ÔNG VUA QUÉT ĐƯỜNG

 

Hoàng Mai Đạt

 

 (Kỳ 2)

 

 

(tiếp theo kỳ trước)

 

 

Đến khi dọn hết mọi thứ cần bỏ vào thùng rác hoặc đưa lên xe chở về nhà, tôi viết vào một tờ giấy tên vài chỗ quen trong khu phố Bolsa,để t́m hiểu t́nh h́nh nhân sự ở những nơi đó. Chọn được một nơi để đến, tôi thực hiện một công tác cuối cùng trước khi rời đài phát thanh vĩnh viễn. Tôi bước lên phóng phía trước, gặp từng người đang có mặt để hỏi han và chào họ một lần cuối. Hầu hết các đồng nghiệp chưa biết tôi bị đuổi, nên thấy tôi họ liền đùa giỡn, chọc ghẹo như thể cần xả xú-bắp sau một tuần làm việc. Khi rời pḥng máy chính của đài, tôi nghe một anh xướng ngôn viên nói với mấy bạn khác, “Sao bữa nay anh Đạt lại nói ‘Good night’ với tụi ḿnh vậy cà? Tui thấy ổng hơi lạ đó nhen.”

Thay cho một lời chia tay không định trước, tôi nói “Good night” với một nụ cười như muốn chúc một buổi chiều tốt lành ở lại với từng người, trước khi quay về bàn làm việc một lần chót. Chỉ trong ṿng một tiếng đồng hồ mọi chuyện đă thay đổi. Cái bàn từng gắn bó với tôi hơn mười năm, từng dọn nhà theo tôi đến hai địa điểm, đă thấm những vệt cà-phê, c̣n hằn những vết mực mà tôi chùi không ra, nay đành ở lại với một bức tường trơ trụi đằng sau lưng, không c̣n mấy tấm ảnh từ những mùa hè xa khuất. Ngồi ở trong xe, tôi nh́n gốc cây olive một hồi lâu như thể biết rằng ḿnh sẽ không bao giờ trở lại nơi đây, cố ghi lại hết một khung cảnh thân quen đang ch́m trong bóng tối để rồi một ngày kia chỉ c̣n là những kư ức mờ ảo như có như không. Phút từ biệt này quá b́nh an so với những giây phút hấp tấp rời quê hương, hốt hoảng leo lên tàu ĺa xứ của hơn 30 năm trước. Tôi hiểu công việc ở nơi đây thế nào cũng đến ngày phải chấm dứt. Có điều ḿnh không biết nó sẽ đi đến đoạn kết ra sao. Bây giờ th́ như thế này, cũng không đến nỗi tệ, tôi lẩm bẩm nói một ḿnh như người mới bị đụng xe trên xa lộ, đang thất thần bước quanh quẩn nơi xảy ra tai nạn với những cảm xúc bị xơ cứng và đầu óc được giao  phó cho phản xạ điều khiển. Đến một lúc nào đó những xúc cảm sẽ dâng tràn trong cơn hồi tưởng, nỗi bàng hoàng sẽ sống dậy giữa giấc ngủ trong đêm khuya, và cơn đau sẽ đâm xoáy vào tim, tôi biết vậy trong lúc lái xe rời đi nơi khác.

