ trung ương đến hạ tầng với sự chỉ đạo nhất quán. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời là để bổ khuyết sự lỏng lẻo về cơ cấu, đáp ứng được hướng đi và nguyện vọng chung của Phật giáo đồ toàn quốc trước những thử thách, chướng nạn thời đại.
Hệ lụy kéo theo từ đây. Một khi chọn lựa con đường dấn thân, thiệp thế, qua một tổ chức có hệ thống dọc-ngang, có lănh đạo, cộng sự và quần chúng, có hiến chương và nội qui, điều lệ, th́ dù đặt trên nền tảng hoằng pháp lợi sanh, tổ chức ấy vô h́nh chung trở thành một lực lượng quần chúng quan trọng cần thủ đắc, hoặc là một đối lực cần triệt tiêu loại bỏ, đối với các chính thể, chính quyền, các tổ chức chính trị phe phái, thậm chí của các tôn giáo thiếu khoan dung, của các cá nhân, tập thể, và những đảng phái tranh thủ quyền lực.
GHPGVNTN từ 50 năm qua đă phải vượt qua bao chặng đường khúc khuỷu, cam go là v́ thế. Có khi là những biến động do hoàn cảnh, thời thế; có khi là những chướng nạn vọng xuất từ bên trong, do chính các thành viên cố ư hoặc vô t́nh, gây nên.
Sau nửa thế kỷ, tịnh tâm suy tưởng và nh́n lại hiện trạng GHPGVNTN để rút ra những bài học c̣n-mất, thịnh-suy; để đàn hậu bối 50 năm sau, nếu c̣n một tổ chức giáo hội mang danh như thế, có thể vượt lên một cách vẻ vang và tránh vấp lại những sai lầm của tiền nhân trong quá khứ.
D̉NG TƯƠNG TỤC TỒN TẠI CỦA GHPGVNTN
TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG NGOẠI TẠI VÀ NỘI TẠI
Đầu thập niên 1970, GHPGVNTN đă bước những bước thật dài, thật xa trên phương diện văn hóa, giáo dục. Viện Đại học Vạn Hạnh cùng các viện Cao, Trung và Sơ đẳng Phật học, các trường Bồ Đề tư thục (từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học đệ nhị cấp) do Giáo Hội sáng lập, điều hành, được xây dựng khắp các tỉnh Nam và Trung phần (dưới vĩ tuyến 17). Phật Pháp được truyền rộng và ảnh hưởng trên hầu hết sinh hoạt của Phật giáo đồ qua công tác hoằng pháp, giáo dục, từ thiện xă hội… Nhiều cơ sở in ấn, xuất bản kinh sách, báo chí được thành lập. Các tạp chí Phật giáo như Hoằng Pháp, Hải Triều Âm, đặc biệt là hai tờ Vạn Hạnh và Tư Tưởng, là những tờ báo dẫn đạo tư tưởng, tác động lớn lao đến đời sống tâm linh và ngôn hành của tầng lớp trí thức và sinh viên miền Nam.
Đó là giai đoạn rực rỡ nhất của Giáo Hội kể từ khi thành lập năm 1964, trước khi bước qua giai kỳ mới của đất nước. Rực rỡ không phải ở số lượng đông đảo tăng sĩ, tín đồ, tự viện, trường học, cơ sở từ thiện xă hội… được phát triển mạnh, mà ở chỗ người con Phật Việt Nam, thông qua GHPGVNTN, luôn tự biết vị trí và sứ mệnh chính yếu của Phật giáo là văn hóa, giáo dục—nói theo thuật ngữ nhà Phật là hoằng pháp.
Chính trong thời kỳ khởi sắc đó, đang trên đà vươn lên th́ cũng vừa tàn mùa xuân năm 1975, GHPGVNTN đă phải cùng với dân tộc, bước vào trang sử mới. Con đường từ nay càng gập ghềnh, gian nan hơn.
Hăy đọc thông tư tối mật từ Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kiêm Phụ tá Tăng Thống, bấy giờ là Ḥa thượng Thích Trí Thủ, gửi đến giáo hội các cấp, để nh́n ra phần nào thực trạng và hướng đi nhất quán của giáo hội trong buổi giao thời ấy.
“Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
VIỆN HÓA ĐẠO
Văn Pḥng
243 Sư Vạn Hạnh
Sàig̣n 10
Số 150-VHĐ/VP/TT
TỐI MẬT
Sài-g̣n ngày 22 tháng 01 năm 1975
THÔNG TƯ
Kính gửi:
- Chư Ḥa thượng, Thượng tọa, Đại Đức Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo
- Quí Ḥa thượng, Thượng tọa, Đại đức Ban Đại Diện Giáo Hội các cấp
Thưa quí vị,
Để tránh mọi ngộ nhận có thể có đối với lập trường và đường hướng cố hữu của Giáo Hội, Viện Hóa Đạo kính yêu cầu quí vị hăy thận trọng, không nên tham gia bất cứ tổ chức nào ngoài tổ chức Giáo Hội, nhất là những tổ chức có tính cách chính trị. Trong trường hợp vị nào đă tham gia những tổ chức như thế th́ hăy tự nguyện chấp tŕ nghiêm chỉnh tinh thần Thông tư này.
Trân trọng kính chào quí vị và cầu chúc Phật sự viên thành.
Nay thông tư,
Viện trưởng Viện Hóa Đạo
Ḥa thượng Thích Trí Thủ”
Lập trường và đường hướng cố hữu của Giáo Hội mà Thông tư 150-VHĐ/VP/TT nhắc đến ở đây là “phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằng dương chánh pháp” mà Hiến Chương GHPGVNTN có ghi trong Chương thứ Hai, Mục đích. Chỉ có hoằng pháp, không có con đường nào khác. Hoằng pháp ở đây không phải là truyền đạo, cải đạo để làm lớn mạnh, khuếch trương tổ chức Phật giáo, tổ chức Giáo Hội; tất nhiên cũng không phải là tham chính, hoặc dựa dẫm các thế lực chính quyền để được điều kiện ưu đăi mà phát triển tôn giáo của ḿnh. Mục đích hoằng pháp của người con Phật nói chung, của GHPGVNTN nói riêng, là để phục vụ nhân loại và dân tộc; nói theo kinh điển từ ngàn xưa để lại là, v́ lợi ích an vui cho số đông mà lên đường hoằng pháp.
Nhưng người ngoại cuộc không nghĩ như thế. Người ta vẫn cho rằng Phật giáo có mưu đồ nào đó trong việc hoằng pháp. Người ta muốn nắm lấy Phật giáo để làm phương tiện lôi kéo quần chúng; giả như không được, họ muốn tiêu hủy đi. V́ thế, suốt bao nhiêu năm, các chướng nạn và biến động vẫn không ngừng tiếp diễn.
A. NGOẠI TẠI:
Từ biến cố năm 1975, Tăng Ni Phật giáo Việt Nam với hoài băo giữ đạo và hành đạo, không thể v́ hoàn cảnh khắc nghiệt của đất nước mà thúc thủ cam phận. Một số vị đă uy dũng lên tiếng chống lại chính sách đàn áp bất nhân của chế độ cộng sản đến nỗi sa ṿng tù tội hoặc đón nhận cái chết, một số vị khác đă lần lượt rời bỏ quê hương theo làn sóng tị nạn ở nước ngoài để tiếp tục sứ mệnh hoằng truyền chánh pháp, tạo nên một thực thể Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại. Thực thể này ngày càng vững mạnh khi số người tị nạn, số lượng tăng sĩ và tự viện tăng cao. Dù tập hợp thành tổ chức giáo hội hay không, đa phần Tăng Ni Việt Nam ngoài nước đều tự nhận ḿnh như là những thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN); và dù công khai tự nhận là thành viên GHPGVNTN hay không, Tăng Ni Việt Nam tại hải ngoại không thể phủ nhận vai tṛ của ḿnh là những sứ giả Như Lai, hoặc những thành viên lưu vong của Giáo Hội hành đạo nơi xứ người, mang sứ mệnh hướng dẫn đồ chúng tu học và phát triển nền Phật giáo Việt Nam nơi từng quốc gia tạm cư hay định cư. Ngoài việc hoằng pháp, Tăng Ni Việt Nam tại hải ngoại vẫn luôn tích cực tham gia các cuộc biểu t́nh, tuyệt thực, vận động quốc tế hầu can thiệp và yểm trợ những vị lănh đạo GHPGVNTN trong việc kêu gọi tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, suốt từ bước ngoặt giao thời sau năm 1975 cho đến ngày hôm nay.
