TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 01.2016

Diệu Âm lược dịch

 

 

HÀN QUỐC: Phục chế ngôi chùa đá cổ xưa nhất Đông Á

 

Tại Iksan, tỉnh Bắc Jeolla, việc phục chế ngôi chùa đá thế kỷ thứ 7 tại di tích chùa Mieuksa là một nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà khảo cổ học.

Không có tài liệu lịch sử chứng minh nào để có thể hướng dẫn các chuyên gia tái tạo nguyên bản của ngôi chùa cổ này.

Vào năm 1999, chính phủ Hàn quốc đă quyết định phục chế ngôi chùa đá 1,300 năm tuổi vốn có những dấu hiệu bắt ổn định và hư hỏng nghiêm trọng. Trong suốt 10 năm tháo dỡ, các nhà khảo cổ đă t́m thấy các xá lợi và những hiện vật khác, nhờ đó họ biết được năm xây dựng ban đầu của ngôi chùa.

Trong khi các nhà khảo cổ và kỹ sư đang t́m hiểu các chi tiết cấu trúc của chùa, họ nhận ra nó có giá trị cao về nghệ thuật và văn hóa. Các phát hiện của họ cho thấy rằng ngôi chùa này là Phật tự bằng đá lớn nhất và cổ xưa nhất tại Đông Á.

Đội phục chế đang tận dụng những viên đá cũ, và chỉ dùng đá mới khi cần thiết. Một số đá cũ được sử dụng toàn khối, và một số được cắt ra và kết hợp với các vật liệu mới để tăng cường độ bền.

Ngôi chùa được phục chế này sẽ được tạo tác bằng 62% vật liệu cũ và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.

(tipitaka.net – January 3, 2016)

 

http://res.heraldm.com/content/image/2015/12/29/20151229001990_0.jpg

Ngôi chùa đá tại di tích Chùa Mireuksa (từ trái sang phải): Chùa đá vào năm 1910 trước khi sửa chữa sơ sài bằng bê tông; chùa trước khi được tháo dỡ; ảnh đồ họa vi tính của chùa được trùng tu

 

http://res.heraldm.com/content/image/2015/12/29/20151229001993_0.jpg

Thợ xây đục bỏ bê tông khỏi các khối đá gốc

 

http://res.heraldm.com/content/image/2015/12/29/20151229001995_0.jpg

Các trụ đá tạo thành tầng một của ngôi chùa được dựng lên

Photos: koreaherald.com

 

 

THÁI LAN: Lễ cầu nguyện Năm Mới tại chùa chiền trên toàn quốc

 

Hơn 18 triệu người đă tham gia các lễ cầu nguyện để đón Năm Mới tại 22 ngh́n 967 ngôi chùa và các địa điểm chính trên toàn quốc.

Vào sáng ngày đầu năm mới 2016, người Thái trên toàn quốc đă tham gia vào các lễ làm công đức để cầu phước và chúc thân quyến được an lành.

Tạ khu Sanam Luang của Bangkok, Thống đốc MR Sukhumbhand Paribatra đă chủ tŕ một buổi lễ để mọi người cúng dường vật phẩm cho 189 tăng sĩ. Nhiều người cũng chiêm bái pho tượng Phật linh thiêng Phra Buddha Nawaraj Bopit, được tôn trí tạm thời tại đây nhân dịp năm mới và sau đó sẽ trả về lại Hội trường Thành phố.

Các nghi lễ cúng dường và các hoạt động làm công đức có liên quan đến ngày đầu năm mới cũng đă được tổ chức trên toàn quốc.

(The Nation – January 2, 2016)

 

http://www.bangkokpost.com/media/content/20160101/1465456.jpg

Lễ cầu nguyện đón Năm Mới tại Sanam Luang, Bangkok

Photo: Bangkok Post

 

 


ẤN ĐỘ: T́m thấy di tích tu viện Phật giáo tại một ngôi làng ở Andhra Pradesh

 

Gần đây, tại làng Vommili của khu V Madugula ở huyện Visakhapatnam (bang Andhra Pradesh, nam Ấn Độ), các nhà khảo cổ học đă t́m thấy một kho tàng chứng tích lịch sử có giá trị di sản to lớn.

