TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG
12.2011
Diệu Âm lược
dịch
ANH QUỐC: Học sinh trường Redcar trải nghiệm văn hóa Phật
giáo Tây Tạng
Đến từ Tu viện Tashi Lhunpo ở nam Ấn Độ, 8 nhà sư đang thực
hiện những buổi sinh hoạt kết nối với Phật giáo tại Vương
quốc Anh.
Và với học sinh trường Cộng đồng Redcar tại Bắc Yorshire,
Anh quốc, những người sẽ học về Phật giáo vào học kỳ tới,
th́ đây là thời gian lư tưởng để đưa các hoạt động này đến
với trường.
Tất cả học sinh đă được trải nghiệm rơ ràng một nền văn hóa
mới qua những điệu múa đầy màu sắc và những buổi giao lưu
thuần túy nghệ thuật. Các em đă hoàn toàn im lặng trong khi
tham gia các hoạt động khác nhau, bao gồm việc in các lá cờ
cầu nguyện đặc biệt, học các cụm từ Tây Tạng đơn giản và xem
một điệu múa nhanh.
Giáo viên Giáo dục Tôn giáo Alex Howe của trường Redcar nói:
"Học sinh không tiếp xúc với những người từ các tôn giáo
khác, trừ khi ta đưa các tôn giáo ấy vào trường. Điều này
cho phép các em trực tiếp khám phá mọi điều, hơn là được xem
những h́nh ảnh trong sách".
(gazettelive.co.uk - December 1, 2011)
H́nh ảnh
sinh hoạt văn hóa Phật giáo của các nhà sư Tây tạng và học
sinh trường Redcar - Photo: Gazette Live
NEPAL: Tăng ni thảo luận về biến đổi khí hậu
Tại làng Nam Mô Phật cách thủ đô Katmandu khoảng 40 km, hơn
60 tăng ni đă tập trung tại tu viện Thrangu Tashi Yangste
(TTY) để tham dự 'Cuộc họp của Tu sĩ về Biến đổi Khí hậu'.
Cuộc họp diễn ra vào tháng 11 này có các đại diện của các
tăng viện và ni viện tại Nepal, với mục đích thảo luận về
điều họ có thể làm để giảm lượng khí thải carbon và về lư do
v́ sao họ cần làm như thế.
Cuộc họp là ư tưởng của tổ chức Tiểu Địa cầu Nepal (SEN),
một tổ chức phi chính phủ vốn khuyến khích lối sống bền vững
và việc bảo tồn.
Do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cộng với ḍng người đến
tham quan thường xuyên, tu viện TTY thường có lượng khí thải
carbon cao.
SEN đă hướng dẫn chư tăng của TTY cách nấu ăn bằng than bánh
làm từ vật liệu phế thải. Ngoài ra, tu viện đă bắt đầu sử
dụng các tấm năng lượng mặt trời để đun nước, thay tách trà
bằng cốc đất phân hủy sinh học, tăng cường việc trồng cây và
đoạn tuyệt với túi nhựa.
(ISP - December 3, 2011)
'Cuộc họp của Tu sĩ về Biến đổi Khí hậu' tại Nepal -
Photo: Sudeshna Sarkar
HOA KỲ: Hai pḥng triển lăm tranh mới tại Bảo tàng Mỹ thuật
Boston
Boston, Massachusetts - Hai pḥng triển lăm mới sẽ mở cửa
tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston (MFA) vào tháng này:
Một pḥng mở vào ngày 10-12-2011 sẽ trưng bày luân phiên
truyền thống hội họa phong phú của Ấn Độ, Hàn quốc, vùng Hi
Mă Lạp Sơn và Ba Tư.
Pḥng thứ hai sẽ triển lăm các tác phẩm điêu khắc từ Ấn Độ
và các nước Nam Á lân cận và từ Đông Nam Á.
Hai pḥng triển lăm mới này sẽ giới thiệu nhiều nền văn hóa
của châu Á để tăng cường cho tính toàn cầu của bộ sưu tập
bách khoa MFA.
Điểm nổi bật của triển lăm bao gồm các tác phẩm Phật giáo,
Ấn Độ giáo và đạo Jain, trong số đó có đoạn tranh từ thế kỷ
thứ 5 về Nan Đà, một đại đệ tử của Đức Phật. Đây là tác phẩm
duy nhất c̣n sót lại từ các hang động ở Ajanta, một Di sản
Thế giới UNESCO ở miền trung Ấn Độ.