Thay v́ hướng về nhà như mọi buổi chiều sau giờ làm, tôi quẹo trái ở đường Bolsa để ghé ṭa soạn Người Việt ở cuối đường Moran. Tôi từng viết ở nhật báo này gần hai-mươi năm trước đó, trong “thời” của các anh Nguyễn Đức Quang, Lê Đ́nh Điểu, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Quốc Bảo. Họ chỉ cho tôi những bước căn bản của nghề làm báo. Mặc dù từng rời Pennsylvania với mộng tưởng viết văn, tôi dính với nghiệp viết báo ngay trong mấy tháng đầu mới đến Nam California, dính cho tới bây giờ bứt hoài không ra. Thời ấy Người Việt sinh hoạt với tinh thần của các anh em Hướng Đạo cùng chung sức hướng tới một mục tiêu, trong lư tưởng tạo tiếng nói cho một cộng đồng đang h́nh thành và chưa vững mạnh. Ngày tôi trở lại th́ Người Việt vẫn là một “đại gia đ́nh” như hai thập niên trước, nhưng trong “thời” của các anh chị em khác, và ngon lành hơn rất nhiều nhờ hoạt động theo phương pháp của một công ty lớn. Từ một cái quán với người chủ mà cũng là người nấu ăn kiêm luôn rửa chén, tờ báo trở thành một nhà hàng qui củ với chủ nhân, đầu bếp, tiếp viên, thu ngân viên riêng biệt. Một cơ quan truyền thông có hạng.

Bước vào ṭa soạn trong chiếc áo “hood” màu xanh, tôi gặp một anh bạn quen trong pḥng biên tập. Rất may thỉnh thoảng tôi cũng “ráng” ra ngoài nhậu với các bạn, không dè cũng có lúc tạo được t́nh thân để c̣n nương tựa khi cần. Mấy tháng trước tôi đă ngồi cùng bàn với anh bạn tại nhà hàng BJ’s nằm ngoài ŕa của khu phố Little Saigon. Hôm ấy chúng tôi lai rai với một đám bạn mà lớn tuổi nhất là vợ chồng tôi. Nhậu nhiều nhất cũng là tôi luôn. Thành thử bữa hôm ấy tôi nói khá nhiều mà không nhớ ḿnh nói cái ǵ. Xỉn là cái chắc. Đến lúc gặp anh bạn trong pḥng biên tập, tôi nhắc chuyện nhậu ở BJ’s trước khi đi vào đề tài chính: Ở đây có việc ǵ cho tui làm hông?

H́nh như anh bạn chưa viết xong trong khi mấy kỹ thuật viên đang chờ bài chót đề tŕnh bày trên trang báo. So với ngày tôi mới quen anh ta gần hai-mươi năm trước trong nhóm Thư Viện Lê Quí Đôn, anh bạn bây giờ tṛn ủm, bệ vệ hơn. Vẫn thông minh, nhanh trí, tinh tế và luôn sẵn sàng thảy ra một thái độ bất cần đối với người khác.

 Nghe tôi nói “hết làm cho đài,” anh bạn ngưng đánh máy, quay sang hỏi lại với vẻ ngạc nhiên lẫn thích thú. Tôi viết cho đài phát thanh c̣n lâu hơn anh ta làm cho báo Người Việt, thành thử sự việc tôi không c̣n làm cho đài có lẽ là chuyện bất ngờ. Anh bạn hỏi tôi muốn viết phóng sự hay muốn dịch tin. Sao cũng được, tôi nói vậy, trong đầu nghĩ miễn là có “job” để lát nữa c̣n về nhà nói cho vợ bớt lo. Nghề của tôi chỉ có thể “đắc dụng” ở mấy cơ sở truyền thông trong phố Bolsa. Mặc dù chắc chắn không trả lương cao như sở Mỹ, đài phát thanh mà tôi đă làm và ṭa soạn mà tôi đang trở lại vẫn khá hơn so với mấy nơi “bèo” kia. Anh bạn hẹn tôi sáng hôm sau quay lại để gặp một ông sếp cao cấp hơn. Tôi cũng quen ông ấy, nên yên tâm ḿnh sẽ có việc làm, chỉ chưa biết họ tính lương ra sao mà thôi.

Thế là sau hai-mươi phút rời đài, tôi chộp được một việc mới mà ḷng vừa mừng vừa lo. Mừng v́ sẽ có tiền sống, lo v́ không biết ḿnh có c̣n sức khỏe cũng như khả năng để bơi theo ḍng việc mới ở một nơi c̣n phức tạp hơn đài phát thanh gấp bội.