K.Chitti Babu, Trợ lư Giám đốc Cục Khảo cổ và Bảo tàng, nói, “Chúng tôi đă kiểm tra di tích này vào ngày 10 tháng 12. Các cuộc khai quật thử đă khám phá được những tài liệu lịch sử phong phú. Những hiện vật đă thu thập cho thấy rằng di tích Phật giáo này phát triển mạnh mẽ giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên. Đây là lần đầu tiên chứng cứ của một tu viện Phật giáo thuộc một thời đại như vậy được phát hiện tại huyện Visakhapatnam.” 

Ông nói, “Hầu hết các di tích Phật giáo được phát hiện tại các huyện Srikakulam, Vizianagaram và Visakhapatnam đều nằm dọc theo bờ biển và đă phát triển mạnh mẽ giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Nhưng di tích này th́ lại nằm trong nội địa, xa bờ biển, và nó từng hưng thịnh trong khoảng 1,000 năm.”

(buddhistartnews – January 1, 2016)

 

1373756150MONESTARY

Một số hiện vật được t́m thấy tại di tích Phật giáo ở làng Vommili, Ấn Độ

Photo: The Island

 

 

 

NEPAL- Ấn Độ: Chư ni ‘Kung Fu’ trên hành tŕnh bằng xe đạp từ Kathmandu đến New Delhi

 

Khoảng 235 ni cô của Phật phái Drukpa, ‘những ni cô Kung Fu’ nổi tiếng, đă bắt đầu một hành tŕnh gian khổ bằng xe đạp từ Kathmandu, Nepal, đi qua các bang Bihar và Utta Pradesh của Ấn Độ để tạo nhận thức về trao quyền cho nữ giới và bảo vệ môi trường.

Chư ni của ni viện Núi Druk Amitabha, có trụ sở tại vùng đồi của Kathmandu và Naro Photang ở Ladakh, đến nay đă vượt qua khoảng 2,000 km và hiện đang trực chỉ điểm dừng cuối cùng là New Delhi, dưới sự lănh đạo của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa .

Hành tŕnh xe đạp bắt đầu từ Kathmandu vào ngày 18-11-2015, qua Gorakhpur, Patna, Rajgir, Gaya, Varanasi, Allahabad, Kanpur, Saifai và Agra trước khi kết thúc vào ngày 9-1-2016 tại New Delhi, Những người đi xe đạp trong đoàn này đến từ Ladakh, Sikkim, Himachal Pradesh và Nepal.

(NewsNow – January 4, 2016) 

 

http://www.buddhistdoor.net/upload/file/20160104/8532/5f48bff8ecbc6855bf9d727f76308d1b_715__2.jpg

Chư ni Kung Fu đi xe đạp qua bắc Ấn Độ để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và nữ quyền

Photo: thehindubusinessline.com

 

http://timesofindia.indiatimes.com/photo/50428522.cms

 

http://timesofindia.indiatimes.com/photo/50428519.cms

Chư ni viếng Đền Taj Mahal (ảnh trên) và đi ngang qua Saifai (ảnh dưới) ở Ấn Độ

Photos: Arvin Chauhan

 

 

CAM BỐT: Học viện Phật giáo sẽ khởi động lại các diễn đàn về nghiên cứu

 

Sau hơn 10 năm ngưng hoạt động, Học viện Phật giáo Cam Bốt sẽ tái khởi động chương tŕnh hàng tháng của các diễn giả để mang nghiên cứu mới nhất đến với công chúng.

Phat Chan Mony Ratha, trưởng pḥng truyền thống và phong tục của học viện cho biết các diễn giả sẽ được chọn dựa vào chất lượng của nghiên cứu mà họ gửi đến về Phật giáo, ngôn ngữ, lịch sử và nhiều lĩnh vực nghiên cứu Khmer khác.

Kể từ khi chính thức được thành lập vào năm 1930, Học viện Phật giáo đă tiến hành nghiên cứu về văn hóa Cam Bốt, ngôn ngữ Khmer và Phật giáo.

Viện cũng xuất bản về nghiên cứu và thực hiện các chương tŕnh giáo dục. Các quan chức đă không đưa ra một khung thời gian chính xác khi nào các bài thuyết tŕnh hàng tháng sẽ bắt đầu, nhưng nói rằng việc này sẽ sớm được tiến hành.