(Urban Dharma - December 4, 2011)
NHẬT BẢN: Gyoki, nhà sư lỗi lạc
trong lịch sử Nhật vào thế kỷ thứ 8
Gyoki là một ḥa thượng Nhật Bản sống vào thế kỷ thứ 8. Ông
du hành khắp nước Nhật, gây quỹ để xây nhiều đền thờ, và
cũng để xây các công tŕnh công cộng như bệnh viện, đê điều
và các hệ thống thủy lợi giúp cải thiện đáng kể cuộc sống
của người dân.
Cuối cùng, ông trở thành cố vấn tinh thần của Hoàng đế
Shomu, và đóng một vai tṛ quan trọng trong việc tạo tác pho
tượng Đại Phật ở Chùa Todai (Đông Đại Tự) tại thành phố
Nara. Đây là một trách nhiệm quốc gia và là sự kiện giúp đất
nước đoàn kết trong sự bảo trợ của Phật giáo.
Khi viên tịch vào năm 741, Gyoki là một trong những nhà sư
được tôn kính nhất của Nhật Bản và chính hoàng đế đă tôn
xưng ông là một vị bồ tát sống.
(Buddhist Art News - December 4, 2011)
Ḥa thượng Gyoki - tượng gỗ điêu khắc vào thế kỷ 17 -
Photo: artsmia.org
MÔNG CỔ: Vị lănh đạo tinh thần mới của Mông Cổ
Mông Cổ đă công nhận ngài Jebttsundamba Khuughtus là Cao
Vương (Bogd Khan) thứ 9 trong một buổi lễ ở Tu viện
Gandantegchilin (tọa lạc tại thủ đô Ulaanbaatar). Là vị lănh
đạo tinh thần của Phật giáo Mông Cổ, Cao Vương thứ 9 tương
đương với Đạt lai Lạt ma tại Tây Tạng.
Lễ công nhận vị Cao Vương 79 tuổi này là người đương nhiệm
thứ 9 được tiến hành vào tháng trước, với kim ấn cổ truyền
và các giấy chứng nhận được trao cho ngài.
Sau 87 năm không có Cao Vương, Mông Cổ đă tái lập địa vị
này. Và vị Cao Vương mới phát biểu rằng việc đầu thai của
ḿnh sẽ được t́m thấy trong nước.
Các Cao Vương của Mông Cổ có từ thế kỷ thứ 16, khi Cao Vương
thứ nhất Zanabazar được Ban thiền Lạt ma và Đạt lai Lạt ma
của Tây Tạng vào thời ấy công nhận.
(Zimbio - December 6, 2011)
Cao Vương thứ 9 của Mông Cổ - Photo: Chris Devonshire-Ellis
ĐÀI LOAN: Diễn đàn Phật giáo châu Á 2011
Phiên họp đầu tiên có chủ đề 'Phật pháp và Phật giáo Đại
thừa Thời kỳ đầu' của Diễn đàn Phật giáo châu Á 2011 được tổ
chức tại ṭa nhà Lin Tsen của trường Đại học Quốc gia Đài
Loan vào ngày 9-12-2011.
Các vị chức sắc và học giả Phật giáo châu Á đến từ Ấn Độ,
Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Cam Bốt, Hàn quốc, Thái Lan và
Đài Loan để tham dự sự kiện này trong 2 ngày.
Diễn đàn Phật giáo châu Á 2011 tập trung vào việc dẫn giải
về kinh điển và Phật giáo.
Trong quá khứ, các học giả Âu Mỹ đă tổ chức loại diễn đàn
này để thảo luận về những khác biệt giữa Phật giáo và Cơ Đốc
giáo. Và đây là lần đầu tiên giới học giả châu Á tổ chức
diễn đàn để giảng giải thuần túy về kinh điển. Ư kiến của
các học giả phương Đông trong diễn đàn này chắc chắn sẽ thu
hút giới học giả phương Tây và sự chú ư của mọi người.
