Thư ṭa soạn số 24
(tháng 11.2013)
LẮNG NGHE
Nếu bảo rằng v́ ngôn tự âm thanh đều vô thường nên không muốn đọc, không muốn nghe, th́ chẳng khác nào đà điểu vùi đầu vào cát (để tránh hiểm nguy, hay trốn chạy thực tế?).
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vi và thái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại. Từ hàng thứ dân cho đến kẻ lănh đạo (chính quyền, đảng phái, tôn giáo, tổ chức xă hội/dân sự, cơ quan truyền thông…), đều phải mở mắt, lắng tai, mới mong hiểu được sự thực.
Vừa qua, v́ thiếu sự lắng nghe, đối thoại và cảm thông giữa hai đảng phái, đă xảy ra việc “đóng cửa” chính phủ. Thực là một thảm họa! Nhưng thảm họa ấy cũng không ǵ lạ. Trong quá khứ (và măi đến ngày nay) cũng không thiếu những trường hợp nhắm mắt, bịt tai, không chịu đối thoại, không chịu nhượng bộ và cảm thông của các chính quyền trước ư nguyện của toàn dân, đă dẫn đến (và sẽ dẫn đến) sự sụp đổ cả một hệ thống cầm quyền tưởng là trường trị muôn năm. Cho nên, những nhà lănh đạo tôn giáo, kể cả các tổ chức giáo hội Phật giáo, nếu cũng nhắm mắt, bịt tai trước tiếng nói của người thân hay kẻ lạ, của người đồng thuyền hay kẻ ngoại môn, th́ cũng đồng dạng với các chính thể độc tài, phi dân chủ.
Trong bài sám nguyện “Quỳ trước điện,” Ḥa thượng Thích Trí Thủ có câu mô tả thói quen của kẻ phàm trần: “Tai thích tiếng mật đường, dua nịnh.” Thói quen thích lời ngon ngọt xu phụ, ghét lời trái tai phật ư, chính là một trong những yếu tố lôi kéo chúng ta đi vào ṿng thị-phi, chấp ngă, lẩn quẩn trong sinh tử luân hồi. Người con Phật không như thế. Phải biết lắng nghe, như bồ-tát Quán Thế Âm: lắng nghe tất cả âm thanh của chúng sanh các loài, lắng nghe âm thanh của muôn vàn thế giới (dù là tiếng hay hay tiếng dở, tiếng chân thật hay tiếng hư dối, tiếng khen hay tiếng chê, tiếng ca tụng hay tiếng phỉ báng…).
Sự thực của thế gian (thông qua h́nh ảnh, lời nói) có khi chướng mắt, trái tai (đối với ḿnh), nhưng vẫn là sự thực. Nhân loại ngày nay có nhiều phương tiện và cơ hội để nh́n-thấy và lắng nghe nhau. H́nh sắc và âm thanh hiện đại là bức tranh toàn vẹn của cả hành tinh. Nhưng chúng ta phải biết cặn kẽ quan sát, lắng nghe, mới có thể tiến đến hiểu biết và cảm thông; từ cảm thông mới có ḥa hợp.
Bối cảnh tan tác, phân ly của Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại trong thập niên trước đă dẫn đến nhu cầu thành lập một Tăng đoàn ḥa hợp với danh xưng khiêm tốn là Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại: ước nguyện ngồi lại với nhau không phân biệt giáo hội, hệ phái, tông môn; lấy giới-luật làm Thầy dẫn đường cho hội chúng; nêu cao chí nguyện của kẻ xuất trần làm chất liệu hàn gắn những dị biệt; truy tán công hạnh của Thầy-Tổ nhiều đời làm gương sáng soi chung. Ư nguyện cao đẹp và cấp thiết này được kết tinh và thể hiện qua Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, tổ chức lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2007 tại Chùa Pháp Vân, Canada; và đă nối tiếp mỗi năm cho đến năm nay, 2013, là lần thứ 7. Đáng tiếc và buồn cười thay là có những kẻ che mắt, bịt tai, không chịu t́m hiểu, đă cố t́nh hủy báng, xuyên tạc sự ngồi lại trong ḥa hợp ấy. Lănh đạo sợ mất quyền lănh đạo. Ngồi cao sợ rơi xuống ghế thấp. Nỗi lo sợ và ám ảnh mất mát của những người này vô t́nh đẩy con thuyền Phật giáo vào một gịng sông bi kịch phân ly khác.
Nhưng những kẻ xuất trần cao đẹp vẫn tiếp tục dũng mănh lên đường.
Về nguồn. Về với nguồn cội chân tâm. Về với tự tánh thanh tịnh của tăng đoàn.
Lắng nghe. Tiếng nhiệm mầu lung linh ảo diệu. Tiếng vọng về từ thế gian thống khổ. Tiếng thanh tịnh từ bản thể thậm thâm. Tiếng sóng dâng từ đại dương sinh diệt. Tiếng vô hạn vượt ngoài cơi tam thiên.
Lắng nghe. Có những gịng sông nhập vào biển lớn. Có những con thuyền vượt sóng ra khơi. Chẳng có ǵ phải âu lo sợ hăi. Mở mắt, lắng tai, lóng ḷng mà nh́n và nghe. Tiếng gió khua trên ngàn hoa nội cỏ. Tiếng lá chuyển ḿnh đầu mùa thay sắc mới. Lá xanh, lá vàng cùng một cội gốc duyên sinh. Đất trời mênh mông, có bước chân nào mà chẳng dẫm lên con đường vô hạn vô biên!