(tipitaka.net  – January 6, 2016)

 

http://www.khmertimeskh.com/files/news/19406/1451850784.jpg

Học viện Phật giáo Cam Bốt tại quận Chamkarmon, Phnom Penh

Photo: Khmer Times

 

 

 

TÍCH LAN: Tổng thống Tích Lan tuyên bố sẽ bảo vệ vị trí quan trọng nhất của Phật giáo trong hiến pháp

 

Colombo, Tích Lan – Ngày 10-1-2016, Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena đă tuyên bố sẽ bảo vệ vị trí quan trọng nhất của Phật giáo trong hiến pháp mới và nói rằng ông sẽ không lănh đạo đất nước mà không có sự tư vấn và hướng dẫn của Đại Tăng đoàn.

Phát biểu tại một sự kiện được tổ chức tại Chùa Sri Bodhiraja ở Colombo Fort, Tổng thống cho biết một nhóm gồm các phần tử cực đoan đang tạo ra những âm mưu nói rằng chính phủ sẽ tước đi vị trí của Phật giáo thông qua những sửa đổi trong hiến pháp mới.

Tổng thống nhấn mạnh rằng hiến pháp mới không hề bao gồm bất kỳ điều khoản nào gây tổn hại vị trí của Phật giáo hoặc sự thống nhất đất nước. Một số thành phần bị phá sản về chính trị đang cố đạt quyền lực trong vỏ bọc của ḷng yêu nước hoặc sự trung thành với Phật giáo, ông nói.

Sự kiện nói trên được tổ chức để trao vị trí Trưởng Tăng đoàn Nayaka của Colombo cho Ḥa thượng Sri Seelarathana Pannasarabhidana Thero, Sư trưởng đương nhiệm của Chùa Sri Bodhiraja.

(Colombo Page – January 10, 2016)

 

http://www.colombopage.com/Imgs_16A/MS01102016B_1.jpg

Tổng thống Tích Lan tặng quạt cho Ḥa thượng Trụ tŕ Chùa Sri Bodhiraja

Photo: Colombo Page

 

 

ẤN ĐỘ: Khánh thành Trung tâm Phật giáo đào tạo nghề và tâm linh tại Kopargaon

 

Mumbai, Ấn Độ - Phật Học viện KJ Somaiya có trụ sở tại Mumbai đă khánh thành một trung tâm thực hành tâm linh tại vùng nông thôn Maharashtra vào ngày 7-1-2016.

Cơ sở mới Jetavan này là một trung tâm phi môn phái dành cho sự phát triển toàn diện tại Sakarwadi, Kopargaon.

Jetavan hy vọng sẽ kết hợp tâm linh với sức khỏe thể chất cũng như đào tạo nghề, để giúp thanh niên địa phương trau dồi các kỹ năng mưu sinh và trở thành độc lập về tài chính. Trung tâm sẽ có một hội trường lớn dành cho thiền định và các nghi lễ tôn giáo.

Dự án này được truyền cảm hứng từ Thượng tọa Dhammadipa, một nhà sư đến từ Cộng ḥa Czech. Thượng tọa phát biểu tại lễ khánh thành rằng trung tâm Jetavan là kết quả của ḷng tốt và ḷng hảo tâm của những người đến từ Ấn Độ, Trung quốc, Đài Loan, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Đức và Cộng ḥa Czech. Thượng tọa hứa sẽ đến Sakarwadi 2 năm một lần để hướng dẫn thiền định và giảng pháp từ kinh điển Phật giáo.

(TNN – January 8, 2016)

 

 

ĐÀI LOAN: Hội Phật giáo Từ Tế khởi động Ngày Ăn chay Thế giới

 

Vào ngày 11-1-2016, Hội Phật giáo Từ Tế đă khởi động các hoạt động Ngày Ăn chay Thế giới nhằm thúc đẩy một chế độ ăn chay, và kêu gọi mọi người ủng hộ đợt vận động này bằng cách kư tên vào đơn thỉnh nguyện Ngày Ăn chay Thế giới của hội.

Trong Hội nghị Biến đổi Khí hậu Toàn cầu 2015 vào tháng 12-2015, một phái đoàn của Hội Từ Tế đă đề xuất chọn ngày 11-1-2016 là Ngày  Ăn chay Thế giới và kêu gọi những người tham gia hội nghị kư vào đơn thỉnh nguyện trực tuyến để ủng hộ đợt vân động này, theo lời t́nh nguyện viên Từ Tế Peng Chi-ming, một chuyên gia khí tượng.