Trong khi đó, tự thân GHPGVNTN quốc nội không được nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công nhận và bị xem là “bất hợp pháp.” Để vô hiệu hóa sự tồn hữu của GHPGVNTN, nhà nước thúc đẩy dựng nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) thuộc Mặt Trận Tổ Quốc vào tháng 11.1981. Từ đây, thành viên GHPGVNTN đă phải ngậm ngùi chia thành hai ngả. Nhưng vị lănh đạo tối cao của GHPGVNTN bấy giờ là Ḥa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kiêm Phụ tá Đức Tăng Thống (Đệ nhị), dù đứng ra vận động việc thành lập GHPGVN do Mặt Trận chỉ đạo, đă không ban hành bất kỳ một văn kiện nào để xóa tên hoặc sát nhập GHPGVNTN vào GHPGVN. Điều này có nghĩa là pháp lư của GHPGVNTN vẫn tiếp tục tồn tại.
Nhờ vậy, HT. Thích Đôn Hậu, Chánh Thư Kư Viện Tăng Thống (từ Đại Hội Kỳ VII, ngày 07.7.1977 tại Chùa Ấn Quang), kiêm Xử Lư Viện Tăng Thống (từ năm 1979 khi Đức Đệ Nhị Tăng Thống viên tịch), vẫn c̣n tư cách pháp nhân để giữ ǵn sự tồn tục của GHPGVNTN trong thời gian nhị vị HT. Thích Huyền Quang (Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo) và HT. Thích Quảng Độ (Tổng Thư Kư VHĐ) bị lưu đày ra Quảng Ngăi và Thái B́nh từ năm 1982.
Đến năm 1991, HT. Thích Đôn Hậu gửi Tâm Thư ngày 10.9.1991 kêu gọi chư tôn đức Tăng Ni hành đạo ngoài nước đoàn kết ḥa hợp để hoằng dương Phật Pháp, và tiếp sau đó là Thông Điệp ngày 31.10.1991 thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện khuyến thỉnh chư tôn đức “giáo phẩm, nhân sự, tăng sĩ” thuộc GHPGVNTN đảm nhận trách nhiệm gầy dựng nền Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại hải ngoại, xem đây như là một h́nh thức tồn tục của GHPGVNTN nếu không may giáo hội trong nước bị triệt tiêu hoàn toàn.
Sang năm 1992, HT. Thích Đôn Hậu viên tịch. HT. Thích Huyền Quang rời nơi lưu đày ở Quảng Ngăi, đích thân đến đảnh lễ giác linh HT. Thích Đôn Hậu tại Chùa Linh Mụ, đă tiếp nhận ấn tín Viện Tăng Thống (VTT) và Viện Hóa Đạo (VHĐ); rồi ngay trước kim quan của giác linh và trước ṿng vây dày đặc của công an, đă long trọng tuyên bố con đường đấu tranh nhằm phục hoạt GHPGVNTN bằng cả sinh mệnh của ḿnh. Qua ứng xử và sự tiếp thừa vai tṛ lănh đạo của HT. Thích Huyền Quang vào thời điểm này, pháp nhân và pháp lư của GHPGVNTN vẫn c̣n tồn tại.
Ngoài ra, đáp ứng Thông Điệp năm 1991 của HT. Thích Đôn Hậu, cũng như lời kêu gọi của HT. Thích Huyền Quang, Quyền Viện trưởng VHĐ năm 1992, các GHPGVNTN tại hải ngoại lần lượt thành lập hoặc được hợp thức hóa là các tổ chức thuộc GHPGVNTN, theo thứ tự thời gian: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu (thành lập năm 1990), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ (thành lập ngày 25, 26 & 27.9.1992), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada (thành lập ngày 10 & 11.10.1992), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan (thành lập năm 1992 — là hậu thân của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Úc châu thành lập năm 1981). Do hoàn cảnh đặc biệt đông đảo Tăng Ni và Phật tử tại Hoa Kỳ, HT. Thích Huyền Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đă thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện ra Quyết Định số 27/VPLV/VHĐ, kư ngày 10.12.1992, qui chiếu rằng “t́nh h́nh Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại sau 1975 hoàn toàn khác với t́nh h́nh trước 1975: nhân sự lănh đạo và quần chúng Tăng Ni Phật tử, cần được tổ chức lại cho qui mô rộng răi hơn,” do đó đă công nhận GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ “có địa vị như một giáo hội cấp quốc gia” (Điều 3), đồng thời “được coi như Văn Pḥng II Viện Hóa Đạo GHPGVNTN quốc nội” (Điều 5). Qua Quyết Định số 27 này, Viện Hóa Đạo cũng đă mặc nhiên công nhận các GHPGVNTN tại các châu lục và quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ đều có địa vị như giáo hội cấp quốc gia khi ghi rơ nơi Bản Sao Kính Gửi: “GHPGVNTN tại Âu Châu, Úc Châu, Canada... để kính thông báo và liên lạc hỗ trợ.” Với Quyết Định mở rộng sáng suốt này, GHPGVNTN không những được duy tŕ và phát triển công khai ở ngoài nước mà các giáo hội riêng biệt tại hải ngoại c̣n được nâng cấp lên hàng quốc gia, tạo vị thế vững mạnh cho GHPGVNTN trên trường quốc tế. Như vậy, xét từ hoàn cảnh thực tế cho đến bản hoài hoằng pháp lợi sanh, dù GHPGVNTN trong nước tồn tại hay không, các giáo hội tại hải ngoại vẫn là những tổ chức Tăng Ni và Cư Sĩ có thực thể, có pháp lư độc lập từ những quốc gia sở tại, và những thực thể này khẳng định sự tồn tại của họ qua lư tưởng và mục đích như Hiến chương GHPGVNTN nêu ra từ khởi thủy thành lập.
Đến năm 1999, v́ điều kiện trong nước chưa cho phép, Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN ủy nhiệm Văn Pḥng II Viện Hóa Đạo (VPII VHĐ) tổ chức Đại Hội VIII tại Phật Học Viện Quốc Tế, California, Hoa Kỳ vào ngày 14 & 15.5.1999, để trùng hưng cơ cấu tổ chức Giáo Hội sau 22 năm dài gián đoạn (kể từ Đại Hội VII tổ chức tại Chùa Ấn Quang năm 1977). Đại Hội VIII với sự tham dự đông đảo của chư tôn giáo phẩm và cư sĩ thành viên GHPGVNTN Hải ngoại tại các châu lục và quốc gia lại thêm một lần khẳng định sự tương tục hiện hữu của GHPGVNTN trước mọi biến thiên của đất nước, trải rộng địa bàn sinh hoạt đến những quốc gia ngoài biên cương.
Rồi sau gần 30 năm kiên tŕ ǵn giữ ngôi nhà Thống Nhất, quyết tâm đ̣i hỏi sự phục hoạt của Giáo Hội, Hội Đồng Lưỡng Viện đă tổ chức Đại Hội Bất Thường vào ngày 01 tháng 10 năm 2003 tại Tu viện Nguyên Thiều để bổ sung nhân sự và kiện toàn tổ chức. Tiếp đó, Hội Đồng Lưỡng Viện ủy nhiệm VPII VHĐ tổ chức Đại Hội Bất Thường Mở Rộng tại Tu viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Đại Lợi, vào các ngày 10, 11 & 12.10.2003 để triển khai thành quả của Đại Hội Bất Thường trong nước. Trong Đại Hội Bất Thường tại Tu Viện Quảng Đức, các GHPGVNTN tại hải ngoại đă thừa ủy nhiệm của Hội Đồng Lưỡng Viện suy tôn HT. Thích Huyền Quang lên ngôi vị Tăng Thống (Đệ Tứ).
