Thư ṭa soạn số 29
(tháng 04.2014)
SÓNG VÀ NƯỚC
Sóng, thực ra chỉ là nước. Không có nước, không có tác động của gió, sẽ không có sóng.
Sóng chỉ là hiện tượng bề mặt của nước. Khởi sinh từ nơi nước, mà biến diệt th́ cũng trở về với nước. Khi sinh, sóng không tăng thêm nước; khi diệt, sóng không làm giảm lượng nước.
Bản thể của nước là lặng yên.
Đi trên biển là đi giữa động và tĩnh, giữa những lao xao bèo bọt và sự lặng yên tịch mịch.
Đi trên biển bằng những chiếc thuyền nan bé nhỏ th́ càng dễ tiếp cận và thâm nghiệm sự bất phân, bất nhị giữa sóng và nước, giữa sinh và diệt, giữa cá biệt và tổng thể, giữa khổ đau và hạnh phúc, giữa nước mắt và tự do.
Đi trên biển mới thấy cái bao la của nước, và thấy chiếc thuyền chở ḿnh cùng những kẻ đồng hành xa lạ chỉ là một hạt bụi, một chiếc lá vàng, thật bé nhỏ, mong manh. Sóng to, gió lớn, đói khát, không được tắm rửa nhiều ngày, lo sợ bị bắt lại, khiếp hăi gặp hải tặc… Vậy mà đă có hàng triệu người, già-trẻ lớn-bé, chọn đi trên biển bằng những thuyền nhỏ. Can đảm chăng, anh hùng chăng? – Không. Chẳng qua, chỉ v́ khát vọng tự do quá lớn, trùm lấp hết mọi nỗi sợ.
Có lẽ chỉ hai phần ba số người đi trên biển được đến bờ tự do. Phần c̣n lại, một phần ba, không phải là nhỏ: hàng trăm ngàn người với hàng ngàn chiếc thuyền, lớn, nhỏ, đă ch́m khuất trong ḷng đại dương. Họ có tên mà trở thành vô danh. Khi họ bị mất tích, người thân không dám khai báo. Không có hàng tỷ người trên thế giới theo dơi t́m kiếm. Không có báo chí đăng tải rầm rộ mỗi ngày, mỗi giờ. Không có những lễ cầu nguyện công khai. Không có những người thân khóc công khai. Tất cả đều lặng lẽ, âm thầm. Đi âm thầm, mất hút trong âm thầm, khóc trong âm thầm. Họ, những người thân, cha mẹ, anh chị em, bạn bè của chúng ta đó. Họ lên đường với quyết tâm và ngạn ngữ quen thuộc: tự do hay là chết!
Cái chết của họ trong ḷng biển, trong sóng và nước, ghi lại trang sử bi tráng của hành tŕnh t́m tự do, và cũng cho ta nhiều bài học: cái ǵ sinh ra trong điều kiện th́ cũng bị hủy diệt trong điều kiện. Các phong trào, tổ chức, đảng phái, chính quyền, chính thể, chủ nghĩa… đều là sóng, chỉ có dân, ḷng dân mới là nước. Nói theo Nguyễn Trăi th́ dân là nước; nâng thuyền cũng là nước, lật thuyền cũng là nước. Sống ở đời phải biết cái ǵ tạm thời, hữu hạn, cái ǵ trường cửu, vô hạn. Suốt đời chỉ biết chạy theo sóng, chỉ biết con thuyền của ḿnh th́ làm sao an ḷng dân?
Người học đạo cũng thường quán chiếu về (vọng) thức và (chân) tâm. Thấy được chỗ khởi sinh và hủy diệt của sóng chính là con đường trở về sự yên lắng của nước.
Sóng, thực ra cũng chỉ là nước. Sóng không thể tự sinh, không thể tự diệt. Nó sinh và diệt trong điều kiện. Khi nó hoàn toàn lắng xuống, chỉ c̣n nước, chỉ c̣n sự tịch lặng.
Nhà thơ Phạm Công Thiện có thi phẩm với tựa đề lấy từ cảm hứng một câu thơ của Goethe, “Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im.”
Người học từ sóng và nước, nh́n ở tận cùng đáy sâu thăm thẳm và bề mặt mênh mông của biển, cũng có thể nói: đàng sau, ở dưới, bên trong tất cả những biến động, lăng xăng, náo nhiệt của ư thức cá nhân và toàn bộ cuộc đời, là sự im lặng.