Peng đă nói tại một buổi lễ để quảng bá đợt vận động rằng năm ngoái thế giới được cho là đă trải qua nhiệt độ trung b́nh cao nhất trong lịch sử ghi nhận.

Quảng bá các lợi ích gắn liền với việc áp dụng một chế độ ăn chay, phó chủ tịch Hội Từ Tế là Chen Shao-ming nói rằng điều này sẽ không chỉ giúp cắt giảm lượng khí thải carbon, duy tŕ sức khỏe tốt hơn và hỗ trợ cho việc bảo vệ môi trường, mà cũng sẽ làm giảm sự nóng lên toàn cầu.

(focustaiwan.tw – January 11, 2016)

 

http://img1.cna.com.tw/Eng/WebEngPhotos/CEP/20160111/201601110018t0001.jpg

Các món chay do một bệnh viện đại học nấu dành cho Tết Âm lịch

Photo: Focus Taiwan

 

 

PHÁP: Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Làng Mai

 

Tăng ni của cộng đồng và trung tâm thiền Làng Mai công bố rằng ngày 8-1-2016 Thầy Thích Nhất Hạnh từ Hoa Kỳ đă trở về nơi ẩn cư của ḿnh ở Dordogne, miền nam nước Pháp.

Vào tháng 11-2014, Thầy đă phải nhập viện tại Pháp sau khi bị xuất huyết năo trầm trọng. Sau nhiều tháng phục hồi chức năng, ông từ dưỡng đường phục hồi chức năng ở Bệnh viện Đại học Bordeaux trở về Làng Mai vào tháng 4-2015, nơi các đệ tử và các chuyên gia thăm viếng tiếp tục giúp ông phục hồi. Vào ngày 19-7-2015, Thầy đă bay sang San Francisco (Hoa Kỳ) để trải qua một chương tŕnh phục hồi chức năng chuyên sâu hơn tại Trung tâm Y Khoa UCSF. Tại đây, vào tháng 9-2015, Thầy đă nói được những lời đầu tiên của ḿnh kể từ khi ông bị đột quỵ.

Một tin cập nhật được công bố trên trang web của Làng Mai cho biết kể từ đầu năm mới 2016, Thầy Thích Nhất Hạnh – người đă sang tuổi 89 từ tháng 10-2015 – đă bày tỏ rơ ràng mong muốn trở về nơi ẩn cư của ḿnh tại Làng Mai.  

(Buddhist Door – January 11, 2016)

 

Thay celebrating New Year’s Eve with attendants in San Francisco. From plumvillage.org

Thầy Nhất Hạnh đón Giao thừa Năm Mới 2016 cùng các đệ tử tại San Francisco

Photo: plumvillige.org

 

 

 

HÀN QUỐC: Các cổ vật Phật giáo thời Goryeo được xếp hạng Bảo vật Quốc gia

 

Cục Di sản Văn hóa (CHA) Hàn quốc cho biết các tranh và kinh Phật giáo từ triều đại Goryeo với giá trị lịch sử và nghệ thuật nổi bật đă được xếp hạng Bảo vật Quốc gia.

Cơ quan di sản văn hóa nhà nước này đă chỉ định 3 bức tranh Phật giáo quư hiếm và 2 bộ kinh Phật giáo được thực hiện vảo thời kỳ hoàng kim trong triều đại Goryeo (918-1392) là các Bảo vật Quốc gia.

Phật giáo phát triển mạnh mẽ vào triều đại Goryeo, là vương triều công nhận đạo Phật là quốc giáo chính thức. Đây là thời có nhiều Phật phái và các tác phẩm đa dạng của nghệ thuật Phật giáo.

CHA cũng nâng vị thế của một tượng Phật có từ thời Vương quốc Silla lên cấp cao nhất trong hạng mục Bảo vật Quốc gia, công nhận sự cân xứng và h́nh dạng rất tinh vi của pho tượng.

Được tạo tác vào thế kỷ thứ 8, tượng này là điển h́nh của một sự thay đổi trong phong cách các tượng Phật, và cho thấy Phật giáo được truyền bá thông qua việc thương mại và trao đổi văn hóa tích cực giữa Vương quốc Silla (57 BC – 935 AD) và triều đại nhà Đường của Trung Hoa.