Có thể nói hai đại hội bất thường trong và ngoài nước vào tháng 10.2003 đă ghi một điểm son sáng ngời của GHPGVNTN trong suốt gần 30 bị cấm chỉ sinh hoạt trong chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Cơ cấu của Hội Đồng Lưỡng Viện sau Đại Hội Bất Thường đă được trùng quang, kiện toàn với thành phần nhân sự hùng hậu cả trong và ngoài nước. Điểm son ấy đánh dấu bước đầu của sự phục hoạt GHPGVNTN; là bước đầu khiêm tốn nhưng thật vẻ vang của lịch sử Giáo Hội trong thời pháp nạn sau 1975.
B. NỘI TẠI:
Thế nhưng, chỉ trong ṿng 2 năm sau, kể từ Đại Hội Bất Thường vào tháng 10.2003, tự thân GHPGVNTN lại nẩy sinh những chướng duyên nội tại.
1) Giáo Chỉ số 2:
Vào ngày 18.12.2005, trong lễ kỷ niệm 30 năm GHPGVNTN đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, tổ chức tại Chùa Diệu Pháp, California, Hoa Kỳ, đột nhiên có văn kiện mệnh danh là Giáo Chỉ số 2 (GC 2) do Đức Đệ Tứ Tăng Thống ban hành vào ngày 29.11.2005. Giáo chỉ đưa ra một danh sách gồm thành phần nhân sự mới của Viện Hóa Đạo trong nước, mặc nhiên loại trừ quá bán thành viên Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo (gồm có TT. Thích Tuệ Sỹ — Phó Viện trưởng VHĐ, TT. Thích Đức Thắng – Tổng Thư Kư VHĐ, TT. Thích Quảng Hạnh - Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, TT. Thích Thanh Huyền - Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên, TT. Thích Phước Viên – Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục, TT. Thích Thái Ḥa - Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp; và sau đó là TT. Thích Phước An - Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa từ chức). Văn kiện gọi là GC 2 của Đức Tăng Thống đă gây bất ngờ và kinh ngạc cho toàn thể thành viên các GHPGVNTN Hải ngoại tại Âu châu, Úc châu, Hoa Kỳ và Canada. Bất ngờ là v́ không ai trong đa số thành phần nhân sự Hội Đồng Lưỡng Viện trong và ngoài nước được tham khảo, hội ư, biểu quyết theo nguyên tắc dân chủ của Hiến Chương GHPGVNTN cũng như pháp yết-ma của Tăng luật. Trong khi các vị giáo phẩm bị loại trừ khỏi Ban Chỉ Đạo VHĐ trong nước nhẫn nhục im lặng trước GC 2 th́ hầu hết thành viên GHPGVNTN ngoài nước đều tỏ bất b́nh, dẫn đến cuộc họp bất thường tại Chùa Diệu Pháp ngày 16.3.2006 để “hóa giải những mâu thuẫn nội bộ, phục hồi sinh khí hoạt động và củng cố nội lực” (theo thỉnh nguyện thư triệu tập Đại Hội Bất Thường đề ngày 01.01.2006 của 24 thành viên, hơn 2/3 túc số của Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - được coi như là Văn Pḥng II Viện Hóa Đạo), và để lắng nghe sự giải thích của HT. Thích Quảng Độ, bấy giờ là Viện trưởng VHĐ (kiêm Xử lư Thường vụ Viện Tăng Thống theo ủy thác từ Chúc Thư của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang đề ngày 17.01.2005). Cùng thời gian, GHPGVNTN Hải Ngoại tại Canada đă gửi Thỉnh Nguyện Thư đề ngày 01.01.2006 đến HT. Thích Quảng Độ, nêu đích danh ông Vơ Văn Ái (VVA), phát ngôn nhân VHĐ kiêm Giám đốc Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế (PTTPGQT) là người thao túng, lạm quyền, đưa những thông tin sai lạc, dẫn đến những rạn nứt, chia rẽ trong nội bộ Giáo Hội trong và ngoài nước.
Cuộc họp bất thường tại Chùa Diệu Pháp ngày 16.3.2006 cũng như các luận điệu sau đó từ PTTPGQT và một vài thành viên mới của VHĐ, giải thích rằng sở dĩ có sự thay đổi nhân sự trong VHĐ là do TT. Thích Tuệ Sỹ, Phó viện trưởng VHĐ, và các vị Tổng vụ trưởng khác đồng viết đơn xin từ chức. Thực tế th́ TT. Tuệ Sỹ v́ không chấp nhận cung cách làm việc không theo Hiến Chương của HT. Thích Quảng Độ và sự lạm quyền của ông VVA trong việc sắp xếp nhân sự, điều hành Phật sự của Giáo Hội nên đă viết đơn xin hoán chuyển công tác. Trong thư đệ tŕnh HT. Thích Quảng Độ, TT. Tuệ Sỹ đă viết như sau: “Riêng trường hợp của con, do t́nh h́nh có nhiều thay đổi, con đề nghị xin được hoán chuyển đến bất cứ vị trí nào thích hợp để phục vụ Đạo Pháp thích hợp hơn, v́ sau nhiệm kỳ hai năm, con tự thấy vai tṛ Phó Viện trưởng không phù hợp với năng lực của ḿnh.” Đây không phải là đơn từ chức, nhưng đă được ông VVA nắm lấy như là cơ hội tốt để loại trừ TT. Tuệ Sỹ ra khỏi VHĐ, ḥng dễ thao túng, điều khiển cả GHPGVNTN thông qua HT. Thích Quảng Độ, là người đặt trọn niềm tin cậy vào miệng lưỡi và các thông tin một chiều từ ông.
Kể từ GC 2, phản ứng bất b́nh lan rộng trong khắp các thành viên thuộc 4 GHPGVNTN tại hải ngoại. Nhiều thành viên im lặng rút lui, hững hờ với phật sự Giáo Hội; nhiều thành viên đă tỏ sự bất phục, mất niềm tin nơi sự lănh đạo của HT. Thích Quảng Độ; trong khi nhiều Tăng Ni và Cư sĩ trong hoặc ngoài GHPGVNTN đă viết bài chất vấn, đặt vấn đề về chức năng phát ngôn của ông VVA. Để bảo vệ quan điểm và những sai quấy của ḿnh, ông VVA cùng với những cộng sự đắc lực trong VPII VHĐ, đă cùng hùa với ác đảng, ngoại đạo, ra sức công kích, chửi bới, vu khống hầu hết Tăng Ni và Cư sĩ có thiện cảm hoặc bênh vực TT. Tuệ Sỹ. Luận điểm đầy ác ư của ông VVA cho rằng TT. Tuệ Sỹ thỏa hiệp với Cộng Sản và “âm mưu thành lập GHPGVNTN không Huyền Quang-Quảng Độ,” ai bênh vực TT. Tuệ Sỹ th́ đều là Cộng Sản hoặc là phần tử thỏa hiệp với Cộng Sản.
Điều lạ lùng và đáng lưu tâm nhất là văn kiện gọi là GC 2 của Đức Đệ Tứ Tăng Thống ban hành ngày 29.11.2005, lại chỉ được ông VVA đưa cho HT. Thích Hộ Giác tuyên đọc một lần trong ngày 18.12.2005 tại Chùa Diệu Pháp, rồi kể từ đó đến nay, 2014, đă hơn 8 năm trôi qua, chưa ai được nh́n thấy GC 2 với chữ kư và con dấu của Viện Tăng Thống (VTT). Tất cả những văn kiện quan trọng khác của GHPGVNTN trong nước từ VHĐ đến VTT đều được PTTPGQT và các websites cùng chủ trương phổ biến rộng răi, riêng GC 2 th́ vô tung tích!
