Thư ṭa soạn số 70

 

(tháng 09.2017)

 

 

 

BÓNG DÁNG TỰ NGĂ

 

 

Ngồi im giữa những náo động. Nghe tiếng cười giỡn của bầy trẻ hàng xóm. Nghe lá khua xào xạc nơi cây bằng lăng trước sân. Xa hơn, có tiếng xe máy ŕ rầm đâu đó tựa như những cơn sấm động giữa trưa hè. Chợt liên tưởng những lần trong hầm trú ẩn, nghe tiếng bích-kích-pháo xé toang màn đêm hăi hùng. Đạn bom một thời tuổi thơ trên quê hương, cho đến ngày nay, vẫn c̣n được thị uy trên những vùng trời và nơi chốn khác. Mănh liệt, dữ dội hơn.

Lửa. Lời nói huênh hoang, khiêu khích, đe dọa. Chiến tranh. Sự thịnh nộ. Ngôn ngữ và đạn bom.

Con người ở thế kỷ này sao chẳng khác con người ở những thế kỷ trước.

 

Thế giới ngày nay vẫn luôn bị khuấy động bởi hận thù.

Hận thù như đốm lửa. Khi lửa c̣n nhỏ mà không lo dập tắt, nó có thể làm cháy cả căn nhà, thậm chí đốt cả khu rừng lớn.

Hận thù là một tiềm lực mạnh mẽ, có sức công phá khủng khiếp, khôn lường.

Từ ngàn xưa, tinh thần chiến đấu của binh sĩ trong tất cả cuộc chiến (xâm lăng, hay tự vệ), đều được khích động bởi ḷng hận thù.

Hận thù cũng được lợi dụng để tiến hành những cuộc cách mạng, khích động đấu tranh lật đổ các chính thể, khơi dậy những phong trào kỳ thị chủng tộc, phân biệt giai cấp, đẩy con người vào hành động bạo lực, sách nhiễu, phá hoại, đốt nhà, chém giết không gớm tay…

Người ta sẽ quyết tâm hơn, liều lĩnh hơn, bạt mạng hơn trong thù hận.

Và hậu quả của thù hận, luôn là nỗi tang thương, đau khổ, cho chính ḿnh, và cho người khác.

Không có sự sân hận, thù hằn nào có thể mang lại an vui hạnh phúc.

Nhưng hận thù, chẳng qua cũng chỉ là mặt nổi của ḷng vị kỷ, là bóng dáng của tự ngă. Ghét người khác là v́ quá yêu ḿnh mà thôi.

Tự ngă, “cái tôi đáng ghét” (1), rất linh hoạt và quỷ quyệt. Nó luôn muốn được nổi trội hơn kẻ khác mới hài ḷng. Khi không bằng hoặc thấp kém hơn, nó bắt đầu nhen nhúm ngọn lửa của ganh ghét, đố kỵ, và ở cấp độ sâu xa hơn, là ḷng thù hận.

Khi bị người khác phát hiện, tự ngă đă luồn lách, t́m cách biểu hiện chính nó qua danh nghĩa của những tập thể, tổ chức tôn giáo, chính trị, xă hội. Nghĩa là nó tự đồng hóa nó với các tập thể ấy (2), để rồi được ca tụng như là ḷng ái quốc, ḷng yêu dân, niềm hănh diện chủng tộc, tinh thần vị tha vô ngă… Thực chất chỉ là sự núp bóng của một cái tôi nhỏ nhen dưới tàn cây tập thể rộng lớn.

Rồi dưới tàn cây của tập thể ấy, ḷng thù hận được thổi bùng lên đến mức tột cùng, ở cấp lănh đạo quốc gia, quốc tế, nghiễm nhiên thi thố năng lực của nó, gây thảm họa đau thương thống khổ cho hàng triệu người, và có thể tác động lâu dài đến đời sống của cả nhân loại.

Loài người văn minh đă kinh qua thảm họa ấy, không muốn tái diễn. Trong thế kỷ hiện đại, người ta đă dần dần thay thế ḷng hận thù bằng sự khoan dung, và bằng t́nh thương.

 

T́nh thương cũng là một bóng dáng khác của tự ngă—một khi vẫn c̣n đối tượng để yêu thương, chiếm hữu, dẫn đến lo âu, sợ hăi (3). Nhưng t́nh thương có thể thăng hoa, phát triển thành một năng lượng của từ tâm, trải rộng đến nhiều người khác, mà tác động của nó luôn làm tươi mát, đem lại niềm an vui hạnh phúc cho ḿnh, cho người. C̣n hận thù th́ không nên làm cho phát triển, mà chỉ nên làm cho nhỏ, cho thấp xuống, cho tiêu tăm vào hư không.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy rơ ràng: hận thù không ích lợi ǵ cả, không xây dựng được ǵ cả. Hận thù luôn là ngọn lửa phá hoại, làm ly cách con người. Chỉ có t́nh thương mới hàn gắn, nối kết con người lại với nhau trong trùng trùng tương quan tương duyên. Văn minh của thế giới hiện đại là ḥa b́nh, không phải là chiến tranh, xâu xé, phân biệt.

Không có hận thù cao thượng. Không có tự ngă cao thượng.

Hận thù không làm tăng nhân cách, không nâng phẩm chất con người lên hàng thượng đẳng, tối tôn. Trái lại, hận thù chỉ khiến cho con người trở nên nhỏ mọn, bé tí, tầm thường hơn giữa những con người đang vươn lên trời cao bằng ḷng thương và sự khoan ḥa, bao dung.

 

Ngồi im. Lắng nghe đất trời chuyển ḿnh từ tiếng ru nhẹ của từ tâm.

 

California, ngày 26.8.2017

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info

 

 

______________

 

(1) Blaise Pascal (1623-1662), “the Self is hateful.”

(2) & (3) Theo Jiddu Krishnamurti (1895-1986).

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 08/27/17