(tipitaka.net – January 13, 2016)

 

http://res.heraldm.com/content/image/2016/01/07/20160107001551_0.jpg

Tranh Phật giáo thời Goryeo (ảnh trên)

và tượng Phật thời Silla được tạo tác vào năm 766 AD (ảnh dưới)

Photos: CHA

http://res.heraldm.com/content/image/2016/01/07/20160107001552_0.jpg

 

 

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện 7 hang động Phật giáo cổ đại tại Mumbai

 

Mumbai, Ấn Độ - Bảy hang động đă được t́m thấy trong các khu rừng của Công viên Quốc gia Sanjay Gandhi, Borivli, ở ŕa phía bắc của thành phố Mumbai. Đây là những tịnh xá Phật giáo, trong số đó chỉ có một hang cho thấy di tích của một lan can phần đỉnh của một bảo tháp. Các hang động này được cho là đă xây dựng trước các hang Kanheri ở gần đó, và có thể chúng đă phục vụ như nơi cư trú của chư tăng vào mùa mưa.

Trong khi chờ Cục Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ chính thức chấp thuận về việc khám phá và lập tư liệu chi tiết, nhóm khai quật đă t́m thấy các hang nói trên xác định chúng có niên đại từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5-6 sau Công nguyên. Nhóm gồm 3 thành viên này đă khám phá các hang động vào tháng 2-2015 theo một chương tŕnh khai quật được phối hợp thực hiện bởi Trung tâm Khảo cổ thuộc Đại học Mumbai và Khoa văn hóa Ấn độ cổ đại của trường Cao đẳng Sathaye.

(TNN – January 17, 2016)

 

One of the new caves, about an hour’s hike north-east from Kanheri. (TOI photo by Sandeep Takke)

Một trong các hang động Phật giáo mới phát hiện tại Công viên Quốc gia Sanjay Gandhi ở Borivli, Ấn Độ

http://timesofindia.indiatimes.com/photo/50609353.cms

Hai trong số bảy hang động cổ đại ở Borivli, Ấn Độ

Photos: Sandeep Takke

 

 

ÚC ĐẠi Lợi: Hoàn thành phần ngoại thất của ngôi chùa Thái ở Lyneham

 

Ngày 17-1-2016, gần 1,000 người, bao gồm đại sứ Thái Lan tại Úc Chrrachai Punkrasin, đă tham dự lễ mừng việc hoàn thành giai đoạn 2 của ngôi chùa tại đền thờ Phật giáo Wat Dhammadharo ở Lyneham.

Mọi người tập trung để chứng kiến một cần cẩu đặt ngọn tháp bằng vàng lên mái ṿm chính của ngôi chùa, hoàn thành việc xây dựng ngoại thất của chùa này.

Chùa đă được xây dựng trong nhiều năm và được Quốc vương Thái Lan trao quyền để đánh dấu kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Thái - Úc.

Tip Suthinee, nhân viên liên lạc dự án, nói rằng đây là ngôi chùa duy nhất có kiến trúc Thái tại Úc và nam bán cầu. Cô nói với chiều cao 24 m, nó cũng là chùa Phật giáo Thái cao nhất tại Úc.

(The Canberra Times – January 18, 2016)

 

Hundreds of people attended a  ceremony at the Wat Dhammadharo Buddhist temple in Lyneham, where a crane lifted a golden tiered umbrella on to the main dome of the partly constructed pagoda.

Ngôi chùa Thái ở Lyneham đă được xây dựng một phần

 

The umbrella is screwed on to the spire.

Vặn phần đỉnh vào ngọn tháp

Photos: GrahamTidy

 

 

ẤN ĐỘ: Ba ngày lễ hội Đức Phật tại Bồ đề Đạo tràng

 

Gaya, Bihar – Lễ hội Đức Phật đă bắt đầu diễn ra tại đền Đại Giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng vào ngày 17-1-2016.

Tín đồ và tăng sĩ thắp nến, hát những bài đạo ca và chiêm bái Đức Phật tại đền Đại Giác ngộ. Sự kiện thiêng liêng này được đồng tổ chức bởi sở du lịch và chính quyền bang Bihar, với sự tham gia của tăng sĩ được mời từ Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Bhutan và Cam Bốt.