(Taiwan News - December 9, 2011)
Hai nhà tổ chức của Diễn đàn Phật giáo châu Á 2011: Tiến sĩ
Lo Ching-hua,Viện phó trường Đại học Quốc gia Đài Loan
(trái) và ông Pradeep Kumar Rawat, Tổng giám đốc Hội Ấn
Độ-Đài Bắc (phải) - Photo: Theresa Huang
CỘNG H̉A KALMYKIA: Quốc gia
Phật giáo duy nhất tại châu Âu
Nước Cộng ḥa Kalkykia thuộc liên bang Nga là quốc gia duy
nhất của châu Âu có quốc giáo là Phật giáo.
Người Kalmys là con cháu của một số bộ lạc Oirat ở Mông Cổ
di cư đến châu Âu vào đầu thế kỷ thứ 17. Là tín đồ Phật giáo
Tây Tạng, người Kalmyks xem Đức Đạt lai Lạt ma là vị lănh
đạo tinh thần của họ.
Những người Kalmyks tị nạn chính trị đă lập đền thờ Phật
giáo đầu tiên của ḿnh tại Trung Âu, tọa lạc tại thành phố
Belgrade của Serbia. Con cháu của họ chuyển đến Hoa Kỳ vào
cuối năm 1951 và đầu năm 1952, nơi họ thành lập một số đền
thờ Phật giáo tại Hạt Monmouth và một Trung tâm Phật học Tây
Tạng tại Washington ở New Jersey.
Lạt ma Tối cao của người Kalmyks là Erdne Ombadykow, một
người Mỹ gốc Kalmyk sinh tại Philadelphia. Ngài chia thời
gian của ḿnh để sống tại Colorado và tại nước cộng ḥa
Kalmykia.
(tjclassic8482 - December 10, 2011)
Chùa Vàng ở thủ đô Elista của Kalmykia - Photo: Wikipedia
HÀN QUỐC: Giới thiệu Thiền
Hàn quốc với phương Tây
Một trong những phương tiện hiệu quả nhất của việc toàn cầu
hóa hoặc giới thiệu Phật giáo Hàn quốc với phương Tây là
thông qua các cuốn sách hay.
Cuốn "Khai Tâm, Kiến Quang" của Thiền sư Jinje, xuất bản
bằng tiếng Anh vào tháng 11-2011, là sách được trân trọng
giới thiệu với bất cứ ai quan tâm đến việc t́m hiểu nhiều
hơn về các chủ đề liên quan đến Phật giáo Hàn quốc và thiền
định trong cuộc sống hàng ngày.
Nội dung của sách, bao gồm những cuộc phỏng vần và những bài
thuyết pháp của Thượng tọa Jinje, là từ chuyến thăm Hoa Kỳ
vào tháng 9-2011 của nhà sư 77 tuổi này.
Thượng tọa Jinje là một tu sĩ hàng đầu của Tông phái Phật
giáo Hàn quốc Tào Khê và là một trong những thiền sư bậc
nhất đương thời. Ông được phái Tào Khê tặng danh hiệu "Tu sĩ
nổi tiếng nhất" vào năm 2004.
(The Korea Times - December 10, 2011)
Thượng tọa - Thiền sư Jinje,
tác giả cuốn sách về Phật giáo Hàn quốc và thiền định "Khai
Tâm, Kiến Quang", được dịch sang tiếng Anh - Photo: Do
Je-hae
THÁI LAN: Dọn dẹp và sửa
chữa trường Đại học Machachulalongkornrajavidyalaya (MU) sau
lũ lụt
Ngày 12-12-2011, chư tăng tại trường MU cật lực dọn dẹp và
sửa chữa trường sau lũ lụt.
Hơn 2 tháng sau khi lũ đến, trường đại học này vẫn c̣n bị
nước bao quanh. Các nhà sư lau chùi một ngôi tháp, là nơi
cất giữ kinh Tam Tạng và sách học. Những tăng sĩ khác rửa
các lối đi để chuẩn bị cho khóa Phật học của 1.500 sa di mà
trường mở lại vào tuần sau.
Trưởng lăo Sigambhirayrn, phó hiệu trưởng về học tập, nói
rằng trường sẽ nhờ vào sự cúng dường và tài trợ của nhà nước
để sửa chữa hệ thống điện và phục hồi cảnh quan bị hư hỏng.
