Đọc Bài

“Kư Thanh Phong Am Tăng Đức Sơn

 Lam Nguyên

 

Ngài Trần Thái Tông (1218-1277) là vị vua anh minh đời nhà Trần và là một Thiền Sư lỗi lạc, tên là Trần Cảnh, quê Túc Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Ông có công lớn trong việc ổn định xă hội lúc bấy giờ và đồng thời lănh đạo toàn dân chống xâm lược Nguyên Mông, đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc! Ngoài việc lo cho đất nước Ngài c̣n nghiên cứu kinh điển Phật-giáo nên đă viết nhiều thơ, kệ cũng như những tác phẩm văn học về triết học Phật-giáo rất nổi tiếng!

Đọc thơ đă khó mà đọc thơ Thiền lại khó hơn nhưng sao hôm nay chúng tôi dám đem sự nhận xét thô thiển mà tŕnh cùng độc giả! Thưa quư vị, v́ yêu thơ nên trót cùng thơ cũng như v́ yêu thơ Thiền nên mạo muội tŕnh làng chút kiến thức nông cạn này mong thức giả bổ túc phần thiếu sót để chúng tôi được thụ giáo thêm! Bài thơ Kư Thanh Phong Am Tăng Đức Sơn như sau:

 

 

                  

 

Âm Hán Việt:

Kư Thanh Phong Am Tăng Đức Sơn

Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đ́nh,

Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh.

Cá trung tư vị vô nhân thức,

Phó dữ sơn Tăng lạc đáo minh.

                      Trần Thái Tông

Chúng tôi dịch:

Gởi Nhà Sư Đức Sơn Ở Am Thanh Phong

Gió đập cửa tùng, trăng chiếu sân,

Ḷng mong phong cảnh lặng hồng trần.

Ai hay thú vị đầy trong cả,

Để mặc Sư vui đến sáng trưng!

                      Lam Nguyên

Câu thứ nhất:

Phong đả tùng quan,nguyệt chiếu đ́nh

,

 

Có phải tác giả muốn nói “ mặc dù mưa sa,gió táp th́ cây tùng- tiêu biểu cho người quân tử- mà quân tử ở đây tại cổng “tam quan” nêu biểu tượng người tu theo Đạo Phật đă thâm ngộ nên không dao động trước nghịch cảnh;biết được điều này nhờ chữ “đả ” khác với chữ “đáo ”- nếu tác giả dùng chữ đáo - Theo thiển ư của chúng tôi chữ “đả ” là quấy phá, thế mà trăng vẫn chiếu sáng ở trước sân “nguyệt chiếu đ́nh ”!Đây có phải là Ngài Thái Tông ca ngợi đức hạnh của vị Sư ở Am Thanh Phong không?

 

Câu thứ hai:

Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh

 

Ḷng người hẹn ước cùng cảnh vật trong tâm trạng tỉnh lặng và thanh an! Nói lên sự an lạc vô biên của vị Sư Đức Sơn nhưng chính là tả nỗi ḷng của tác giả trước cảnh tượng này.

 

Rồi đến câu thứ ba:

Cá trung tư vị vô nhân thức,

 

Tại sao Ngài Thái Tông lại bảo “tư vị vô nhân thức , có phải Thiền Sư Trần Thái Tông nhắc lại cho độc giả rơ ư “ uống nước tự biết ấm lạnh”; hai chư “tư v ” đă diễn tả hương vị Thiền đậm đà mà chỉ người đă giác ngộ mới thấy được cái hạnh phúc đó!

 

Câu thứ tư:             

Phó dữ sơn Tăng lạc đáo minh.

trong câu cuối này chữ “đáo ” thật là “diệu xứ”, nó mang nghĩa “rốt ráo” v́ chư “minh ” không chỉ có nghĩa là buổi sáng mà c̣n chỉ cho tâm ngộ đạo!                                                                      

Nói tóm lại, bài “Kư Thanh Phong Am Tăng Đức Sơn 寄清風 mang ư nghĩa “vạn vật đồng nhất thể”, con người và vạn vật cùng ḥa điệu; không phân biệt nhĩ ngă. Phải là người trải qua kinh nghiệm tâm linh mới viết bài thơ này một cách sâu sắc nên câu chữ đă dứt mà ư c̣n dài!

Lam Nguyên

Seattle, 2010

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 10/12/10