LẦN ĐẦU ĐẾN XỨ ÚC

 Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA 

 

Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh th́ điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, th́ đầu dây vọng lại cho hay :

- Thưa Ôn, con là Tâm Phương gọi từ Úc qua hầu Ôn và kính thỉnh Ôn qua dự lễ Khánh thành Tu Viện Quảng Đức của chúng con vừa mới tạm ổn.

Tôi chưa kịp chào Thượng tọa Tâm Phương th́ Thượng tọa nói tiếp :

-  Cực quá Ôn ơi !  Kể từ ngày con qua Ôn thăm, xin mẫu chùa về là bắt tay vào việc lo cho xong Tân Chánh Điện để có thờ Phật và Tổ cùng chư hương linh quá văng được kư tự tại tu viện. C̣n những phần khác th́ đang c̣n ngỗn ngang, Ôn qua đừng có cười tụi con nghe.

Tôi trả lời:

- Chúc mừng thầy đó nghe. Thầy yên tâm, bên này chư Tôn đức cũng đă họp và đă tính cả rồi. H́nh như Giáo hội Hoa Kỳ qua gần như đông đủ. Trước khi tôi qua, tôi sẽ Email cho thầy Nguyên Tạng biết giờ giấc, ngày tháng và hăng máy bay cũng như chuyến máy bay để đón. Phần tôi th́ có hai thầy tṛ. Toàn chuyến nghe đâu là có quư thầy Nguyên Siêu, Nguyên Trí, Nguyên An và có đứa cháu của thầy Nguyên An nữa. Tổng cọng là bốn tu sĩ, hai cư sĩ.

Chuyện ǵ đến rồi cũng đến. Tất cả chúng tôi gặp nhau tại phi trường Los Angeles và cùng bay thẳng qua phi trường Melbaurne suốt 15 tiếng đồng hồ.

Máy bay hạ cánh. Sáu chúng tôi từ từ lần lượt kẻ trước, người sau đi ra cổng. V́ không có hành lư kềnh càng, nên mọi người đều thong thả đi ra, không có ǵ khó khăn ;  riêng Thượng tọa Nguyên Siêu gặp trở ngại. Lư do, khi máy bay đang lơ lửng giữa trời không, tôi phát cho mỗi vị một trái táo (apple, loại đặc biệt) để ăn cho tỉnh, sau mười mấy tiếng đồng hồ ngủ gà, ngủ gật. Thầy không chịu ăn, bỏ vào trong xách đựng y hậu, ra cửa bị Quan thuế làm khó dễ, tôi đứng ra bảo nhận nói :

- Đây là đồ ăn b́nh thường của chúng tôi, khi mang theo lên máy bay. Nếu quư vị thấy khó dễ, tôi xin ăn trước mặt quư vị, hoặc cho vào thùng rác. Cô quan thuế cười và tự tay cô bỏ vào thùng rác. Rồi mấy anh em cùng đi ra cửa tự nhiên.

Tôi cười và nói với Thượng tọa Nguyên Siêu:

- Khi nảy, tui đưa cho thầy, nói ăn đi, không chịu, bây chừ gặp lôi thôi. Hai chúng tôi cùng cười và rảo bước.

Trước khi qua Úc, tôi có hỏi Thượng tọa Tâm Minh (Tọa chủ chùa Trúc Lâm, ở NSW), khí hậu ra sao ?  Lạnh hay nóng?

Thượng tọa cho hay:

-  Cần phải mang áo ấm, trời gió và khá lạnh.

Đúng vậy. Ra khỏi cửa sân bay để đợi Phật tử của Tu viện Quảng Đức ra đón, mọi người gặp lạnh, phải lùi vào bên trong để trốn lạnh. Riêng tôi, mở ngay xách kéo tay, lấy áo lạnh mặc vào và đứng đợi bên ngoài để người đến đón biết mà ngừng xe. V́ chỗ đậu xe vừa chật, vừa khó. Trời lại mưa bay bay, gió thổi mạnh.

Từ phi trường về Tu viện hơn nửa giờ. Trời bắt đầu tối, chư Tăng và Phật tử từ xa về th́ được Ban tổ chức thu xếp chỗ nghỉ ngơi. Thượng tọa Viện trưởng Thích Tâm Phương đến với chúng tôi bằng nụ cười vui với câu xả giao là :

- Con xin đảnh lễ quư Ôn từ Hoa kỳ. Xin quư Ôn bỏ lỗi cho chúng con v́ quá bề bộn công việc.