Ông cho biết nhờ có binh sĩ, cảnh sát và t́nh nguyện viên đă
giúp chuyển hơn 100.000 kinh sách khỏi tầng một của các ṭa
nhà trong khuôn viên trường trước khi lũ tràn vào, nên chỉ
có 5.000 sách bị hư hỏng, nếu không thiệt hại sẽ lớn hơn.
(Bangkok Post - December 12, 2011)
HOA KỲ: Lần đầu tiên tại
miền Đông nam Hoa Kỳ: Triển lăm lớn về Mạn Đà La Tây Tạng
Atlanta, Georgia - Từ ngày 21-1 đến 15-4-2012, Viện Bảo tàng
Micheal C. Carlos của trường Đại học Emory sẽ trưng bày nghệ
thuật thiêng liêng của Tây Tạng trong cuộc triển lăm đặc
biệt "Mạn Đà La: Ṿng tṛn thiêng liêng".
Đây là lần đầu tiên tại miền đông nam Hoa kỳ, hơn 100 kiệt
tác sẽ giới thiệu những biểu đồ và chức năng phức tạp, siêu
việt và gợi nhiều liên tưởng của đồ h́nh Mạn Đà La, vốn được
dùng như một trợ giúp trong thiền định và như một công cụ để
đạt sự giác ngộ.
Cuộc triển lăm và các chương tŕnh giáo dục kèm theo làm nổi
bật truyền thống tôn giáo và nghệ thuật phong phú của Phật
giáo Tây Tạng và tầm quan trọng về tâm linh của Mạn Đà La.
Khách tham quan sẽ nhận thấy các Mạn Đà La được tạo h́nh
theo những mẫu gồm các ṿng tṛn đồng tâm, các ṿng tṛn
trong các h́nh vuông, các h́nh vuông trong các ṿng tṛn,
hoa sen, ngôi sao 6 cánh, hoặc các h́nh tam giác đảo ngược,
chéo nhau. Ở giữa dĩa trung tâm thường có một vị thần, bao
quanh bởi một nhóm thần khác (gồm 4, 6, 8,10, 12 hoặc nhiều
hơn) được bài trí trong một ṿng tṛn bổ sung.
(The Buddhist Channel - December 14, 2011)
Một đồ h́nh Mạn Đà La - Photo: The Buddhist Channel
HÀN QUỐC: Thượng tọa Jinje, tân lănh đạo tinh thần của Tông
phái Tào khê
Ngày 14-12-2011, Thượng tọa Jinje đă được bầu làm lănh đạo
tinh thần Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn quốc.
Kế nhiệm Thượng tọa Beobjieon, ông sẽ giữ địa vị lănh đạo
tinh thần thứ 13 trong 5 năm với sự nhất trí công nhận của
23 thành viên cao cấp của phái này.
Thượng tọa Jinje sẽ chính thức nhậm chức sau ngày 25-3-2012,
khi nhiệm kỳ của vị tiền nhiệm kết thúc.
Ông sinh năm 1934 tại tỉnh Nam Gyeongsang và trở thành tăng
sĩ vào năm 1954.
Được xem là người đứng đầu Tông phái Tào Khê, vị lănh đạo
tinh thần hướng dẫn việc giáo dục của chư tăng, nhưng không
tham gia vào các vấn đề hành chính.
Tông phái Tào Khê có lịch sử hơn 1.200 năm, nhưng được chính
thức thành lập vào năm 1962, là Phật phái lớn nhất tại Hàn
quốc với 2.501 tự viện và 13.860 tăng sĩ trên khắp đất nước.
(heraldm.com - December 15, 2011)
Thượng tọa Jinje (giữa) sau khi
được bầu làm vị lănh đạo tinh thần mới của Tông phái Tào Khê
Photo: Shin Hae-in
ÁO QUỐC: Thị trấn Gfoehl sẽ thực
hiện cuộc khảo sát công chúng về dự án bảo tháp Phật giáo
Vào ngày 13-12-2011, hội đồng thị trấn Gfeohl ở miền bắc
nước Áo đă quyết định thực hiện một cuộc tham vấn công chúng
vào tháng 2-2012, để biết họ có ủng hộ việc xây một bảo tháp
cao 37 m và có đường kính 25m hay không.
