Thư ṭa soạn số 152

 

(tháng 07.2024)

 

 

 

KHÔNG BUÔNG LUNG

  

 

 

Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.

Danh vọng cũng cần được biểu hiện qua âm thanh, ngôn ngữ, văn tự. Không có sự diễn đạt bằng âm thanh ngôn ngữ, danh vọng cũng không hiện hữu.

Một ḿnh tịch lặng, quán niệm sâu xa về tự ngă, và bản chất của âm thanh ngôn ngữ th́ chẳng thấy ǵ gọi là danh vọng, danh vị. Danh vọng như mộng huyễn, như quáng nắng, như thủy triều. Tâm đă định tĩnh th́ không có mưa nắng hay thủy triều nào làm chao đảo, lo sợ (1). Khổ nỗi, một khi danh vọng được theo đuổi như là mục tiêu của cuộc sống thường tục, nó đeo bám và gắn chặt vào tận tâm can, vào tận những ngóc ngách kín đáo nhất của tầng đáy ư thức, tầng đáy vô thức, khiến cho khi tỉnh khi mê, khi thức khi ngủ, đều nhắm về một hướng: làm thế nào để danh càng lúc càng lớn hơn, cao hơn, cho đến tột đỉnh.

Nhưng ḷng tham hay khát vọng của con người không bao giờ có đáy, và không bao giờ có giới hạn của đỉnh cao. Cảm giác vui sướng (hay khổ đau) là vô thường, bất định; do vậy, một khi được thỏa măn, nó luôn có khuynh hướng t́m đến sự hưởng thụ cao hơn, mạnh hơn. Từ đây, ngay nơi chỗ được cho là tột đỉnh của danh vọng chức vị, nhà đạo nhất thiết cần phải quay về, tự hỏi, đâu là mục tiêu tối hậu của con đường giải thoát giác ngộ.

Không thể để cho đời ḿnh trôi qua một cách vô bổ, vô ích với những hưởng thụ tầm thường dung tục của tài sản, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ (2).

Soi chiếu lại tự thân với lời cảnh giác từng được dạy dỗ và tụng đọc hàng ngày, may ra có thể quay về trước khi quá trễ: “Cập kỳ đến lúc tuổi đời đă cao, tuổi hạ cũng lớn, nhưng bụng th́ rỗng, ḷng lại cao, bởi vốn không chịu thân cận thiện hữu nên chỉ biết xấc láo ngạo ngược, chưa hiểu thành thuộc giáo pháp và giới luật nên sự tự chế ngự hoàn toàn không có...” (3)

Soi chiếu lại tự thân để thấy rằng bụng không rỗng (v́ đă từng tu học Phật Pháp nhiều năm), ḷng không cao (v́ đă từng tự hạ làm khất sĩ, từng xem danh lợi như đôi dép bỏ), không xấc láo ngạo ngược (v́ từng được phước duyên thọ pháp với những bậc cao đức và gần gũi các bạn lành); vậy th́ chỉ cần dừng lại, tinh tấn, không buông lung (4), để tập trung toàn bộ sinh mệnh, thân và tâm của ḿnh, tiếp tục hướng về mục tiêu sau cùng của bậc xuất trần thượng sĩ.

Bao năm giải đăi thả trôi tâm ư cuốn theo những danh-sắc huyễn vọng, chí nguyện ban đầu đă vuột xa, mục tiêu tối hậu cũng mờ khuất. Giờ này, khi quỷ vô thường lăm le xuất hiện, mạng sống không thể kéo dài, mà thời gian cũng không chờ đợi (5), tất phải cấp thời dũng mănh đưa ra quyết định tử-sinh cho sự nghiệp hành đạo của ḿnh: buông xả tất cả để qui hướng mục tiêu giải thoát.

Buông xả chứ không phải buông thả. Buông xả chứ không phải buông lung.

Không buông lung, không phóng túng, không buông thả tâm ư chạy rông bất định. Tinh tấn, không buông lung, là nền tảng vững chắc cho mọi mục tiêu, mọi thành tựu. Hành giả không thể không có mục tiêu, và không thể không nỗ lực để đạt đến mục tiêu ấy.

Sự nghiệp của người con Phật không phải tài sản, đất đai, tự viện; không phải giới phẩm, danh vị, chức vụ; mà chính là sự nghiệp trí tuệ, sự nghiệp Phật Pháp.

Gia tài của Đức Phật để lại sở dĩ được giữ ǵn và tiếp tục phát triển đến ngày hôm nay và nhiều thế kỷ sau, là nhờ sự tinh tấn thực hành và truyền bá giáo pháp của nhiều thế hệ tăng lữ suốt gần ba thiên kỷ qua. Thừa kế di sản của Đức Phật, hành giả chỉ thừa kế Chánh Pháp, không có sự thừa kế tài vật hay danh vị nào khác (6).

 

 

_______________

 

(1)    “Bằng sự cố gắng, hăng hái, không buông lung, tự khắc chế lấy ḿnh, kẻ trí tự tạo cho ḿnh ḥn đảo chẳng c̣n ngọn thủy triều nào nhận ch́m được.” (Kinh Pháp Cú, câu 25; HT Thích Thiện Siêu dịch). Thủy triều ở đây được Ḥa thượng chú thích là “Các phiền năo tham, sân, si buộc ràng và sai  sử chúng sanh trong ṿng ba cơi.”

(2)      Tài, sắc, danh, thực, thụy, thuật ngữ Phật giáo gọi chung là ngũ dục – năm thứ dục lạc ở đời mà con người tham đắm, hưởng thụ.

(3)    Văn Cảnh Sách của Thiền sư Linh Hựu (771 – 853) ở Qui Sơn, thời Văn Đường Trung Hoa, trích đoạn: “Cập chí niên cao lạp trưởng, không phúc cao tâm, bất khẳng thân phụ lương bằng, duy tri cứ ngạo, vị am pháp luật, tập liễm toàn vô...” (HT Thích Trí Quang dịch)

(4)    Kinh Pháp Cú (Dhammapada) dành nguyên một phẩm tên gọi là Tinh Cần hoặc Không Buông Lung (Appamāda-Vagga) từ câu 21-32 để nói về hạnh tinh tấn. Ở đây dùng nguyên tựa “Không Buông Lung” từ bản dịch của HT. Thích Thiện Siêu.

(5)    Mượn ư và lời từ đoạn Văn Cảnh Sách dẫn thượng: “Vô thường sát quỷ niệm niệm bất đ́nh, mạng bất khả diên, thời bất khả đăi.”

(6)    Này các Tỷ-kheo, hăy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật.  (Trung Bộ Kinh, Kinh Thừa Tự Pháp, HT. Thích Minh Châu dịch)

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG HỘP THƯ T̉A SOẠN

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 06/28/24