Ban đầu nhiệm vụ mới ở nhật báo xem dễ thở hơn so với công việc ở đài phát thanh. Mỗi lần được ra ngoài “làm” phóng sự, tôi tận hưởng những giây phút thư giăn có thể đến rất bất ngờ. Chẳng hạn như một buổi sáng kia tôi phải lái xe xuống Laguna Niguel ở phía nam Quận Cam, để gặp một nhóm người Mỹ gốc Việt đang tham dự một cuộc đ́nh công tại một cơ quan thuộc sở di trú liên bang. Sau những cuộc phỏng vấn và chụp h́nh – viết tin cho báo ở Bolsa thường phải biết thêm nghề chụp h́nh, không cần giỏi như thợ chuyên nghiệp nhưng phải có máy và biết bấm nút, v́ báo không có đủ tiền để thuê một người viết và một người chụp h́nh riêng như báo Mỹ, v́ vậy h́nh trên mấy nhật báo tiếng Việt ở đây trông rất “ẹ” kể cả h́nh tôi chụp – tôi lái xe lạc xuống một con đường chạy sát bờ biển. Giữa tháng 12 mà tôi có thể quay hết cửa kiếng xuống, để cho gió biển lùa vào trong xe đến mát lạnh. Nếu c̣n làm cho đài phát thanh, buổi trưa hôm ấy tôi phải c̣ng lưng viết tin ở trong cái “xó,” chắc chắn không có thời giờ để ra đứng ở gốc cây olive, chứ đừng nói ǵ đến chuyện thong dong ngắm màu biển xanh thẳm với nắng vàng dịu ấm.

Những giây phút b́nh yên, thong thả hiếm có ấy không xảy  ra thường hơn như tôi mong ước. T́nh h́nh của nhật báo từ bên ngoài và bên trong nội bộ luôn luôn có biến chuyển, khiến cho tôi loay hoay không biết bám vào đâu để được yên thân hầu chú tâm vào chuyện viết bài mà thôi. Vài tháng sau khi tôi đến, nhật báo bị phản đối v́ “sự cố” báo Xuân đăng h́nh cờ vàng trên chậu rửa chân. Ở bên ngoài th́ người ta đứng biểu t́nh, la lối suốt ngày – từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều như giờ của công nhân hăng xưởng – ở bên trong th́ anh bạn của tôi bị “dzăng,” ông sếp cũng ra đi cùng với ông chủ bút.

Đó cũng là thời điểm mà “Ông Vua Quét Đường” bỗng từ trên trời rơi xuống đầu tôi, lớn như một cục phân chim... đại bàng, dính chặt như chiếc nón che đỉnh đầu của người Do Thái. Đó cũng là giai đoạn mà tôi bắt đầu “tu luyện khí công” để đối phó trước những biến đổi ở chung quanh, hay nói đúng lớn là thích ứng với những chuyện đời thường, những nghịch cảnh mà dầu muốn dầu không th́ tôi cũng phải bơi qua.

Trong mấy tháng đầu tôi ngồi chung pḥng với bốn người. Pḥng bên ngoài c̣n có thêm nhiều tay viết báo lăo luyện khác. Trong ban biên tập tôi thuộc một thế hệ ở giữa những kư giả trẻ xông xáo, háo thắng, chờ dịp để leo cao hơn, và mấy ông nhà báo kỳ cựu, có đủ kinh nghiệm để củng cố vị trí hoặc giữ chặt công việc của ḿnh. Ngày xưa ở bên đài phát thanh, tôi được ngồi một ḿnh trong “xó” cạnh cửa sổ và được che chở bởi một tấm ngăn, chẳng phải nh́n ai và cũng không bị ai ḍm ngó. Ngày nay ở pḥng biên tập, tôi phải chấp nhận ngồi chung với nhiều người mà hầu như lúc nào cũng có chuyện để đôi co, lúc th́ vui nhộn lúc th́ hung hăng. Ngồi đối diện nhau trong một pḥng thiếu ánh sáng, chật chội với sách báo, đồ đạc không ai muốn dọn, và không có cửa sổ, tôi để cho bốn người kia muốn “đấu” sao th́ “đấu,” chú cháu choảng nhau chí chóe, xong lại cùng cười chê những kẻ khác. Tôi giữ phận ḿnh yên lặng càng lâu càng tốt, tránh thốt những lời độc hại gây đau đớn c̣n hơn đâm bằng dao Thái Lan, hoặc tung ra những lời tâng bốc c̣n giả hơn một đóa hoa “Made in China.”