2) Giáo Chỉ số 9:
Hậu quả của GC 2 đẩy VPII VHĐ sâu vào thế cô lập, không được sự hợp tác và ủng hộ của hầu hết thành viên GHPGVNTN tại hải ngoại. Tác động của GC 2 cũng tạo sự phân hóa trong tầng lớp Tăng Ni và Cư sĩ thuộc hay không thuộc GHPGVNTN. Sinh hoạt của Tăng đoàn Việt Nam ngoài nước trở nên rời rạc, mất hướng.
Trước t́nh trạng này, nhân lễ Giỗ Tổ Liễu Quán hàng năm (đầu năm 2007 tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế, California), chư tôn đức Tăng Ni và Cư sĩ các quốc gia đề nghị tổ chức lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (thay v́ chỉ Giỗ Tổ Liễu Quán); và lấy ngày Hiệp Kỵ Chư Tổ làm ngày đoàn tụ của Tăng đoàn Việt Nam hải ngoại nhằm tạo sự đoàn kết, ḥa hợp và thân t́nh giữa pháp lữ, thầy-tṛ, huynh-đệ khắp nơi. Đề nghị này được toàn thể cử tọa hoan hỷ tán đồng, dẫn đến việc thành lập Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại, một h́nh thức của Tăng đoàn, không phân biệt giáo hội, tông môn, pháp phái, sẽ đứng ra tổ chức Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ 1, tại Chùa Pháp Vân, Toronto, Canada, vào các ngày 20, 21 & 22.9.2007. Thông bạch và thư mời tham dự Ngày Về Nguồn đầu tiên được gửi rộng răi, và Ban Tổ Chức cũng đích thân đảnh lễ, cung thỉnh chư tôn đức Tăng Ni khắp các nước, bao gồm các thành viên VPII VHĐ.
Trong khi đó, v́ không chịu nhường bước trước những người phủ nhận GC 2, ông VVA đă dùng miệng lưỡi thuyết phục HT. Thích Quảng Độ rằng có một “âm mưu lật đổ” để tranh ngôi vị Viện trưởng VHĐ, cũng như “chiến dịch nước lũ” do Cộng Sản Việt Nam tung ra nhằm tiêu diệt GHPGVNTN; rồi nhân được tin Ngày Về Nguồn sẽ được tổ chức vào hạ tuần tháng 9.2007, ông VVA đă suy diễn, xuyên tạc ư nghĩa “Về Nguồn” thành “về với Cộng Sản Việt Nam,” lại dựng thêm chuyện Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại “dự trù đem 500 Tăng Ni về Việt Nam tham dự lễ Vesak 2008.” Thế là HT. Thích Quảng Độ tin theo, đồng ư sách lược chặt đứt “chân tay của Tuệ Sỹ tại hải ngoại” và ngăn chặn “sự thỏa hiệp với CSVN ḥng tiêu diệt GHPGVNTN” do ông VVA thêu dệt, hiến kế. Kết quả là Giáo Chỉ số 9 ban hành, cũng mượn danh Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang.
Giáo Chỉ số 9 (GC 9), ban hành ngày 08.9.2007, trước khi Ngày Về Nguồn thứ I của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại diễn ra (các ngày 20, 21 & 22.9.2007); tiếp đó là Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ số 9 kư tên HT. Thích Quảng Độ, Viện trưởng VHĐ, ban hành ngày 25.9.2007. Theo Giáo Chỉ số 9, Điều 3, “Văn Pḥng II Viện Hóa Đạo trực thuộc sự chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện Hóa Đạo trong nước. Thành viên Văn pḥng II Viện Hóa Đạo do Viện trưởng Viện Hóa Đạo thỉnh tuyển và chỉ định.” Và theo Thông Bạch Hướng Dẫn (TBHD), cũng ở Điều 3 nói rơ, “Giải tán các Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại (GHPGVNTN-HN) tại Hoa Kỳ và GHPGVNTN-HN tại các châu được h́nh thành theo Quyết Định số 27-VPLV/VHĐ do Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo ban hành ngày 10.12.1992.” Có nghĩa rằng, HT. Thích Quảng Độ và ông VVA muốn toàn quyền “chỉ đạo và điều hành” các GHPGVNTN hải ngoại thông qua VPII VHĐ, không muốn có bầu cử dân chủ, và cũng không muốn các giáo hội ngoài nước được nâng cấp lên hàng quốc gia như Quyết Định số 27 do HT. Thích Huyền Quang ban hành trước đó.
GC 2 đă gây kinh ngạc đối với đa số thành viên các GHPGVNTN tại hải ngoại, th́ GC 9 lại càng gây kinh ngạc, bất ngờ đối với toàn khối thành viên hoặc không thành viên của GHPGVNTN cả trong và ngoài nước. Tính cách ban hành một cách “đột nhiên” của hai giáo chỉ này cho thấy không có sự hội ư và thông qua của Hội Đồng Lưỡng Viện và các Hội Đồng ngoài nước thuộc VPII VHĐ theo nguyên tắc dân chủ của Hiến Chương và Nội Qui Giáo Hội cũng như nguyên tắc yết-ma theo Tăng luật. Thế nhưng, luận điệu của ông VVA và các thành viên được ông nâng đỡ, thăng chức, đều cho rằng giáo chỉ của Tăng Thống ban hành th́ tất cả thành viên đều phải “nhất dạ khâm tuân,” không được bàn thảo hay chống lại! Ai không khâm tuân giáo chỉ th́ bị xem là muốn thỏa hiệp với Cộng Sản và có “âm mưu xóa sổ GHPGVNTN trên địa bàn quốc tế” (lời của ông VVA). Ư tưởng sai lạc này cũng được chính HT. Thích Quảng Độ, qua trả lời phỏng vấn với bà Ỷ Lan, giải thích rơ ràng và thế tục hóa hơn: “Giáo chỉ tương đương như một sắc luật, hay sắc lệnh của một nhà nước bên ngoài. Khi đất nước lâm nguy, th́ họ dẹp hết, giải tán Quốc hội, tạm thời ngưng thi hành hiến pháp, thiết lập giới nghiêm… tất cả đều là dùng vào cái sức chống đối, ngăn chặn kẻ địch chẳng hạn như thế. Nói theo chính trị ngoài đời, lúc đó sắc lệnh ra: “đ́nh chỉ”, phải chấp hành. Cấm đi từ 6 giờ, không được ra khỏi nhà. Dân cũng phải chấp hành, nếu không chấp hành, ra đường người ta bắn chết liền, đừng có căi, không ai bênh vực, lúc đó không c̣n ra toà…”
Cũng nên nhớ rằng, suốt từ khi thành lập GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ năm 1992, một vài nhân tố trong VPII VHĐ gồm HT. Thích Chánh Lạc, TT. Thích Viên Lư và ông Vơ Văn Ái đă nhiều phen tránh né việc bầu cử dân chủ theo Hiến Chương GHPGVNTN và Qui Chế của GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, v́ sợ rằng có bầu cử họ sẽ không c̣n giữ được những địa vị lănh đạo trong GHPGVNTNHN-HK, đương nhiên cũng sẽ mất luôn cả các chức vụ trong VPII VHĐ. Do đó, trong các Đại Hội Khoáng Đại diễn ra mỗi nhiệm kỳ 4 năm (1996, 2000, 2004), nhóm thiểu số này đều mượn danh HT. Thích Huyền Quang, ban hành Giáo Chỉ “Lưu Nhiệm” toàn thể thành viên VPII VHĐ để bảo vệ địa vị của họ. Các giáo chỉ lưu nhiệm này đều được ông VVA (nói rằng do HT. Thích Huyền Quang đọc qua điện thoại) trao riêng cho HT. Thích Hộ Giác - Chủ tịch GHPGVNTNHN-HK/VPII VHĐ tuyên đọc trong các Đại Hội Khoáng Đại, không ai được trông thấy lúc đó, và cho đến ngày nay, cũng chưa ai được trông thấy các giáo chỉ lưu nhiệm với chữ kư và con dấu của HT. Thích Huyền Quang như là các văn kiện quan trọng khác được phổ biến trên websites Quê Mẹ và PTTPGQT.