Thị trưởng Karl Simlinger cho biết 21 trong số 23 thành viên
hội đồng đă ủng hộ dự án này. Ông nói, "Có vài lá thư thuận
và chống, nhưng nói chung th́ người dân ủng hộ...Đây là điều
sẽ tốt cho ngành du lịch và nền kinh tế tại Gfoehl".
Theo các nhà lập kế hoạch, kế bên bảo tháp ở ngoại ô phía
đông thị trấn này sẽ là một ṭa nhà rộng 600 m2 với chỗ ở
cho tăng ni cũng như các thiền pḥng.
Kiến trúc sư trưởng của dự án là Matthias Rainer nói rằng
bảo tháp là đứa con tinh thần của Bob Jon Sunim, một tu sĩ
Phật giáo Nam Hàn đang sống tại Áo, và cho biết thêm rằng
nguồn tài chính vẫn c̣n đang được thảo luận.
Một nhà lập kế hoạch nói: Bảo tháp Gfoehl sẽ là công tŕnh
ḥa b́nh thế giới lớn nhất châu Âu và sẽ thu hút du khách từ
khắp các châu lục.
(AFP - December 15, 2011)
HÀN QUỐC: Các tu sĩ Phật giáo thắp
sáng cây Giáng sinh
Seoul, Hàn quốc - Vào ngày 16-12-2011, tại cổng chùa Tào
Khê, Phật tử và các tăng sĩ đă thắp sáng cây Giáng sinh để
mừng mùa lễ.
Nhà sư Hae-gyung nói, "Mặc dù chúng tôi có tôn giáo khác
nhau, nhưng đây là một buổi lễ mà chúng tôi chia sẻ và bày
tỏ sự ngưỡng mộ của ḿnh đối với sự đoàn kết của Ngày của
Chúa Jesus v́ xă hội hài ḥa".
Ngoài 3 nhà sư và một linh mục, c̣n có hàng chục Phật tử và
40 tín hữu Thiên Chúa giáo tham dự buổi lễ. Tín đồ của 2 tôn
giáo cùng hát với nhau bài I Wish You a Mery Christmas.
Để phát huy sự ḥa giải và ḥa hợp giữa Thiên Chúa giáo và
Phật giáo, Tông phái Tào Khê đă bắt đầu thắp sáng cây Giáng
sinh mừng lễ này vào năm ngoái.
(Reuters - December 17, 2011)
Lễ thắp sáng cây Giáng sinh tại
chùa Tào Khê (Hàn quốc) - Photo: Reuters
MIẾN ĐIỆN: Chùa chiền Miến Điện ngày nay dưới thời chính
quyền dân sự mới
Vào tháng 3-2011 tại Miến Điện, sau gần 5 thập kỷ của chế độ
quân sự cứng rắn, quân đội đă trao quyền lực cho một chính
phủ dân sự. Việc chuyển giao diễn ra sau một cuộc bầu cử
theo hiến pháp mới.
Những hạn chế về truyền thông như internet được nới lỏng,
khi tin tức nước ngoài và các trang web đối lập trước đây
không thể truy cập th́ nay đă được khai thông.
Với khoảng 90% dân số thực hành Phật giáo và số lượng tăng
sĩ hơn 500.000 người, đạo Phật được xem là tổ chức tôn giáo
và dân sự quan trọng nhất của Miến Điện. Và với chính quyền
dân sự mới, chùa chiền Miến Điện được phục hồi sự thanh
tịnh, việc tu tập và những nụ cười.
Sự thay đổi này được nhận thấy khi thăm qua một tu viện điển
h́nh: Tu viện Kha Khat Wain Kyaung
(KKWK) ở tỉnh Bago, một trong 3 tu viện lớn nhất của Miến
Điện (xem ảnh):
(MSNBC - December 19, 2011)
Một nhà sư đang học trong đại điện của
tu viện KKWK vào ngày 13-12-2011 - Photo: Paula Bronstein /
Getty Images
Các sa di thi kỳ thi hàng năm vào ngày 13-12 tại Bago. Có
khoảng 1.400 tăng sĩ từ tỉnh Bago tham gia.- Photo: Paula
Bronstein / Getty Images
Chư tăng cùng cầu nguyện tại tu viện KKWK vào ngày 13-12 ở
Bago - Photo: Paula Bronstein / Getty Images
TÂY TẠNG: Lễ hội đèn bơ (Ganden
Atsok) hàng năm
Lhasa, Tây Tạng - Đông đảo người hành hương Tây Tạng đă thắp
sáng những đèn bơ và cầu nguyện suốt đêm 20-12-2011 (nhằm
25-10 theo lịch Tây Tạng) để đánh dấu lễ hội truyền thống
tưởng niệm Tsong Khapa, nhà sáng lập giáo phái Gelugpa -
phái Nón vàng - của Phật giáo Tây Tạng.
