Thư ṭa soạn số 8
(tháng 7.2012)
TRỞ VỀ BIỂN LỚN
Trong mùa An cư kiết hạ của Tăng-già, người con Phật thường nghe nhắc đến các tiêu đề “thúc liễm thân tâm,” “thanh tịnh ḥa hợp”… Các tiêu đề này nhắc nhở người xuất gia bản nguyện và sơ tâm của ḿnh đối với tự thân, cũng như đối với Phật Pháp và con đường tiếp độ sanh chúng.
Nói đến Tăng-già (Sangha) là nói đến tăng chúng, tập thể của người xuất gia đă thọ giới tỳ-kheo (bhikkhu), tỳ-kheo ni (bhikkhuni), qui định là từ bốn vị trở lên. (Một tỳ-kheo chúng ta gọi là “tăng”, một vị tỳ-kheo ni chúng ta gọi là “ni”, chỉ là cách gọi cho gọn trong thói quen của Phật giáo Việt Nam, kỳ thực chữ “tăng” hay “ni” không đủ và không đúng để gọi một vị tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni)
Ngày nay có người triển khai chữ “Sangha” để gọi chung cho các tập thể cư sĩ không thọ giới tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni do Phật chế; có người thí phát cho nam nữ phật-tử tu gieo duyên vài ngày, thọ giới sa-di và sa-di ni, hoặc không thọ giới ǵ cả, cũng xưng là “tăng, ni”. Các việc xảy ra như thế, là do không qui chiếu nơi giới luật, không nghiên cứu tường tận ư nghĩa và các nguyên tắc sinh hoạt truyền thống của Tăng-già. Không biết mà làm, hoặc biết mà vẫn cứ làm, th́ đều là lạm xưng.
Tăng-già là rường cột của Phật Pháp, gồm những vị đă tự nguyện cắt bỏ đời sống gia đ́nh thân thuộc, chọn lựa nếp sống chay tịnh, độc thân suốt đời nơi chốn thiền môn, thành tâm lănh thọ đại giới (của tỳ kheo, tỳ kheo ni); trong th́ vun bồi đạo hạnh, giới đức, ngoài th́ thể hiện hạnh vô cầu, vô tránh (“nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức”), mục đích là để t́m cầu giải thoát giác ngộ và cứu độ chúng sinh.
Trong ư nghĩa cốt lơi ấy, các tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, phải sống theo tăng-chúng, tăng-đoàn (Sangha), có nghĩa là không thể tách rời các sinh hoạt của cộng đồng Tăng-già. Dù trong hoàn cảnh phải độc cư hành đạo ở một trú xứ, đạo tràng nào đó, cũng phải tự động trở về với tăng-chúng khi có hội chúng tỳ-kheo, tỳ-kheo ni vân tập để bố-tát, an cư, tự tứ, v.v.. Suốt nhiều tháng trong năm, v́ hoằng pháp mà phải giao tiếp, hướng dẫn, ứng phó đạo tràng, làm tất cả việc thiệp thế, một tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni cần có thời gian cho việc trở về với chính ḿnh, trở về với Tăng-già để tu tập, nghiên tầm giáo điển, thiền quán, lễ tụng… An cư là cơ hội để trở về ấy. Đức Phật là bậc đại giác mà có khi cũng dành thời gian an cư, không tiếp khách; huống hồ hàng đệ tử của ngài, chưa hẳn là tất cả đều đă giải thoát giác ngộ. Hẳn là bậc Đại giác không sợ loạn tâm khi giao tiếp, nhưng ngài đă v́ Tăng-già mà nêu gương. Cái gương đó, đệ tử của ngài nên suy nghiệm để nghiêm túc thực hành bổn phận và bổn nguyện của người trưởng tử Như Lai.
Thiện nam thiện nữ phật-tử cũng nên thấu suốt điều ấy để hết ḷng hộ tŕ, ủng hộ các đạo tràng an cư của Tăng-già. Bởi v́ thời gian an cư mới chính là đời sống thực của Tăng chúng: dừng lại các sinh hoạt thiệp thế, kiểm soát thân, giới hạn nói năng, quán sát tâm ư, lắng đọng ba nghiệp cho thanh tịnh; dành trọn ngày đêm cho việc tu tập hành tŕ. Và chính nhờ thời gian này, các hành giả độc cư được tắm gội trong biển đức của Tăng-đoàn, học hỏi những điều thâm sâu uyên áo, giải tỏa những điều khúc mắc chưa gặp minh sư khai thị, soi lại chính ḿnh trong gương sáng của các bậc trưởng thượng và pháp lữ chung quanh. Suốt năm sống xa Tăng-đoàn, nay là dịp thử nghiệm nội lực của chính ḿnh: giữa tăng lữ khắp nơi tụ hội về, mỗi người một tánh ư, xuất thân từ nhiều địa phương khác nhau, sinh từ những thế hệ cách biệt nhau, khác thầy tổ, khác tông môn, có thấy chút tự măn, bất đồng, hay phiền năo nào khởi lên trong sinh hoạt đồng sự suốt thời gian cấm túc an cư hay không? Lục ḥa có thể áp dụng được không? Sống xa Tăng-đoàn làm sao biết được tâm ḿnh rỗng rang thanh tịnh có thể ḥa hợp với bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào? Sinh hoạt với Tăng-đoàn, mới có thể chứng thực được điều ấy.
Đó là ư nghĩa của “thúc liễm thân tâm,” và cũng là ư nghĩa của “thanh tịnh ḥa hợp” mà một mùa an cư có thể mang lại cho chư vị tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, những bậc xuất trần cao cả, những kẻ thừa tự Chánh Pháp của Như Lai.
Người phật-tử tại gia khắp nơi luôn qui hướng các đạo tràng an cư, kỳ vọng nơi tánh đức như hải của Tăng-già có thể tỏa rộng để Phật Pháp được trường tồn và mọi loài chúng sanh nhờ đó mà được nhuần thấm hương đạo.