GC 9 và TBHD xuất hiện một cách đột biến, vội vàng như chữa lửa, không họp đầy đủ thành viên Hội Đồng Lưỡng Viện (không phải chỉ có trong nước, mà c̣n ở ngoài nước theo Quyết Định số 27 dẫn thượng), không theo các qui lập từ Hiến Chương và Nội Quy GHPGVNTN, không theo pháp yết-ma của Tăng, đưa ra những “nhận định” và các điều qui chiếu mơ hồ không đúng pháp qui của văn kiện hành chánh; do đó, hầu hết Tăng Ni và Cư sĩ thuộc 4 GHPGVNTN tại hải ngoại đều phản ứng, phủ nhận, không thể “khâm tuân, chiếu hành.” Kết quả là chỉ c̣n 14 người trong danh sách “được chỉ định” của VPII VHĐ, mà trong đó một vị xin miễn chức (HT. Thích Như Huệ - được thỉnh cử làm Ủy viên Liên Lạc tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan theo GC 9).
Suốt từ khi ban hành GC 9 (tháng 9.2007) cho đến tháng 8 năm 2008, v́ không thể giải tán các GHPGVNTN tại hải ngoại, HT. Thích Quảng Độ và ông VVA lại phổ biến Thông Bạch số 31/VHĐ/VT đề ngày 24.8.2008, cáo buộc 4 GHPGVNTN hải ngoại là “tiếm danh GHPGVNTN,” và thông báo là “không thừa nhận,” “không chịu trách nhiệm” đối với các giáo hội này. Đáp lại Thông Bạch phi lư này cũng như tất cả các văn kiện vi hiến trước đó (GC 2, GC 9, TBHD), toàn thể thành viên gồm 104 vị của 4 GHPGVNTN ra Tuyên Bố Chung kư ngày 09.9.2008, qua đó, đưa ra “6 điểm xác định” sắc bén, hùng hồn, biểu lộ năng lực trí tuệ của tập thể con Phật trước những phi lư, bất công, phi dân chủ đang bị áp dụng trong sinh hoạt Giáo Hội. Các ư chính của Tuyên Bố Chung 2008 được tóm lược như sau:
- “Giáo Hội PGVNTN cũng như bất cứ một tổ chức Phật Giáo chân chính nào đều là sự kết tinh tâm nguyện và hoài băo của tập thể Tăng Ni, Phật tử chung ḷng chung sức xây dựng nên… Nó không thể và không bao giờ là của riêng một cá nhân hay của một nhóm người thiểu số; và v́ vậy, cũng không ai hay một nhóm người thiểu số nào có quyền giải tán hay loại bỏ nó” (Điểm 1).
- “Các Giáo Hội PGVNTN/Hải Ngoại tại Canada, Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, Âu Châu và Hoa Kỳ là các tổ chức Giáo Hội do chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử các nơi đó cùng nhau kết hợp để xây dựng nên… Sự liên hệ giữa các Giáo Hội này cũng như của các Giáo Hội này với GHPGVNTN ở quê nhà trước đây là liên hệ về mặt tinh thần v́ cùng có chung ư hướng kết hợp thống nhất các hệ phái, tông phái, cùng có chung một lư tưởng tu học chánh pháp và phụng sự quần sanh theo truyền thống của Phật Giáo Việt Nam mà lịch đại Tổ Sư đă truyền thừa và GHPGVNTN đă thừa kế từ khi thành lập năm 1964. Mỗi tổ chức Giáo Hội tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của ḿnh. Không một tổ chức nào quyết định giùm hay chịu trách nhiệm cho tổ chức nào” (Điểm 2)
- “Danh xưng GHPGVNTN là chung của Tăng Tín đồ Phật Giáo Việt Nam, những người cùng mang tâm nguyện thừa kế tinh thần, ư hướng và lư tưởng trên đây. V́ vậy, bất cứ tập thể Tăng Tín đồ Phật Giáo Việt Nam nào cùng mang tâm nguyện đó và hoạt động cho tâm nguyện đó đều xứng đáng với danh xưng GHPGVNTN. Ngược lại, nhân danh GHPGVNTN mà gây mâu thuẫn, thậm chí đ̣i giải tán các tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở hải ngoại, phải coi đó là một tác nghiệp phá ḥa hợp Tăng, chà đạp lên bao nhiêu công đức xây dựng Giáo Hội suốt ba thập niên qua của tập thể Tăng Ni và Phật tử ở hải ngoại và biến Giáo Hội thành công cụ cho các thế lực vô minh nhằm tiêu diệt Chánh Pháp. Đó mới đích thực là tiếm danh, và hoàn toàn không xứng đáng với danh xưng GHPGVNTN.” (Điểm 4)
Đặc biệt, ở Điểm 3, Tuyên Bố Chung 2008 xác quyết về vị trí và sự tồn tại của GHPGVNTN trong ḍng lịch sử như sau: “Các Giáo Hội này đều lấy danh xưng Giáo Hội PGVNTN chính là v́ có chung tâm nguyện thừa kế tinh thần, ư hướng và lư tưởng trên đây. Trong hoàn cảnh đặc biệt của Phật Giáo tại Việt Nam sau năm 1975, việc lấy danh xưng này c̣n là để khẳng định quan điểm về một Giáo Hội Phật Giáo chân chính là một Giáo Hội đứng vững trên lập trường Phật Giáo và Dân Tộc, một Giáo Hội không đi theo, không làm công cụ cho bất cứ một thế lực hay khuynh hướng chính trị nào khác như lịch sử h́nh thành và tồn tại của GHPGVNTN đă chứng tỏ.”
Sau khi Tuyên Bố Chung 2008 được phổ biến, VHĐ và VPII VHĐ vẫn c̣n cố gắng bào chữa, biện luận, thậm chí xuyên tạc, chửi bới (qua các bài viết của ông VVA) ḥng phủ nhận sự tồn tại của 4 GHPGVNTN tại hải ngoại. Nhưng các văn kiện chính thức của VHĐ I và II, hoặc bài viết của phe nhóm ông VVA, đều chỉ c̣n là những vá víu, rời rạc, thiếu lư lẽ, thiếu luận chứng, không đủ tầm để phủ bác tiếng nói trí-dũng của Tuyên Bố Chung.
3. Cáo bạch “từ nhiệm” của “Tăng Thống”:
“Tăng Thống” trong ngoặc kép ở đây là vị Tăng Thống được suy tôn trong Đại Hội IX GHPGVNTN do một thiểu số thành viên c̣n lại của Giáo Hội sau thời GC 2 và GC 9. Đại Hội IX với tiền hội nghị diễn ra tại Chùa Giác Hoa, Sài-g̣n vào ngày 12.11.2011 và được triển khai tại Chùa Điều Ngự, California, từ ngày 18 đến 20.11.2011. Bỏ trong ngoặc kép chữ “Tăng Thống” ở đây hàm nghĩa rằng một khi GC 2 và GC 9 đă bị đa số thành viên GHPGVNTN trong và ngoài nước xem là vi hiến, th́ thành phần nhân sự thiểu số thuộc Hội Đồng Lưỡng Viện trong nước (cùng một vài nhân sự ngoài nước), và VPII VHĐ tại hải ngoại, đều không có tư cách pháp nhân và pháp lư để suy tôn Tăng Thống.
Nhưng hăy cứ tạm đặt vị “Tăng Thống của thiểu số” ở đây vào cái khung của GHPGVNTN để xem vai tṛ và tư cách của vị này có thích ứng hay không.