“Khí công” đầu tiên mà tôi có gắng luyện tập là tránh giữ lại những mũi tên độc mà người ta “bắn” bằng lời. Rút mũi tên bỏ vào thùng rác là điều nói dễ hơn làm. Mỗi ngày bị bắn chừng mười mũi tên th́ cố gắng bỏ hết chín mũi, ném ngược mũi c̣n lại cho hả giận nhưng cũng ráng ném trật. Nhằm luyện khí công này, ngày ngày đi làm tôi mang theo trái cây để trên bàn. Mỗi lần biết ḿnh sắp nổi giận, tôi nhón một múi cam, một lát táo hoặc một trái nho bỏ vào miệng. Có ngày phải ăn mấy kí trái cây mà bụng vẫn muốn nổi khùng. Người ta nói ăn trái cây tốt cho sức khỏe. Không hiểu sao tôi bị lên cân, bụng to hơn sau hơn một năm làm việc ở nhật báo.

“Khí công” thứ nh́ mà tôi ráng học là thích ứng trước t́nh cảnh giao động mỗi ngày, bắt đầu từ việc nhỏ nhất. Tôi từng được yên thân viết tin ở cái “xó” trong nhiều năm, nay phải ngồi giữa một góc chợ ồn trong lúc sản xuất chữ nghĩa, nên tôi phải điều chỉnh tâm lư suốt mấy tháng mới chịu nổi. Trên bức tường cạnh bàn làm việc, tôi không treo một tấm ảnh riêng tư nào như ngày trước, mà chỉ cắm một tấm lịch, ghim một danh sách những số điện thoại cần thiết và lịch tŕnh công tác mỗi tuần. Nhờ không có bàn ngồi cố định nên tôi bỏ được thói quen “thiền” h́nh vợ con giữa những lúc viết tin. Mỗi khi nhớ khung cửa sổ ở cái “xó,” tôi nh́n lên bức tường trước mặt, tưởng tượng những cảnh sông núi, biển hồ mà gia đ́nh tôi từng đi qua trong những mùa hè của quá khứ. Có khi những cánh rừng hoặc con suối bao bọc những lều trại hiện lên ngay trước mắt trong mấy ngày liên tiếp. Ngoài pḥng biên tập, tôi luyện luôn “pháp môn” này trong pḥng ăn tập thể. Dần dà tôi quen ngồi giữa một chục người ở bàn ăn nói chuyện ồn ào mà tai hầu như không nghe, mắt không thấy họ đang bàn chuyện ǵ mà cười lớn quá hoặc căi nhau găng đến như vậy. Bức tường trước mặt biến thành một màn ảnh truyền h́nh “mỏng” vĩ đại, chiếu lên những khúc phim biển xanh rừng thẳm từ một cơi xa mà tôi chỉ cần mỉm cười là “bấm” được nó hiện ngay trước mắt.