Rất nhiều tăng sĩ, lạt ma và Phật tử đă thực hiện một cuộc tuần hành giác ngộ tại quận Gaya trước khi lễ hội bắt đầu.

Trong 3 ngày lễ hội, các nghệ sĩ từ Ấn Độ và các nước khác đă làm khán giả say mê với phần tŕnh diễn ca nhạc của họ.

Bihar đă tổ chức Lễ hội Đức Phật trên quy mô lớn kể từ năm 1998. Lễ hội cũng giúp quảng bá du lịch trong bang, khi những nỗ lực được thực hiện để giới thiệu lễ hội văn hóa này ngang bằng với các sự kiện quốc tế.

(ANI – January 18, 2016)

 

http://www.fiditour.com/Upload/Images/DaidienOut/N9423BodhgayaTemple.jpg

Bồ đề Đạo tràng, bang Bihar, Ấn Độ

Photo: Google

 

 

NHẬT BẢN: Công việc phục hồi đại quy mô tượng Đại Phật ở Kamakura

 

Công việc phục hồi đại quy mô pho tượng Đại Phật đă bắt đầu tại Kamakura ở tỉnh Kanagawa vào ngày 13-1-2016.

Đây là công tŕnh sửa chữa đại quy mô đầu tiên kể từ “cuộc phục chế lớn thời đại Showa”, vốn được thực hiện từ 1959 đến 1961.Công chúng sẽ không được đến chiêm bái tượng Phật A Di Đà - được xem là một bảo vật quốc gia - này cho đến ngày 10-3-2016.

Là pho tượng chính của chùa Kotoku-in, tượng Đại Phật được đúc vào thế kỷ thứ 13. Trước đó, một phiên bản bằng gỗ cũng được tạo tác vào thế kỷ thứ 13 đă bị phá hủy trong một trận băo.

Công việc bảo tŕ đang được tiến hành để làm sạch những vết bẩn rỉ từ pho tượng cao 13,4 m này. Các biện pháp ngăn ngừa tượng bị hư hại do động đất cũng đang được xem xét.

Vào ngày 13-1, khoảng 20 công nhân đă trải những tấm nhựa màu đen lên mặt đất xung quanh tượng để tránh làm hỏng phần vỉa hè bằng đá. Sau đó sẽ là việc lắp đặt giàn giáo và bao phủ giàn giáo bằng những tấm bạt mờ.

(tipitaka.net – January 18, 2016)

 

https://the-japan-news-archives.s3-ap-northeast-1.amazonaws.com/preview/entries/150700/materials/403681/DTMANAGE.000000020160113141359893-1.jpg?AWSAccessKeyId=AKIAI7EPFDYX6SSPYKKQ&Expires=1453162450&Signature=CasWD3szGCI7fv%2FGeZnpcD%2Fhr7g%3D

Công nhân đang phục hồi khu vực tượng Đại Phật  ở Kamakura, Nhật Bản

Photo: The Yomiuri Shimbun

 

 

MIẾN ĐIỆN: Hội nghị Ḥa b́nh Phật giáo Thế giới tại Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu

 

Hội nghị Ḥa b́nh Phật giáo Thế giới sẽ diễn ra ở cấp độ đại quy mô tại Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu ở vùng Sagaing, dự kiến từ ngày 22 đến 25-1-2016, tập trung vào việc làm cho thế giới được ḥa b́nh hơn.

Chư tăng Tây Tạng sẽ mang đến hội nghị những xá lợi của Đức Phật từ vùng núi Hi Mă Lạp Sơn. Tại hội nghị, những người tham gia sẽ thảo luận về ḥa b́nh theo quan điểm của Đức Phật.

Khoảng 700 học giả về tôn giáo từ các tín ngưỡng khác nhau và các nhà quan sát sẽ tập trung tại hội nghị này – bao gồm 200 chuyên gia từ 52 nước và 500 học giả trong nước.

Tổng cộng 200 đại biểu từ Hoa Kỳ, Anh, Nga, Iran và các nước châu Á khác đă đến nước Miến Điện chủ nhà để tham dự hội nghị.

Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu được thành lập từ năm 1994 để cung cấp, giảng dạy và đào tạo tăng sĩ truyền giáo.