Được thúc đẩy bởi ông VVA, ngày 09.8.2013, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng Sự là HT. Thích Như Đạt đệ tŕnh “Thỉnh nguyện thư” trực tiếp đến “Tăng Thống” (không thông qua Văn pḥng Viện Tăng Thống), yêu cầu “y luật xử trị” đối với HT. Thích Chánh Lạc với tội danh “Dâm và Vọng.” HT. Thích Quảng Độ đă ra “Quyết định đ́nh chỉ mọi sinh hoạt và mọi chức vụ trong Giáo hội của Ḥa thượng Chánh Lạc”, nhưng do v́ Chánh Thư Kư Viện Tăng Thống (HT. Thích Thiện Hạnh), Viện trưởng VHĐ (HT. Thích Viên Định) và Tổng thư kư VPII VHĐ (TT. Thích Viên Lư) đều thỉnh cầu lưu giữ HT. Thích Chánh Lạc, nên “Tăng Thống” giận lẫy, cho rằng các vị nầy không thuận ư ḿnh (và ông VVA) để “ngưng chức” HT. Thích Chánh Lạc, đă ra một văn kiện mang số 06/VTT/TT, gọi là “Cáo bạch của Đệ ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” kư ngày 30.8.2013, qua đó, long trọng tuyên bố 3 “quyết định” (mà thực ra chỉ là 2 quyết định và 1 lời tri ân) như sau:
“- Kể từ nay tôi xin lui về tịnh tu để trưởng dưỡng thân tâm, cầu nguyện cho thế giới ḥa b́nh, chúng sanh an lạc, Đạo Pháp trường tồn và lănh thổ toàn vẹn. Đồng thời tiếp tục những công tŕnh dang dở nhằm để lại cho hậu thế tu học và nghiên cứu.
- Kể từ khi ban hành Cáo Bạch nầy tôi không c̣n chịu trách nhiệm bất cứ việc ǵ của Giáo Hội cũng như không liên hệ ǵ đến sinh hoạt của Giáo Hội nữa. Quí vị không tuân hành việc tôi xử lư để trang nghiêm Giáo hội, th́ kể từ nay Quí vị phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của Giáo Hội.
- Lời cuối, tôi xin thành kính tri ân các Tổ chức, Đoàn thể, người Việt hay quốc tế, Chư Ḥa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni và Đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước bao năm qua đă hậu thuẫn và sát cánh cùng tôi trong công cuộc Giải trừ Quốc Nạn và Pháp Nạn, lấy việc thúc đẩy tiến tŕnh dân chủ hóa đa nguyên Việt Nam làm cơ bản, và nỗ lực ngăn chặn cuộc xâm lăng vào biển, đảo, lănh thổ Việt Nam của ngoại nhân.”
Cáo bạch này gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ bênh, người chống, làm tṛ cười cho hàng thức giả. Người ta cho đây chỉ là một vở kịch do ông VVA dàn dựng, nhằm triệt hạ tới cùng HT. Thích Chánh Lạc (là người từng hết ḷng ủng hộ ông VVA trong quá khứ nhưng sau đó đă ngưng “tài trợ”); và đoán biết trước sau ǵ cũng có màn 2 của vở kịch là thỉnh cầu “Tăng Thống” đáo nhiệm. Quả nhiên, chỉ 48 giờ đồng hồ sau, ngày 03.9.2013, “Đức Tăng Thống đă mủi ḷng trước sự thỉnh cầu tha thiết của Ḥa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Viên Định đại diện chư Tăng, cũng như Ngài đă mủi ḷng trước đây khi đọc gần 100 trang Thỉnh nguyện thư hay các bài viết do Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế chuyển tŕnh về thỉnh cầu Ngài tiếp tục lănh đạo Giáo hội.” (trích nguyên văn của ông VVA trong Thông Cáo Báo Chí của PTTPGQT ngày 04.9.2013). Hai chữ “mủi ḷng” này được lặp lại nguyên vẹn 4 ngày sau đó trong Thư Cảm Tạ của HT. Thích Quảng Độ, mang số 07/VTT/XLTV, ngày 08.9.2013: “Tấm thịnh t́nh của chư liệt vị làm tôi mủi ḷng.” Thế rồi, “Tăng Thống” đáo nhiệm—chữ dùng của các cơ quan truyền thông, báo chí đối với sự kiện này, trong khi PTTPGQT th́ nói là “chấp nhận tiếp tục lănh đạo Giáo hội.”
Có mấy điểm cần nói đối với “Cáo Bạch” nói trên.
- Theo Hiến Chương GHPGVNTN, Chương thứ Tư, Mục “Đức Tăng Thống, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương & Văn Pḥng Viện Tăng Thống,” Điều thứ 9, ghi rằng “Đức Tăng Thống và Đức Phó Tăng Thống do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương suy tôn trong hàng Trưởng Lăo của Hội Đồng. Nhiệm kỳ là trọn đời.” Đây là một ngôi vị có tính cách biểu tượng tinh thần do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương suy tôn, không phải chức vụ hành chánh được bầu cử hay chỉ định. Cho nên nói “từ nhiệm” hay “từ chức” hoặc “không c̣n chịu trách nhiệm” ở đây đều sai. Và chính v́ ngôi vị này là “trọn đời”, Hội Đồng Lưỡng Viện phải hết sức cân nhắc để suy tôn một vị Trưởng Lăo đạo hạnh, uy nghiêm, nói năng như chánh pháp, im lặng như chánh pháp, suy nghĩ chín chắn, quyết định vững vàng; không nóng nảy bộp chộp, không giận hờn, giăy năy chỉ v́ ư kiến hay quyết định cá nhân của ḿnh không được người khác tán đồng; cũng không v́ bất cứ chuyện lớn chuyện nhỏ nào mà buông xuôi, phủi trách nhiệm đối với Giáo Hội.
- Thái độ “phủi trách nhiệm” được thấy rơ ràng qua quyết định thứ 2: “Kể từ khi ban hành Cáo Bạch nầy tôi không c̣n chịu trách nhiệm bất cứ việc ǵ của Giáo Hội cũng như không liên hệ ǵ đến sinh hoạt của Giáo Hội nữa. Quí vị không tuân hành việc tôi xử lư để trang nghiêm Giáo hội, th́ kể từ nay Quí vị phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của Giáo Hội.” Một thành viên cấp dưới (từ địa phương xă, huyện lên đến tỉnh, miền, Ban Chỉ Đạo VHĐ), dù c̣n tại chức hay đă từ chức, cũng không thể nói là ḿnh hết trách nhiệm đối với Giáo Hội huống hồ một vị nguyên Viện trưởng VHĐ, nguyên Xử lư Thường Vụ VTT, hay lănh đạo tối cao là “Tăng Thống”! Không lẽ làm cho hư chuyện, hoặc để người khác làm cho hư chuyện, rồi phủi tay mà rút lui!
- Ngoài ra, thái độ phủi trách nhiệm như thế có mâu thuẫn với một trong 9 điểm “Xét rằng” nêu ở trước hay không? “Xét rằng, trên cương vị Tăng Thống tôi không thể phản bội truyền thống đạo đức và tâm linh của Giáo Hội, phản bội lại các Thánh Tử Đạo và Chư vị Tiền Bối Hữu Công đă nằm xuống để Giáo Hội được sống c̣n đến ngày hôm nay.” Giận hờn cấp dưới, ra Cáo Bạch tuyên bố “xin lui” chẳng phải là “phản bội lại các Thánh Tử Đạo và Chư vị Tiền Bối Hữu Công đă nằm xuống” hay sao!
- Lời của một vị Tăng Thống buông ra tác động đến bốn chúng; quyết định của một vị Tăng Thống đưa ra phải như núi, vững chăi, không ǵ lay đổ. Đâu có thể dùng lời, dùng quyết định của ḿnh một cách khinh suất, hời hợt, để rồi lại thay đổi bất nhất theo cảm giác “mủi ḷng”. Sinh mệnh của Giáo Hội không lẽ được đặt trên ḍng cảm giác hỷ, nộ, ái, ố của một cá nhân hay sao!
4. Giáo Chỉ số 10:
Chuyện “Cáo Bạch” ở trên chưa hết. Ai cũng có thể dự tri một biến cố nào đó sẽ xảy ra trong một ngày rất gần.