Thầy nói đến đây th́ xá và rút lui. Quư thầy trong Ban tổ chức đến xin quư danh và sắp xếp pḥng ốc.

Ngủ một đêm tới sáng, chuông đỗ đánh thức. Trên chánh điện chư Tăng đi công phu, các pḥng nhỏ mạnh ai nấy uống trà. Đa phần đều lạ, tôi chỉ biết được Ḥa thượng Huyền Tôn và Thượng tọa Quảng Ba, Thượng tọa Tâm Minh.

Xuống pḥng sinh hoạt là một hội trường khá rộng, sạch sẽ, trang hoàng gọn và đẹp. Tất cả đều mới. Nh́n quanh hội trường, chư Tôn đức từ phương xa về dự lễ Khánh Thành vào các ngày 09, 10 và 11 tháng 10 năm 2003, rất đông;  có cả các bậc Trưởng thượng từ quê nhà và tôi được gặp lại người bạn chung trường Bồ Đề - Huế, trên 30 năm. Đó là Thượng tọa Thích Phước Trí, tọa chủ chùa Vạn Phước, Sài G̣n (nay là ngôi vị Ḥa thượng).

Ăn điểm tâm xong, hai chúng tôi (Phước Trí+ Tín Nghĩa), tay bắt mặt mừng, chào hỏi sức khỏe xong rồi chia tay. Hẹn gặp lại vào một dịp có khoảng thời gian khá dài, v́ ai cũng bận. Đặc biệt là tôi phải tham dự và tham gia tất cả những chương tŕnh trong những ngày hội ở đây, như là : 

*.-  Họp Đại Hội Bất Thường,

*.-  Sám chủ Chẩn tế vớt vong ngoài biển, . . .

Ngay ngày đầu tiên của ba ngày lễ chính thức, số lượng Tăng Ni đă lên đến hơn 70 vị đến từ các nước như Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Pháp, Đức, Ḥa Lan, Tân Tây Lan và Việt Nam. Và sau khi đă thông báo, thông tin thời khóa biểu Đại Lễ, buổi lễ cung an chức sự đầu tiên được diễn ra tại Tân Chánh Điện  trên tầng lầu, c̣n mùi sơn mới.

Ngày chính thức Đại lễ Khánh thành, hai vị Xướng ngôn viên là Thượng tọa Nhật Tân (Úc), Thượng tọa Nhật Trí (Canada) cho biết tổng số lượng Tăng Ni đă lên đến 134 vị.

Theo bài tường tŕnh của Tu viện Quảng Đức th́ danh sách chư Tôn đức và Quan khách Việt cũng như Ngoại quốc như sau:

Về chứng minh và tham dự lễ có :  Ḥa Thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện Trưởng VHĐ, Chủ tịch HĐĐH  VP II VHĐ GHPGVNTNHN/Hoa Kỳ ;  Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Phước Thành, Phương Trượng Tổ Đ́nh Thiên Phước, B́nh Định ;  Ḥa Thượng Thích Như Huệ, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngọai tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan ;  Ḥa Thượng Thích Minh Tâm,  Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngọai tại Châu Âu ;  Ḥa Thượng Thích Tịnh Hạnh,  Phó Chủ tịch Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn Thế giới, đến từ Đài Loan; Ḥa Thượng Thích Huyền Tôn, Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngọai tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan ;  Ḥa Thượng Thích Thiện Nhơn, Phương Trượng Tổ Đ́nh Thiên Đức, B́nh Định ;  HT Thích Chánh Lạc, Phó Chủ Tịch Nội Vụ HĐĐH  VP II VHĐ GHPGVNTNHN/Hoa Kỳ, Viện Chủ chùa Như Lai Denver, CO ;  HT Thích Giác Lượng, Phó Chủ Tịch HĐĐH Đặc Trách Giải Trừ Pháp Nạn, Viện Chủ Pháp Duyên Tịnh Xá San Jose, CA ;  HT Thích Bảo Lạc, Phó Hội Chủ Nội Vụ kiêm Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN/HN tại Úc ;  PSNT Thích Giác Đức, Phó Chủ Tịch HĐĐH  VP II VHĐ GHPGVNTNHN/Hoa Kỳ, Đặc Trách Nghiên Cứu Kế Hoạch, Viện chủ chùa PGVN Boston. MA ; HT Thích Tín Nghĩa, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ GHPGVNTNHN/HK, Viện Chủ Tổ Đ́nh Từ Đàm Hải Ngoại Dallas, TX ; HT Thích Nguyên An, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự GHPGVNTNHN/HK, Viện Chủ Chùa Cổ Lâm Seattle, WA ; TT Thích Như Điển, Tổng Thư Kư GHPGVNTN/HN tại Châu Âu ; Thượng Tọa Thích Trường Sanh, Phó Hội Chủ Đặc Trách Tân Tây Lan, GHPGVNTN/HN tại Úc ;  TT. Thích Tịnh Minh, Chánh Thư Kư Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN ; TT Thích Viên Lư, Tổng Thư Kư GHPHVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Ḥa Thượng Lạt Ma Tây Tạng Guru Vajra Yong Le, Lạt Ma Vajra Yong Ming ;  TT Thích Bổn Đạt, Phó Chủ Tịch Nội Vụ HĐĐH GHPGVNTNHN/Canada, Viện chủ Chùa & Tu Viện Phổ Đà Sơn Ottawa, Canada ;  TT. Thích Quảng Ba, Phó Hội Chủ Ngoại Vụ GHPGVNTN/HN tại Úc, viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh, Canberra; TT Thích Bổn Điền, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự, GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc và 134 Tăng Ni từ khắp nơi trên thế giới về dự lễ.  Phía quan khách Úc có :  Thượng Nghị Sĩ Garry Hardgrave, Tổng Trưởng Bộ Đa Văn Hóa & Quốc Tịch Sự Vụ Liên Bang ;  Thượng Nghị Sĩ Jacinta Tchen đại diện cho Thủ Tướng Úc John Howard ;  Thượng Nghị Sĩ  Kevin Thomson, Tổng Trưởng Đối Lập về Môi Sinh  thuộc Đảng Lao Động ;  Thượng Nghị Sĩ  Sang Nguyễn, đại diện cho Thủ Hiến Tiểu Bang Victoria Steve Brack ; Ông Joe Ficarra , Thị Trưởng thành phố Moreland ;  Ông Châu Xuân Hùng, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria ; Luật Sư Lưu Tường Quang, Tổng Giám Đốc SBS Radio Sắc Tộc tại Úc ;  Ông John Hughes, Chủ tịch Hội Thảo Luận Phật Học, Victoria ;  Ông Ian Green, Chủ Tịch Hội Phật Giáo Bendigo, Victoria ;  Ông Robert Wood, Chủ tịch Trung Tâm Vận Động Ḥa B́nh ;  Ông Vơ Văn Ái, Nữ sĩ Ỷ Lan (Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc đến từ Pháp quốc), cô Ngọc Hân, trưởng ban Việt Ngữ SBS Sydney, ông Long Quân, chủ bút Tuần Báo Nhân Quyền, ông Hồng Hà, chủ bút Thời Báo, hơn 40 hội đoàn người Việt và trên 4000 đồng hương Phật tử về tham dự lễ.

 

* * *

Được một ngày rảnh, thoải mái nhưng lạnh quá. Ai ai cũng than lạnh, nên có một vài thí chủ t́m mua áo ấm cúng dường. Mặc dầu tôi đă có, nhưng cũng nhận một cái không phải v́ tham lam mà chính là để có một món quà lưu niệm lần đầu đến xứ Úc (Cái áo ấy nay vẫn c̣n).

Tôi đă đồng thuận theo sự thỉnh cầucủa Thượng tọa Tâm Phương qua điện thoại, nên ngày 10-10, tôi theo Đại chúng lên tàu ra biển để sám chủ lễ Chẩn tề vớt vong. Suốt ba tiếng đồng hồ trong cương vị Gia tŕ sư, trong boong tàu với khung cảnh tuy không rộng răi, nhưng vấn đề bái sám, tŕ kinh của quư vị Kinh sư cũng như sự hộ niệm của Đại chúng rất trang nghiêm, đem lại niềm tin cho hàng Phật tử địa phương không ít. Suốt một ngày trời trên ven biển, con tàu lắc lư, tôi cố ngồi cho vững, nhưng không tài nào giữ thăng bằng được.

Về đến Tu viện th́ cơm chiều bắt đầu. Ăn xong lại tiếp tục họp Đại Hội. Phần Đại Hội cũng lắm nhiêu khê và sôi nỗi. Thôi th́ cho nó qua đi.