Chung quanh dăy nhà dài h́nh chữ nhật của công ty, tôi không t́m ra một bóng mát yên vắng như dưới tàn cây olive ở đài phát thanh. Ở một gốc cây trước ṭa soạn, vài ông thường đứng hút thuốc. Từ ngày tờ báo bị biểu t́nh, họ bớt ra phía trước như không muốn bị ù tai. Đằng sau ṭa soạn là một băi đậu xe được tráng gần kín mít với nhựa đen, chỉ c̣n chừa hơn nửa chục ô đất vuông với mỗi ô được trồng một cây “bông cọ ngược” màu đỏ đứng khẳng khiu sát một bức tường gạch xám nhạt. Từ sáng đến chiều, nắng gắt lao xuống từ trên không, dội ngược trên băi đậu xe, bắn tung tóe giữa hai bức tường, thiêu đốt trên một chục chiếc xe nằm sát bên nhau. T́m được một bóng mát trong băi xe ấy cũng khó như thấy một cụm mây trắng trôi trên bầu trời Quận Cam giữa mùa hè. Vậy mà mấy ông vẫn thường tụ năm tụ ba ở phía sau, phun khói thuốc liên miên như để tạo mây giữa tiếng cười nói rổn rảng, hoặc x́ xào trong một cuộc “họp” riêng với nhau. Sau này tôi mới hiểu “pḥng họp lộ thiên” ở băi đậu xe là nơi diễn ra những cuộc bàn thảo cũng quan trọng không kém những cuộc họp chính thức bên trong ṭa soạn. Ngày nào cũng có mấy đám rủ nhau ra họp riêng ở ngoài sân.

Gay cấn hơn vẫn là những buổi họp chung vào sáng thứ Năm của ban biên tập. Ban cần kiểm điểm việc làm trong tuần qua và chuẩn bị cho tuần sắp tới. Đó là lúc mà người ta phải tận dụng khả năng ăn nói để bênh vực bài viết của ḿnh, có khi tự bảo vệ ḿnh bằng cách triệt hạ đối thủ. Mồm miệng đỡ tay chân. Người nói nhiều, khoe nhiều lại thường là người làm ít, lành ít. Tan buổi họp, các “chiến sĩ” của chữ nghĩa rời pḥng với nét mặt căng thẳng hoặc đăm chiêu, như đang xét lại ḿnh vừa “thắng” cái ǵ, “thua” cái ǵ. Tôi không nhớ Người Việt ngày xưa có những buổi họp như vậy. Ngày nay có lẽ sự cạnh tranh quá quyết liệt giữa các nhật báo trong “xóm” Moran  mà ngày trước không có đă khiến người ta phải thay đổi để sống c̣n? Các công ty ở Mỹ, và các cơ quan ở những xứ cộng sản, cũng có những sinh hoạt kiểm thảo để thăng tiến, không có ǵ bất thường, đời là vậy. Có điều tôi không hiểu tại sao phải có xung đột mới có tiến bộ, phải có ganh đua, chà đạp mới có văn minh? Sống như vậy hợp với tự nhiên? Sao lúc nh́n lên tường xem “phim” mây biển đất trời tôi không thấy ra sự thật về những con thú cắn giết, luôn ŕnh rập để hại nhau ở trong rừng? Tôi đă sống trong mộng mơ, hoang tưởng chăng? Chỉ thấy những nét đẹp của thế gian mà quên những vệt xấu của nó? Nên chân thành đi tiếp trên con đường lư tưởng nhân ái, hay rẽ sang lối ṃn nhân dục như mọi người? Sống kiểu này chừng một hoặc hai năm là cùng, kéo dài được mười năm th́ làm sao c̣n thấy được lương tâm của chính ḿnh? Lúc ấy dẫu thương hay chán tôi cũng không thể buông thả công việc.