Quả nhiên, Giáo Chỉ số 10 (GC 10) xuất hiện. GC này được ban hành ngày 09.12.2013, ấn kư bởi HT. Thích Quảng Độ, nhân danh là “Đệ Ngũ Tăng Thống,” cách chức Viện trưởng VHĐ là HT. Thích Viên Định, thay thế bằng HT. Thích Như Đạt; đồng lúc cách chức Chủ tịch VPII VHĐ là HT. Thích Viên Lư, thay thế bằng HT. Thích Trí Lăng.
Nguyên do dẫn đến GC 10 ai cũng biết phát xuất từ chuyện HT. Thích Chánh Lạc không c̣n ủng hộ tài chánh cho ông VVA mà c̣n dung dưỡng 2 người viết bài công kích, vạch trần những dối trá của ông VVA từ trước đến nay. Ông VVA lôi hồ sơ ṭa án phạt tội sách nhiễu t́nh dục và vu khống cá nhân của HT. Thích Chánh Lạc từ 10 năm trước (năm 2003, mà ông từng bao che, giấu nhẹm, và hết sức bênh vực, cho rằng Cộng Sản muốn phá hoại uy tín của bậc “cao tăng lănh đạo” VPII VHĐ nên bịa đặt, phao tin về tội trạng này), làm như mới vừa phát hiện do “nhiều Tăng Ni và Phật tử gửi thỉnh nguyện thư tố cáo,” để tŕnh lên HT. Thích Quảng Độ, thỉnh cầu “tẫn xuất” đương sự với tội danh “Dâm và Vọng.” HT. Thích Thiện Hạnh, HT. Thích Viên Định và HT. Thích Viên Lư muốn giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng, nội bộ, đă thỉnh nguyện HT. Thích Quảng Độ xét lại. Ông VVA biết chuyện, t́m lư do loại trừ luôn các vị này. Thế là có GC 10, có chuyện cách chức, từ chức hàng loạt. Như vậy, từ thiểu số 13 thành viên VPII VHĐ lại co rút thêm lần nữa để rồi thay thế bằng 11 thành viên vô năng, tệ hại hơn.
GC 10 đối với 4 GHPGVNTN Liên Châu không ư nghĩa, và không ảnh hưởng ǵ (v́ trước đó đă từng phủ nhận GC 2 và GC 9 qua Tuyên Bố Chung ngày 09.9.2008); và đối với các thành viên đă “nhất dạ khâm tuân” với 2 GC trước th́ đúng ra cũng không có ǵ đáng phải phiền nàn. Theo họ (bao gồm toàn bộ các thành viên VPII VHĐ được suy cử qua GC 9, lẫn một số thành viên Ban Chỉ Đạo VHĐ trong nước, và cả Chánh Thư Kư VTT), Giáo Chỉ của Tăng Thống th́ phải khâm tuân, không được chống căi; không lẽ bây giờ đến lượt ḿnh bị loại trừ th́ mới thấy chuyện ban hành Giáo Chỉ một cách tùy tiện, không theo Hiến Chương, không họp Hội Đồng Lưỡng Viện và các Hội Đồng GHPGVNTN tại hải ngoại là phi lư, bất công hay sao!
Người ta hẳn không quên HT. Thích Thiện Hạnh với bản “Phúc Tŕnh” kư cùng ngày GC 9 (08.9.2007) của Chánh Thư Kư VTT “đệ tŕnh ngược xuống” VHĐ, và đă được dùng làm điểm qui chiếu để ban hành Thông Bạch Hướng Dẫn Giáo Chỉ số 9, trong đó vu khống các tỳ kheo khác ở trong và ngoài nước, đồng thời mở đường cho HT. Thích Quảng Độ và ông VVA dẫm đạp lên Hiến Chương qua điều 5 (của Phúc Tŕnh): “Ở trường hợp bất khả kháng, không thể hội họp, không được đi lại, gặp nhau, bàn bạc, thảo luận như Hiến chương qui định, th́ phải tính tới dùng Giáo chỉ, Quyết định, Thông tư... để điều hành Phật sự lúc nguy biến.” Dư luận đối với HT. Thiện Hạnh rằng vị này đă có hành vi “nối giáo” một cách mù quáng, sai lầm như vậy đối với việc điều hành Giáo Hội th́ cớ ǵ ngày nay phải xin từ chức!
Người ta cũng chưa quên HT. Thích Không Tánh đă từng ca tụng ông VVA như là phát ngôn nhân kiệt xuất không thể thay thế, một ḷng một dạ bảo vệ ông VVA, sẵn sàng vu khống, miệt thị các tỳ kheo khác trong và ngoài Giáo Hội, th́ cớ ǵ ngày nay lại từ chức và yêu cầu ông VVA từ chức!
Cũng chưa ai quên HT. Thích Chánh Lạc, Pháp sư Giác Đức, TT. Thích Thiện Tâm (Canada) và TT. Thích Viên Lư đă “nhất dạ khâm tuân” GC 2 và GC 9, hết ḷng tán dương các giáo chỉ và quyết định do HT. Thích Quảng Độ và ông VVA đưa ra như là “biện pháp cứu nguy Giáo Hội” qua các buổi hội thảo khắp nơi và suốt thời gian mấy năm liền: chửi bới, chụp mũ Cộng sản cho tất cả Tăng Ni và Cư sĩ không khâm tuân, bịa đặt những điều không thực để gán tội cho các tỳ kheo khác. Ngày nay, đúng ra những vị này không có lư do phải từ chức, tỏ ư bất phục đối với GC 10, và bị cách chức lại cố gắng mượn danh kẻ khác để xin phục chức, thỉnh nguyện HT. Thích Quảng Độ thu hồi GC 10!
Người b́nh dân nh́n hiện trạng dở khóc dở cười của các vị trên đây, đă nói câu nôm na rằng “nhân nào quả nấy.” Trước kia vu khống kẻ này, chụp mũ kẻ kia, hủy báng Tăng đoàn thế nào th́ ngày nay đón nhận quả báo thế ấy.
Ở đây không phải là chỗ để nói đơn giản về luật nhân quả báo ứng. Chỉ muốn nh́n lại các biến động vừa qua, từ năm 2005 đến nay, để cùng thấy rằng đó là tác động dây chuyền của một sách lược mà những người lănh đạo đă không sáng mắt để ngăn chận từ ban đầu: nếu không có GC 2 năm 2005 th́ Hội Đồng Lưỡng Viện vẫn c̣n đó, vững như bàn thạch và có triển vọng phát triển mạnh hơn; nhưng HT. Thích Quảng Độ đă phá hủy cơ cấu này bằng GC 2 vi hiến (v́ không hội ư với các hội đồng ngoài nước, trong đó có một số tôn đức là thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, và nhiều thành viên trong 4 hội đồng của GHPGVNTN hải ngoại). Nếu không có GC 2, sẽ không có GC 9; không có GC 9 th́ làm ǵ GC 10 có thể ban hành!
GC 2, GC 9 và GC 10 chỉ cùng một cách vi hiến, trái yết-ma, phi dân chủ, phá ḥa hợp tăng. Khác một điều là 2 GC trước có sách lược, với cuồng vọng mượn danh nghĩa Tăng Thống để loại trừ thành phần ṇng cốt của VHĐ trong nước và ngoài nước; c̣n GC 10 th́ thoát thai từ tâm lư trả thù vặt vănh của ông VVA đối với những cá nhân không phục tùng ông. Ai chống lại hoặc cản trở hoạt động của ông VVA, trước sau ǵ cũng bị “thanh lọc” khỏi Giáo Hội với một tội danh nào đó, thường là tội danh dễ gây ác cảm và phẫn nộ đối với cộng đồng người Việt tị nạn: theo Cộng sản, có âm mưu thỏa hiệp với Cộng sản.
