THIỀN VỊ ĐẦU NON

Ngọc Bảo

(trích dịch từ những bài thơ núi của Shih-Wu 1272-1352)

 

                                   

Tôi ở nơi đây chốn núi rừng có nhiều lúc rảnh rỗi, khi nào không ngủ, tôi thường hay làm thơ. Nhưng v́ thiếu giấy mực, nên tôi chẳng nghĩ đến việc ghi lại. Giờ đây có vài vị thiền tăng đến yêu cầu tôi chép lại những ǵ hay hay nơi chốn sơn lâm này. Tôi đă ngồi đây trong tĩnh lặng và để cho ng̣i bút lướt đi. Chẳng mấy chốc, tập giấy đă đầy chữ viết. Tôi đóng tập thơ lại rồi gởi xuống với lời dặn hăy đừng cố ngâm những bài thơ này. Nếu yên lặng thưởng thức, chắc bạn sẽ thấy điều ǵ hay trong đó.

Tôi ở chốn xa xôi hoang vắng

Thở hương rừng cây lá rêu xanh

Thấy núi ngàn trong mưa trong nắng

Chẳng bao giờ nghe tiếng thị thành

Đốt lá cây, đun nước uống trà

Vớt mây trời, vá áo cà sa

Đời người sống trăm năm là mấy?

Danh lợi làm chi, lắm ưu phiền

 

Thân này chẳng qua như bọt nước

Những ǵ đến rồi cũng tan đi

Mấy khi việc như điều mong muốn

Hiểu thấu rồi c̣n thấy lo chi

Ta như hoa nở rồi tàn úa

Hợp rồi tan như đám mây trôi

Chuyện trần thế từ lâu quên lăng

Đỉnh non cao ngày tháng rong chơi

 

Thiền thất cheo leo trên đầu núi

Mây bay ngang mờ phủ lưng trời

Phía trước một giải thác nước đổ

Phía sau triền núi đá chơi vơi

Trên vách núi vẽ h́nh ba Phật

Nhánh mai gầy cắm lọ làm nhang

Cánh đồng ở dưới trông như lụa

Sao bằng am không vướng bụi trần

 

Tôi t́m tạo tác chẳng tới đâu

Bỗng nhiên gập chốn núi xanh mầu

Tôi dựng lều tranh nơi triền đá

Cao vút cao như thấu tận trời

Lối ṃn rêu phủ đầy ngơ trúc

Đến đây tôi quên hết nợ đời

Mặc ai theo danh lợi tṛ chơi

Bao năm sống thiền chẳng mấy chốc

Đầu hạc sương mai tuổi đă già

Kỳ quan của thông và đá lạ

Bao giờ được biết đến với người

C̣n mải đem tâm đi t́m tâm

 

Muốn thành Phật xin hăy cứ miên mật

Như giọt nước nhỏ xuống đá soi ṃn

Có đầu nào cứng quá không xuyên được

Chỉ tại người tưởng tâm chướng đó thôi

 

Túp lều tranh tuy trông nhỏ bé

Ai biết trong rộng lớn bao la

Muôn ngàn giải thế giới ngân hà

Đủ cho tôi và gối thiền tọa

 

oOo

 

Shih-Wu ngày nay hầu như không c̣n được biết tới. Năm 40 tuổi, từ chối không nhận trụ tŕ một ngôi chùa, ngài đă đi vào núi rừng sống ẩn dật trong đó. Thơ của ngài đầy những lời khích lệ khuyến tu, với những ư từ lấy từ kinh và những câu chuyện Thiền. Những bài thơ trên đây được viết mười bốn năm trước khi ngài thị tịch. Có hai sưu tập tác phẩm của ngài đă được in ra – những bài thơ núi và một sưu tập những bài kệ, nhưng những cái đó không đủ cho ngài lưu danh lại trong thơ văn Trung Hoa và ngay cả danh tiếng của ngài như một vị Thiền sư cũng lại càng lu mờ hơn. Đọc những lời thơ của ngài, có thể thấy chan chứa trong đó sự hồn nhiên, b́nh dị và lưu loát.

Nhiều người trong chúng ta cũng mơ đến một túp lều tranh trong chốn núi rừng thanh tịnh để quên hết thế sự, về tu ẩn dật trong đó, nhưng thực sự tập thiền ngay trong những xao động của đời sống thị tứ hàng ngày cũng sẽ đem lại những lợi ích và giá trị sâu xa mà chúng ta phải biết quư trọng.

Thay v́ t́m cách thiết lập hai vế nghịch nhau của rừng núi/ẩn tu/giác ngộ đối lại với thành thị/tán tâm/vọng động, sao ta không tập đưa tâm ḿnh đến chỗ không c̣n đối đăi phân biệt? Sao ta không thực tập để có thể áp dụng tu ở bất cứ nơi nào? Chẳng phải là sự tươi mát của núi rừng không có hiệu quả ǵ cho chúng ta, nhưng tại sao ta không tạo cho ḿnh một đời sống an lành ở ngay nơi hiện tại đang sống?

Thay v́ để tâm vào những điều luôn luôn xẩy ra không đúng ư ḿnh mong muốn, thay v́ đi t́m cầu một nơi chốn thanh tịnh để tu, chúng ta có thể trở về với túp lều tranh vẫn hằng có sẵn ở ngay nơi chính ḿnh, mà không cần phải lệ thuộc vào ngoại cảnh bên ngoài.

Bạch Ẩn đại sư (1748) đă nói:

Hăy làm chiếc  áo ḿnh đang mặc thành chiếc áo tràng thanh tịnh

Hăy làm chiếc ghế ḿnh đang ngồi thành chiếc gối tọa thiền

Hăy làm núi rừng và đất đai rộng lớn thành chỗ ta ngồi thiền

Hăy làm tất cả vũ trụ này thành hang động thiền thất của riêng ḿnh

Đó mới là sự tu hành chân chính của những bậc đạt đạo, ngày xưa cũng như ngày nay.

 

Ngọc Bảo

(Trích dịch từ Daily Zen Journal)

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/31/11