Thư ṭa soạn số 10

 

(tháng 9.2012) 

 

 

NGUỒN CỘI HIẾU KÍNH

 

 

 

Hiếu là ḷng thương kính và ư hướng báo ân. Hiếu không phải chỉ thương kính suông mà c̣n bao hàm hành động, nghĩa cử báo đền ân sâu của người sinh và dưỡng ḿnh. Báo ân mà ḷng không thương kính cũng không thể gọi là Hiếu.

Ḷng thương kính là t́nh cảm tự nhiên của người dưới đối với người trên; của con cái đối với cha mẹ. Ḷng thương kính ấy phát sinh từ sự đối đăi, tương giao giữa người trên và người dưới, người thi ân và người thọ ân, không cần kêu gọi hoặc ép buộc phải bày tỏ, biểu lộ. Nhưng thói thường th́ con người dễ lăng quên. Một khi rời bỏ nguồn cội của ḿnh để hướng về phía trước, chạy theo những ǵ mới lạ, sẽ không c̣n nhớ dĩ văng và những người dơi mắt kỳ vọng từ phía sau. Kỳ vọng của cha mẹ là con cái được thành đạt, hạnh phúc. Con cái đáp lại niềm kỳ vọng ấy là đủ. C̣n đ̣i hỏi cái ǵ xa hơn (và thấp hơn) niềm kỳ vọng ấy (chẳng hạn mong đợi con cái phụng dưỡng, phục vụ, chăm sóc ḿnh để đáp trả công lao ḿnh đă ban cho) th́ không c̣n là t́nh thương yêu chân thật, không điều kiện. Cha mẹ không mong đợi sự đền ơn đáp nghĩa, nhưng con cái cần thương kính và luôn tâm niệm về việc báo ân đối với cha mẹ bất cứ lúc nào có thể. Ân lớn của cha mẹ, nếu không thương kính và không nhớ để báo ân (bằng vật chất hay tinh thần), tất cần phải có sự nhắc nhở. Nhắc nhở ấy là điểm khởi đầu cho Hiếu đạo ở đời, không riêng trong lư thuyết nhà Phật.

Nhưng hiếu kính và báo ân cha mẹ chỉ là một trong bốn ân nặng được nêu cao trong Phật giáo: ân cha mẹ, ân sư trưởng (thầy dạy đời/đạo), ân quốc gia và ân chúng sanh. Do đó, Hiếu hạnh của người con Phật chân chính, nói cho đủ là thực hiện việc “trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường.” Trên đường học đạo, hành đạo, người con Phật luôn tâm niệm điều ấy, thực hiện việc ấy, trong đời sống hàng ngày, không phải chờ đến lễ Vu Lan mới lo tụng niệm và làm việc đền đáp công ơn cha mẹ, hoặc nghĩ đến việc bố thí, cúng dường, cầu nguyện cho cha mẹ đă qua đời.

Hiếu của người con Phật là ư thức thường trực về nguồn cội từ đó ḿnh được hiện hữu và hành hoạt như một con người, một hành giả đi ngang cuộc đời mộng ảo. Nguồn cội ấy, không chỉ từ cha mẹ, mà c̣n ở nơi trùng trùng nhân duyên đối với tất cả sanh loại. Đặc biệt là đối với người xuất gia học đạo, sư phụ không những dạy ta chữ nghĩa c̣n dạy ta làm đại trượng phu, không những giáo dưỡng ta từ thuở hành điệu, c̣n nuôi dưỡng cả trí tuệ và pháp thân huệ mạng, cho đời này và nhiều đời sau. Quán sát tất cả chúng sanh (từ hữu t́nh đến vô t́nh) đều đă từng, và có thể là cha mẹ, là sư phụ của ḿnh, để đem ḷng hiếu kính, báo đền. Báo đền bằng cách nỗ lực tu tập để giác ngộ giải thoát, hướng dẫn kẻ khác giác ngộ giải thoát, luôn tâm niệm mang lại hạnh phúc an vui cho muôn loài. Hiếu hạnh như vậy, có thể lạm sánh với hạnh của Phật.

Hàng năm đến mùa Vu Lan, chúng ta nhắc đến chữ Hiếu. Nhưng kỳ thực th́ Hiếu hạnh vốn không có mùa, không có giai kỳ để bắt đầu và chấm dứt. Hiếu hạnh là hạnh tu của Phật, của Bồ-tát. Hạnh ấy khởi đi từ ḷng bi mẫn đối với tất cả chúng sanh, mong tất cả đều được thoát ly biển khổ, một thời cùng chứng đạo quả vô thượng.

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/01/22