Ngày 11-10, Chư Tôn đức tề tựu nơi Đại Hùng Bảo Điện để làm lễ Tấn phong Hội Đồng Lưỡng Viện ở trong nước. Khi cung nghinh ảnh Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang lên Chánh điện, tôi và Thượng tọa Quảng ba cùng cất lên:  Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát và Đại chúng đồng niệm. Tiếng niệm danh hiệu Bồ tát Phổ Hiển khi trầm, khi bỗng. Lễ Tấn phong chỉ có chư Tăng và Phật tử hải ngoại tham dự, c̣n quư vị khách Tăng trong nước có duyên sự nên đă ra đi từ sáng sớm.

Cùng ngày, vào lúc 2giờ chiều địa phương, một Đại trai đàn Chẩn tế Bạt độ Cô hồn, cầu âm siêu dương thái và thù nguyện cho công đức kiến tạo Tu viên Quảng Đức được diễn ra.

Sám chủ, Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Tôn

Kinh sư: Thượng tọa Trường Sanh, Thượng tọa Tâm Minh, Thượng tọa Bổn Đạt, Thượng tọa Trường Phước,

Thượng tọa Tâm Ḥa, Đại đức Phổ Hương, Đại đức Viên Trí và Đại đức Viên Tịnh. Buổi Đại lễ này diễn ra gần sáu tiếng đồng hồ liên tục;  tuy thế, ai ai cũng phấn khởi, ai ai cũng hoan hỷ. V́ đây là lần đầu tiên, tại địa phương được cung đón chư Tôn đức Tăng ni với số lượng đông đảo, một Đại lễ vớt vong trên biển, một lễ Đại thí thực trang nghiêm chưa được thực hiện ra ở nơi này.

Đạo tràng hoàn măn tạ Như Lai, chư Phật quy không tọa bảo đài, Bồ tát, Bích chi quy Đâu suất, chư Tăng hoàn tự viện, Thanh văn, La hán nhập thiên thai đă hoàn nguyện.

Hạ đàn, tôi và thầy Nguyên An cùng theo Ḥa thượng Huyền Tôn về thăm chùa Bảo Vương của Ngài. Ngủ qua đêm và được ăn mỳ gói, hàn huyên gần suốt sáng. Thành thật mà nói, Ḥa thượng tuổi già mà trí huệ vô cùng tinh khôi, lái xe đường trường không thua ǵ tuổi trẻ đôi mươi. Thầy Nguyên An ngồi sau vừa cười vừa la:

-  Ngài lái sao mà chạy mau quá vậy?  Khéo cả hai chúng con không về được Mỹ đó nghe.

Ngài cười và bảo:

-  Hai ngài yên chí lớn, tui lái, cảnh sát c̣n sợ nữa cơ mà. Cả ba cùng cười x̣a. Về đến Quảng Đức, thầy Nguyên An nói lớn:

-  Ông cụ, già rồi mà chạy quá trời trời.

Thầy Nguyên Tạng đứng bên cạnh vừa cười, vừa nói:

-  Ngài chạy xe ở đây là số một. Dùng trưa xong, ngài Huyền Tôn trở lại chùa, chúng tôi ai lo chuyện nấy.

Ngày 13-10, Thượng tọa Tâm Phương sắp xếp cho chúng tôi tùy duyên đi tham quan các chùa và một số thắng cảnh ở đây. Hai vợ chồng Phật tử Hải Hạnh (Cháu gọi thầy Phước Trí bằng cậu) lo liệu.

Trước tiên, viếng thăm những ngôi chùa phụ cận, kế đến là đi thăm phong cảnh và sở thú. Không biết duyên nghiệp thế nào, những hướng đạo sư cứ chạy hềt xa lộ này đến xa lộ khác. Chạy tới, chạy lui, rồi đói bụng vào ăn một cái quán, đồ ăn thiếu v́ thực khách của hai xe chúng tôi lại đông, nên ăn tạm đỡ đói. Tiếp tục đi xem con Kangaroo cho biết tường tận. Hướng đạo sư dẫn đến sở thú, bước vào ngay gẩn cổng có năm con Kangaroo, th́, hai con bị bệnh nằm một chỗ, ba con c̣n lại, con th́ đi hết muốn nổi, con th́ ăn cỏ chậm chạp, chúng tôi dừng xe, đén gần chúng mà nó cũng không buồn chạy nữa là. Đi quanh xem mấy giống khác th́ cũng chẵng có ǵ hấp dẫn, tôi và thầy Nguyên Siêu đồng thuận xin về lại chùa. Thế là cả đoàn cùng về. Về đến Quảng Đức ai nấy tự tức cười cho riêng ḿnh. Thầy Nguyên Siêu than:

-  Ở Mỹ không lo coi xa lộ qua Úc lại lái xe chạy quanh để nh́n xa lộ!

