Thư ṭa soạn số 84
(tháng 11.2018)
NHẸ NHƯ MÂY
Băo mạnh và sóng thần ở châu Á khiến hàng ngàn người thiệt mạng, hàng ngàn người mất tích; tàn phá nhà cửa, tài sản công và tư, thiệt hại vô kể. Băo lớn quét qua miền Đông và Đông nam nước Mỹ cũng lấy đi mạng sống của ba mươi người và hàng ngàn người c̣n mất tích… Hàng trăm ngàn người vẫn c̣n phải chịu đựng sự lụt lội, mất điện, lạnh giá, thiếu nước uống. Trong khi đó, gió Santa Ana như mọi năm đă thổi về, mang hơi nóng hầm hập sau cơn mưa rỉ rả một ngày một đêm của miền Tây nam. Lá thu cuốn theo gió, tràn ra đường nhựa, chạy đuổi theo xe cộ ngược xuôi. Những hàng dây điện giăng mắc qua các phố nhỏ lung lay như đưa vơng dưới cơn nắng vàng hanh. Có mùi ǵ khét lẹt như khói xăng hay tro ẩm của nạn cháy rừng tháng trước, c̣n phảng phất trong không khí của ngày vào thu. Trời vần vũ mây xám. Phố chợ vẫn tấp nập những người là người. Các bích chương quảng cáo bầu cử với tên ứng viên rất lớn và nổi bật, trưng đầy ở các góc đường.
Trong cái xôn xao của những cuộc đấu tranh, biểu t́nh, chống đối, ủng hộ, người nào cũng cố gắng bày tỏ tối đa quan điểm của ḿnh, cho cách nghĩ cách sống của ḿnh mới là đúng. Thường th́ sự bày tỏ đơn độc được cổ vũ bởi đám đông, dễ tiến đến cực đoan; mà cũng có thể từ sự cực đoan của một vài cá nhân đă tác động lên hành động và lời nói của quần chúng. Xét cho cùng, chẳng có cái cực đoan nào gọi là hay, là tốt. Đàng sau, bên dưới những nhăn hiệu và danh xưng tốt đẹp, vẫn chỉ là mặt thực của tham vọng cá nhân—lại thường vay mượn, núp bóng cái dù tập thể.
Từ sinh hoạt quốc gia, chính trị đảng phái, cho đến cả tôn giáo (với nhiều tai tiếng chấn động niềm tin của tín đồ), người ta càng nh́n rơ mặt trái của ḷng tham, của bản ngă. Có người rời bỏ những nhăn hiệu với thái độ hoặc lời nói công kích. Có người lặng lẽ rút lui, t́m về nơi ở ngoài những thị-phi, thiên kiến. Có người cố gắng nán lại, t́m cách điều chỉnh thực trạng, sao cho giữ được chính danh.
Nhưng danh thế nào mới là chính? Cái danh mà không phản ảnh đúng cái thực th́ danh đó chỉ là danh suông, sáo rỗng. Có cần hô hào lớn tiếng để bảo vệ một cái danh rỗng tuếch hay không? Thực chất đă mục ruỗng th́ không cái danh nào có thể cứu văn sự sụp đổ của một tập thể đă từng một thời vang bóng. Một tập thể mà đa phần là những người hủ bại, háo danh, tham quyền cố vị, th́ sự có mặt của thiểu số chỉ là để tiếp sức cho sự tồn tại của một con thuyền mục ră, chệch hướng.
Nói theo ngôn ngữ nhà thiền th́ danh của lăo tăng cũng là giả danh. Nhưng nói theo thông tục th́ lăo tăng đúng là một danh tăng đạo hạnh, đă làm thật nhiều việc: xây dựng tăng trường, phiên dịch, trước tác, giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ tăng ni và phật-tử. Điều kỳ lạ là khi tiếp xúc ông, người ta thấy dường như ông chưa từng làm ǵ cả. Nơi ông không toát ra hào quang của một người nổi tiếng hay một người đă từng đóng góp rất nhiều cho đạo, cho đời. Phong vận từ bi của ông trùm lấp tất cả những ư niệm phân biệt, đánh giá của người đối diện.
Mùa hè năm nay, lăo tăng từ quê nhà qua thăm. Mượn một thiền đường nơi thị tứ làm chỗ tương ngộ một văn nhân. Cả hai đều “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ h́nh.” Lăo tăng có bệnh nan y, có lẽ là không chữa được nữa; chỉ mượn dịp đi xa để từ giă những người hữu duyên. Văn nhân th́ có tâm bệnh—cái bệnh là hay bất măn, bất phục, có lẽ cũng khó chữa. Nơi thiền đường, lăo tăng nhờ thiền chủ đặt sẵn hai ghế dựa song song, quay mặt về hướng tôn tượng Đức Phật Thích Ca; không có bàn ghế nào khác trước mặt, nên khoảng cách từ chỗ này với bàn thờ Phật là một khoảng không gian rộng, trống. Văn nhân bước vào, xá Phật rồi quay sang bái lăo tăng. Từ tăng pḥng, lăo tăng cũng vừa mới bước vào chánh điện, chắp tay đáp lễ, chờ văn nhân bước đến, mời ngồi nơi ghế c̣n lại. Từ vị trí này, cả hai cùng nh́n về một hướng. Im lặng khá lâu như thể cuộc hội ngộ chỉ là để dùng tâm mà nghe tâm. Văn nhân kư tặng hơn mười tác phẩm mà lăo tăng yêu cầu để đem về cho thư viện ở quê nhà. Câu chuyện ở tù, bị biệt giam trong tác phẩm ấy có thực không, hay chỉ là hư cấu. Dạ, có thực; nhưng chỉ thực một phần thôi, không phải tất cả là thực. Lăo tăng gật gù. Một chặp, lăo tăng đặt bàn tay ấm lên lưng bàn tay văn nhân, vỗ về. Cố gắng, cố gắng nha. Vào đời hành đạo không dễ đâu.
Bẵng đi gần nửa năm. Rồi một sáng sớm, nghe tin lăo tăng viên tịch. Nhớ lại cuộc tương ngộ đầu tiên và cũng là cuối cùng của hôm ấy, chợt sa lệ. Trong nhập nḥa nước mắt và tâm tưởng, chỉ nhớ h́nh bóng một lăo tăng đôn hậu, hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ, ngôn ngữ b́nh dân, và đặc biệt là nơi nhân cách ấy, tất cả các danh xưng, nhăn hiệu, chức vị, đều không thể bám vào.
Theo dơi tang lễ qua một đoạn phim quay trực tiếp đăng lên mạng, chỉ thấy một kim quan bằng gỗ đơn giản, màu nâu, được mười mấy đệ tử tục gia mặc áo tràng lam khiêng. Có lẽ kim quan cũng nhẹ như tâm thái của lăo tăng khi c̣n sinh tiền; chỉ là v́ phải đặt trên một giàn gỗ kềnh càng, nên nặng. Tăng nhân mấy trăm vị đưa tiễn kim quan đến ḷ thiêu. Nghi lễ đơn giản. Tiếng niệm Phật vang đều cho đến khi kim quan được đặt gọn vào hầm ḷ thiêu. Từ phương ngoại, văn nhân tĩnh tọa nơi bàn viết, chắp tay cung kính tiễn biệt. Có một vầng mây trắng, nhẹ nhàng bay cao.