Dù GC 10 ban hành đă làm giao động các đương sự bị cách chức hoặc từ chức trong VHĐ và VPII VHĐ, gây làn sóng xôn xao trong hàng phật tử ủng hộ các vị này, tạo dư luận không mấy tốt đẹp đối với GHPGVNTN, nhưng điều này không có nghĩa là Giáo Hội đă tan ră hay tiêu vong. Người trí và người hiểu chuyện đều thấy đây chỉ là những vở kịch tồi kém về h́nh thức lẫn nội dung của một thiểu số lănh đạo. GHPGVNTN vẫn tồn tại qua 4 GHPGVNTN tại Âu châu, Úc châu, Hoa Kỳ và Gia nă đại. Thành viên các Giáo Hội này vẫn sinh hoạt b́nh thường, và đang trên đà phát triển kể từ GC 9 năm 2007.
5. Quyết định mang số 16, 17, 18 và 19:
Đúng ngày 04.01.2014, trong khi 217 Tăng Ni và Cư sĩ thành viên 4 GHPGVNTN – Văn Pḥng Điều Hợp Liên Châu ra “Tuyên Bố Chung Kỷ Niệm 50 Năm (1964-2014) Ngày Công Bố Hiến Chương GHPGVNTN” để khẳng định GHPGVNTN vẫn tồn tại và phát triển vững mạnh tại hải ngoại, th́ Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế do ông VVA làm giám đốc, phổ biến một loạt 4 Quyết Định (nguyên văn từ Thông Cáo Báo Chí: “mang số tham chiếu 16/VTT/QĐ/TT, 17/VTT/QĐ/TT, 18/VTT/QĐ/TT và 19/VTT/QĐ/TT về việc bổ nhiệm nhân sự vào Viện Hóa Đạo trong nước, Văn pḥng II Viện Hóa Đạo ở hải ngoại, Hội đồng Điều hành GHPGVNTN- HN tại Hoa Kỳ, và suy cử Chánh Thư kư Viện Tăng Thống.”
Hiến Chương và Nội Quy GHPGVNTN không có điều khoản nào cho phép Tăng Thống ban hành “Quyết Định,” mà chỉ có “chuẩn y” các văn kiện được đệ tŕnh từ VHĐ, thông qua Văn Pḥng Viện Tăng Thống, và “ban giáo chỉ tấn phong Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo sau khi GHPGVNTN bầu cử.” (Chương thứ Tư, Hệ Thống Tổ Chức, mục Viện Tăng Thống, tiểu mục Đức Tăng Thống, Điều 11 - Hiến Chương tu chính năm 1973). Tất cả quyết định quan trọng của Giáo Hội đều do Hội Đồng Lưỡng Viện đưa ra sau mỗi Đại Hội (thường niên, khoáng đại, bất thường) của GHPGVNTN. Việc Tăng Thống đơn thân ban hành Quyết Định là vi hiến. Như vậy, có thể nói HT. Thích Quảng Độ không hiểu ǵ về hành chánh, hoặc có hiểu nhưng cố t́nh vi hiến.
Tính theo nhân sự, không tính theo chức vụ được nêu, các Quyết Định nói trên đă rút VHĐ xuống c̣n 14 người, VPII VHĐ c̣n 11 người, và GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ c̣n lại 15 người. Trong số những vị này ông VVA và bà Ỷ Lan kiêm cả trong nước, ngoài nước, nơi nào cũng có chân.
GC 2 và GC 9 trước đây, cũng do HT. Thích Quảng Độ làm theo kế sách của ông VVA mà không muốn chịu trách nhiệm, cứ đẩy qua cho HT. Thích Huyền Quang, cho rằng do chính HT. Thích Huyền Quang ban hành. Nhưng ai cũng biết, vị Tăng Thống, biểu tượng đạo đức tối cao của Giáo Hội, chẳng phải đương không mà nghĩ ra những quyết định loại trừ người này, bổ sung người kia trong danh sách thành viên Ban Chỉ Đạo VHĐ. Tăng Thống chỉ phê chuẩn các quyết định do VHĐ đệ tŕnh (thông qua Văn Pḥng VTT) mà thôi. Có nghĩa rằng, dù GC 2 và GC 9 được ấn kư phê chuẩn của Đệ Tứ Tăng Thống, vẫn là quyết định (hay kế sách) của VHĐ do HT. Thích Quảng Độ đương nhiệm Viện trưởng từ năm 2003, và đương nhiệm Xử lư Thường vụ Viện Tăng Thống từ năm 2005.
Điều trớ trêu ở đây là HT. Thích Quảng Độ và ông VVA, những nhân vật lănh đạo Giáo Hội, cùng với các thành viên gọi là “trung kiên” lại không nhớ ǵ về ngày kỷ niệm 50 năm thành lập GHPGVNTN, lại chọn đúng ngày này (04.01.2014) để phổ biến các Quyết Định sai hành chánh và vi hiến trầm trọng kia. Ngoài ra, HT. Thích Quảng Độ cũng đă cùng ông VVA, phá vỡ truyền thống sinh hoạt của Giáo Hội 50 năm qua, giao trọng trách Tổng Thư Kư VHĐ cho một Cư sĩ thiếu tầm, thiếu tâm, thiếu tài và chẳng có công trạng ǵ đáng kể với Giáo Hội; ở hải ngoại th́ đặc cách một cư sĩ khác, tŕnh độ thế học lẫn đạo học kém cỏi, đảm nhận chức vụ Tổng Thư Kư Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ.
Suy tướng của HT. Thích Quảng Độ đă hiện rơ qua hàng loạt những quyết định sai lầm từ năm 2005 đến nay: đánh mất hết niềm tin và sự tôn kính của Phật giáo đồ trong nước và hải ngoại. Chẳng qua v́ ẩn sau lưng vị lănh đạo tối cao này là cái bóng nhỏ bé xíu mà cực kỳ hiểm trá của ông VVA. Dù sao, đây chỉ là biểu hiện từ một vài cá nhân, thiểu số. Những cá nhân ấy có là ngoại nhân (hay vi trùng) xâm nhập vào Giáo Hội từ ban đầu, hoặc có là vi khuẩn sinh sản và phá hoại từ bên trong, th́ GHPGVNTN không thể v́ họ mà tan ră, tiêu vong. Cơ thể mạnh khoẻ, tứ đại ḥa hợp th́ có vi trùng, vi khuẩn nào có thể khuynh loát, lũng đoạn!
Hăy đọc một đoạn quan trọng trong “Tuyên Bố Chung Nhân Kỷ Niệm 50 Năm (1964-2014) Ngày Công Bố Hiến Chương GHPGVNTN” của 217 thành viên thuộc 4 GHPGVNTN tại Âu châu, Úc châu, Hoa Kỳ và Gia nă đại để trả lời cho chướng nạn nội tại này:
“…dù có những biến động ngoại tại hay nội tại, đoản hạn hay trường kỳ, phát xuất từ một nhóm người hay cá nhân, dù một vài lănh đạo có từ chức hay bị cách chức, dù cơ cấu và nhân sự của Viện Hóa Đạo hay Viện Tăng Thống có bị thế quyền đày đọa hay thảm sát, dù cơ chế giáo hội có nhất thời tiêu trầm hay suy vong bởi người này hay người khác, ở thời điểm này hay thời điểm khác, nơi chốn này hay nơi chốn khác, th́ trên đại thể, đại bộ phận của GHPGVNTN vẫn tồn tại trên bước chân hoằng truyền Phật đạo, phụng sự chúng sinh của những thành viên “chấp nhận bản Hiến Chương” và tuân thủ các nguyên tắc yết-ma truyền thống của Tăng đoàn.”
KẾT
Điểm lại các biến động ngoại tại và nội tại của GHPGVNTN trong 50 năm qua, có thể rút ra bài học rằng, những ǵ phù hợp chánh pháp, đúng Hiến Chương, ứng xử với nhau trong tương kính tương thuận th́ tồn tại; ngược lại th́ tiêu vong.
Nếu Phật giáo đồ đoàn kết ḥa hợp, giữ ǵn và phát huy bản thể Tăng đoàn th́ những biến động ngoại tại hay nội tại chỉ là những đợt sóng bào ảnh nhấp nhô, không làm suy suyển hao ṃn ǵ lượng cả của đại dương.
Úc Đại Lợi ngày 09.01.2014
Thích Tâm Không