Mọi người phá lên cười, rồi ai lo về pḥng nấy.                       

Tối hôm đó cùng ngày, tôi lên pḥng thầy Nguyên Tạng nói chuyện cho vui và cám ơn thầy đă từng giúp tôi lo cho trang nhà Tổ Đ́nh Từ Đàm Hải Ngoại một thời gian khá dài.

Hai chúng tôi nói cười đến ba giờ sáng mới đi nghỉ. Sáng dậy, điểm tâm xong, năm chúng tôi cùng nhau được Thượng tọa Tâm Phương đưa ra phi trường và về chùa Trúc Lâm, nơi Thượng tọa Tâm Minh, pháp đệ của tôi (Tín Nghĩa) làm Tọa chủ. Riêng Thượng tọa Nguyên Siêu ở lại và viếng thăm một vùng khác. Chúng tôi ở lại đây được hai hôm, đi phố mua trái cây đủ thứ, cùng hai thầy đi thăm một vài bổn đạo của thầy Nguyên An. Qua ngày sau, hai thầy và người cháu đi qua một vùng khác. Riêng tôi ở lại chùa Trúc Lâm và được thầy Tâm Minh cho đi thăm Tu viện Van Hạnh của Thượng tọa Quảng Ba, được ngoạn cảnh và thăm trụ sở Quốc Hội của nước Úc. Về lại Trúc Lâm, rồi thầy Tâm Minh cho đi thăm chùa của Thượng tọa Nguyên Trực, Liên Hoa ni tự của Ni sư Tâm Lạc, Ṭng lâm Phước Huệ của Ḥa thượng Phước Huệ, chùa Pháp Bảo của Ḥa thượng Bảo Lạc lại được ăn bún rêu trưa đó. Thứ bảy, tôi qua viếng thăm chùa Huyền Quang của Thượng tọa Bổn Điền, chứng minh và chủ lễ ngày giỗ Tôn sư của Thượng tọa. Chủ nhật, thuyết giảng ở chùa Trúc Lâm. Thứ hai và thứ ba, đệ tử của Thượng tọa Tâm Minh cho đi dạo phố, rồi viếng thăm chỗ cũ mà nước Úc đă từng tổ chức Olympic năm xưa, tối lại đi thăm ṭa nhà nổi trên biển và cây cầu về ban đêm. Thứ tư, ra phi trường và trực chỉ về lại Từ Đàm.

Ngồi trên máy bay, tôi không khỏi cảm phục hai anh em của Thượng tọa Tâm Phương trong công tŕnh kiến tạo ngôi già lam Quảng Đức.

Thượng tọa Tâm Phương đến định cư tại Sydney, ngày 16-02-1987 ;  ba năm sau, vào ngày 10-05-1990 thành lập Tu viện Quảng Đức. Thầy Nguyên Tạng được bào huynh bảo trợ qua định cư ở Úc theo diện nhà truyền giáo (Minister of Religion) vào ngày 05-04-1998. Một thời gian không dài lắm mà hai anh em cùng Phật tử địa phương đă làm nên một Đại Phật Sự vô cùng lớn lao ở xứ người. Đă vậy, hai vị cùng bổn viện đứng ra tổ chức Đại Hội Bất Thường Lịch Sử;  v́ Đại Hội nầy đă cử hành Đại lễ Tấn phong Hội Đồng Lưỡng Viện ở trong nước. Nhưng cũng từ Đại hội Lịch sử này, tất cả chúng tôi được Giáo chỉ số 9 cho ra khỏi ṿng kiềm tỏa của Giáo Hội và phải tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi như lời Đức Phật răn dạy.

Tôi viết vài kỷ niệm nhỏ này để góp vào Tập Kỷ Yếu mà Thượng toạ Thích Nguyên Tạng vừa là bào đệ của Thượng tọa Thích Tâm Phương và cũng là Phó trú tŕ của Tu viện Quảng Đức đang thực hiện. Chính Thượng tọa đă trực tiếp gọi điện thoại cho tôi viết một bài đóng góp cho vui.

Kính chúc nhị vị pháp sự châu long, viên măn.

Phật lịch 2553, Trọng xuân Canh Dần – March 03, 2010

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 12/05/10