Đám đông dự lễ tập trung tại Đền thờ Jokhang ở trung tâm thủ
phủ Lhasa để lạy và cầu phúc.
Hơn 6.000 ngọn đèn bơ được thắp lên, và hàng trăm nhà sư
tụng kinh để vinh danh vị cao tăng Tsong Khapa.
Đám đông rời đền Jokhang rất muộn sau kinh lễ, nhưng những
ngọn đèn bơ vẫn sáng chiếu suốt đêm trong mỗi gia đ́nh Tây
Tạng - một truyền thống được thực hành bởi tất cả Phật tử
thuần thành.
(BERNAMA - December 21, 2011)
Đèn bơ được thắp sáng trong đền thờ
Jokhang ở Lhasa, Tây Tạng - Photos: Tao Xiyi
NGA: Trường Đại học Nước cộng ḥa Tuva vinh danh Đức Đạt lai
Lạt ma
Ngày 21-12-2011, sau khi tổ chức 3 ngày giảng dạy và kết nạp
tại Dharamshala, Ấn Độ, Học viện Nhà nước Liên bang Nga -
trường Đại học Nhà nước Tuva đă trao tặng Đức Đạt lai Lạt ma
một học vị Tiến sĩ Danh dự, công nhận sự đóng góp của ngài
cho tự do, Nhân Quyền, ḥa hợp tôn giáo và bảo vệ môi
trường.
Học vị Tiến sĩ Danh dự được trao cho Đức Đạt lai Lạt ma bởi
Sư trưởng Telo, vị lănh đạo tinh thần của nước cộng ḥa
Kalmykia thuộc Nga và một số chức sắc khác nhân danh trường
Đại học Nhà nước Tuva.
Đức Đạt lai Lạt ma đă cảm ơn các vị quan chức và lănh đạo
của Bộ Giáo dục và Khoa học liên bang Nga, Học viện Nhà nước
Liên bang - trường Đại học Nhà nước Tuva về cuộc đấu tranh
của họ cho sự tự do và các giá trị của nhân loại.
(The Buddhist Channel - December 23, 2011)
Đức Đạt lai Lạt ma - Photo: YC.Dhardhowa
TRUNG QUỐC: Xá lợi răng Phật
trở về Bắc Kinh sau khi triển lăm tại Miến Điện
Bắc Kinh, Trung quốc - Xá lợi răng của Đức Phật Thích Ca đă
kết thúc 48 ngày triển lăm tại Miến Điện và trở về Trung
quốc vào ngày 24-12-2011.
Phi cơ chở xá lợi hạ cánh an toàn tại Phi trường Quốc tế Bắc
Kinh vào khoảng 17 giờ 30.
Xá lợi chính thức trở về Trung quốc sau khi Bộ trưởng bộ Tôn
giáo Miến Điện Thura U Myint Maung kư thỏa thuận bàn giao
với Trưởng Cục Quản lư Tôn giáo Trung quốc Wang Zuo'an trong
một buổi lễ ngắn gọn được tổ chức tại phi trường.
Xá lợi linh thiêng sau đó được chuyển bằng xe hoa về chùa
Linh Quang - nơi lưu giữ xá lợi - ở phía tây Bắc Kinh, và
sau đó một nghi lễ tôn giáo được cử hành để đánh dấu sự kiện
này.
(DAWA NEWS - December 24, 2011)
Tháp đựng xá lợi Răng Phật
được chuyển ra khỏi chiếc chuyên cơ
Xe hoa rước tháp đựng xá lợi
chuẩn bị rời phi trường để về chùa Linh Quang, nơi lưu giữ
xá lợi - Photos: Li Fangyu
HOA KỲ: 3 tu viện Phật giáo
ở Hudson Valley chào đón du khách vào ngày Tết Dương lịch
2012
3 tu viện Phật giáo ở khu Hudson Valley, bang New York, chào
đón du khách vào ngày đầu Năm Mới -Chủ nhật 1-1-2012 - để
mừng Năm Mới Tây lịch với một hương vị quốc tế độc đáo.