Từ khi có thay đổi nhân sự liên quan đến cuộc biểu t́nh chống nhật báo, tôi được giao trách nhiệm mỗi lúc một nhiều hơn, ít có dịp ra ngoài la cà viết phóng sự, t́m những giây phút thư giăn. Trong hầu hết thời gian có mặt ở ṭa soạn, tôi ngồi cặm cụi ở bàn viết hoặc đi hấp tấp trong hành lang nối liền pḥng biên tập với pḥng kỹ thuật. Tuy được nghỉ một ngày trong tuần và một ngày cuối tuần, tôi thường lo cho công việc suốt bảy ngày, có khi về đến nhà hoặc đang dạo chợ với vợ con cũng phải nghe điện thoại liên quan đến công việc ở tờ báo. Đó là chưa kể phải biết những chuyện “đánh đấm” giữa các phe nhóm trong nội bộ. Để xả bớt căng thẳng, tôi thường đi xe đạp đến sở trong những ngày không cần lái xe hơi. Nhờ vậy tôi cũng cảm thấy bớt tội lỗi đối với tấm thân đang bắt đầu ph́ nộn v́ thiếu tập thể dục.

Tôi mải mê, tận tụy với công việc ở ṭa soạn một phần v́ lúc ấy công ty đang gặp khó khăn. Tờ báo không thể thiếu bài vào mỗi buổi chiều, không thể ngưng phát hành vào mỗi buổi sáng. Có những cuối tuần, tôi làm việc một ḿnh suốt ngày trong pḥng biên tập, chờ tin của các phóng viên đang chạy tất bật giữa các sinh hoạt của cộng đồng. Những lúc như vậy tôi thường mở nhạc để không bị nặng đầu bởi những tiếng la ó của đám biểu t́nh từ bên ngoài.

Say mê với việc làm, tôi đảm nhận luôn trách nhiệm lo bài vở và nội dung cho báo Xuân. Thế là mang luôn việc làm về nhà, chiếm gần trọn thời giờ dành cho gia đ́nh. Vợ thường nh́n tôi với sự thương hại khi thấy chồng c̣n lo viết thư email liêc lạc những tác giả sau bữa ăn tối. Xong báo Xuân, tôi chưa kịp lấy lại nhịp thở th́ em tôi bị tai biến mạch năo, suưt chết nếu không được chở vào bệnh viện kịp thời. Ngồi suốt một đêm bên giường bệnh của em trong pḥng cấp cứu ở nhà thương Fountain Valley gần lễ Giáng Sinh, tôi nghe đau nhói như bị một phát đạn bắn vào chân khiến tôi phải chùn bước.

Trong mấy tháng sau, xong việc ở ṭa soạn mỗi buổi tối, tôi thường ghé thăm em trong một dưỡng viện dành cho những người bị bệnh nặng hoặc sắp chết. Ngồi nh́n cơ thể của em được máy bơm thức ăn vào bụng, tôi suy tư t́m một giải pháp ḥa hợp giữa  trách nhiệm ở sở và bổn phận với gia đ́nh. Tôi từng tự giao cho ḿnh một thử thách mà tôi chưa thấy ai trong đám bạn có thể làm được. Đó là vừa sống với văn chương vừa lo cho các con, vừa làm việc ở sở vừa lo cho gia đ́nh. Thế nhưng giờ đây tôi biết ḿnh không là một siêu nhân, tôi cũng chỉ là một cái xác chưa được ghim ống bơm trợ sinh mà thôi.

Đúng lúc tôi đang suy tư t́m một hướng đi mới phù hợp hơn với hoàn cảnh, ban biên tập lại có thêm vài người bỏ đi v́ những lư do riêng, khiến tôi khó dứt khoát rời bước. Mặc dù được thêm lương, tôi phải gánh thêm những trách nhiệm mà có lẽ phù hợp với một người mê nghề làm báo, ít vướng bận với gia đ́nh. Mấy tháng trước khi rời Người Việt, tôi thường là người đến pḥng biên tập trước tiên vào buổi sáng và cũng là người cuối cùng rời ṭa soạn vào buổi tối. Công ty này đă có bốn, năm người qua đời. Vậy mà trong những đêm ở lại trễ, lóc cóc một ḿnh xem bài cho ngày mai, tôi không thấy h́nh bóng của vị nào quay về từ cơi siêu linh. Chắc họ cũng đă hết mê nghiệp làm báo?

 

 

(c̣n tiếp một kỳ)

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 10/12/10