Đây là 3 tu viện tọa lạc tại 2 làng Walden và Salisbury
Mills ở thị trấn Montgomery, bao gồm tu viện Pháp Ấn của
Phật giáo Đại Thừa Trung Hoa, tu viện Wonkaksa của Phật giáo
Hàn quốc và tu viện Tsechen Kunchab Ling của Phật giáo Tây
Tạng.
Các tu viện này sẽ cung cấp các loại thực phẩm quốc tế, các
tour tham quan cơ sở và một cơ hội trải nghiệm các phong tục
Năm Mới theo truyền thống Trung Hoa, Hàn quốc và Tây Tạng.
Du khách có thể thắp đèn, cầu nguyện, dự khán hoặc tham gia
vào các nghi lễ hướng về sự an lạc của tất cả chúng sinh.
(iloveny.com - December 24, 2011)
ÚC ĐẠI LỢI: Pḥng Triển lăm
Quốc gia Victoria (NGV) trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật Phật
giáo trong cuộc triển lăm mới
Melbourne, Victoria - Vào ngày 17-12-2011, NGV khai mạc cuộc
triển lăm 'Trong những bước đi của Đức Phật', trưng bày bộ
sưu tập nổi bật về nghệ thuật Phật giáo của nơi này.
Bao gồm hơn 80 tác phẩm, cuộc triển lăm theo dấu con đường
mà Phật giáo đă đi qua khắp châu Á, giới thiệu các tác phẩm
cổ xưa - có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và các thế kỷ sau đó -
cùng với tác phẩm đương đại của nghệ sĩ Trung quốc nổi tiếng
Kim Hoa Trâm.
Tiến sĩ Gerard Vaughan, Giám đốc NGV, nói, "Đầu tiên NGV có
được một tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản vào năm
1887. Và kể từ đó, bộ sưu tập nghệ thuật Phật giáo đă mở
rộng để bao gồm các tác phẩm từ Ấn Độ, Trung quốc, Nepal,
Tây Tạng và Đông Nam Á".
Triển lăm giới thiệu nhiều hiện vật bao gồm các đồ dùng nghi
lễ, tác phẩm điêu khắc, gốm sứ, mặt nạ, bản in và tranh.
Nhiều chương tŕnh hấp dẫn như hội thảo, thiền pḥng, tŕnh
bày điêu khắc bơ và các pḥng sáng tác đă được mở rộng để bổ
sung cho cuộc triển lăm thú vị này.
(artdaily.org - December 25, 2011)
ĐÀI LOAN: Học giả Nhật Bản tặng sách cho trường Đại học
Tsing Hua
Đài Bắc, Đài Loan - Ngày 26-12-2011, một người Nhật có uy
tín lớn về nghiên cứu sự phát triển Phật giáo và Đạo giáo
của Trung Hoa cổ đại đă tặng phần lớn bộ sưu tập sách cá
nhân của ông cho trường Đại học Quốc gia Tsing Hua ở
Hsinchu, Đài Loan.
Ông là Ryozo Nakajima, 69 tuổi, cựu giáo sư về nghiên cứu
văn hóa Trung hoa của trường Đại học Tohoku, Nhật Bản. Ông
đă hiện diện tại buổi lễ tặng 5.000 cuốn sách của ḿnh cho
thư viện trường Đại học Tsing Hua.
Khoảng một nửa số sách này, được sưu tập từ năm 1960 đến
2006, gồm các chủ đề liên quan đến Phật giáo, Đạo giáo và
Khổng giáo và các hệ thống đạo đức và triết học của các tôn
giáo này.
Số sách nói trên, chứa đầy trong 154 thùng, đă được vận
chuyển bằng đường thủy từ Nhật sang Đài Loan trong 3 tháng
qua.
Tại lễ tặng sách, ông Nakajima cũng công bố bản dịch bằng
tiếng Hoa cuốn sách mới nhất của ông, có tựa đề 'Thiền
định'.
(Urban Dharma - December 27, 2011)
|