(Global New Light of Myanmar – January 20, 2016)

 

Sitagu International Buddhist Academy in Sagaing.

Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu (Miến Điện)

Photo: Global New Light of Myanmar

 

 

HOA KỲ: Bệnh viện Mayo: “Đức Đạt lai Lạt ma sẽ hồi phục hoàn toàn”

 

Vào ngày 20-1-2016, các bác sĩ ở bệnh viện Mayo tại Rochester, Minnesota, nơi Đức Đạt lai Lạt ma đang trải qua điều trị tuyến tiền liệt, nói rằng không có điều đáng lo ngại lắm và rằng vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng sẽ phục hồi hoàn toàn.

“Các bác sĩ của ngài cho biết không có ǵ trầm trọng, và tiên đoán ngài sẽ đáp ứng tốt với việc điều trị và sẽ hồi phục hoàn toàn”, một nữ phát ngôn viên của Mayo nói.

Theo các bác sĩ, vị lănh đạo Tây Tạng 80 tuổi đang được điều trị bệnh tuyến tiền liệt thường gặp.

“Ngài đang được điều trị bệnh tuyến tiền liệt phổ biến đối với nam giới trong độ tuổi của ngài”, nữ phát ngôn viên này nói.

Đức Đạt lai Lạt ma đă rời Dharamshala (Ấn Độ) để đến Hoa Kỳ vào ngày 19-1 và sẽ trở lại với lịch tŕnh hoạt động thường xuyên của ḿnh vào tháng 3 sau khi nghỉ ngơi một tháng.

Vào tháng 9-2015, ngài đă hủy toàn bộ chuyến đi Hoa Kỳ của ḿnh theo lời khuyên của các bác sĩ tại bệnh viện này. Họ đă khuyên ngài nghỉ ngơi vài tuần sau khi kiểm tra y tế.

(Phayul – January 22, 2016)

 

No Major Concern, Dalai Lama To Make Full Recovery: US Clinic

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: PTI

 

 

NEPAL: Ủy ban Quốc hội chỉ thị chính phủ tổ chức hội nghị Phật giáo Quốc tế

 

Ngày 21-1-2016 tại thủ đô Kathmandu, Ủy ban Quan hệ Quốc tế và Lao động của Quốc hội Nepal đă chỉ thị chính phủ thực hiện các sự chuẩn bị cần thiết để tổ chức Hội nghị Phật giáo Quốc tế vào ngày 21-5, ngày Đức Phật Cồ Đàm đản sinh.

Cuộc họp của ủy ban cũng quyết định chỉ đạo Ban Điều tra về Lạm Quyền để kiểm tra các cáo buộc về những sai phạm trong việc quản lư Quỹ Phát triển Lâm T́ Ni và có hành động cần thiết đối với những người bị kết tội.

Tương tự như vậy, Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Dân dụng đă được chỉ thị phải sửa đổi cho Đạo luật của Ủy thác trở nên được định hướng có kết quả và minh bạch.

Ủy ban cũng có chỉ thị với chính phủ để yêu cầu ủy ban quốc tế tại Liên Hiệp Quốc quảng bá Lâm T́ Ni là nơi Đức Phật Cồ Đàm đản sinh.

Ngoài ra ủy ban quốc hội c̣n yêu cầu Quỹ Phát triển Lâm T́ Ni trong ṿng 15 ngày tới phải cung cấp thông tin chi tiết về thu nhập và chi tiêu của 5 năm qua.

(The Himalayan Times – January 22, 2016)

 

 

ẤN ĐỘ: 40 tượng cổ Phật giáo được khai quật tại Moghalmari chỉ trong một ngày

 

Khoảng 40 vật tạo tác bằng đồng, có niên đại từ thế kỷ thứ 5 và 6, đă được phát hiện tại di tích cổ Moghalmari vào ngày 24-1-2016, khi cục khảo cổ bang Tây Bengal tái khởi động việc khai quật tịnh xá Phật giáo này sau 2 năm tạm ngừng. Công việc đào xới trùng hợp với Lễ hội Moghalmari diễn ra tại đây từ ngày 24 đến 25-1.

Khoảng 11 giờ sáng, tại đường rănh giữa của di tích nằm cách vùng Dantan ở quận Tây Midnapur khoảng 2km này, một tượng Phật nhỏ có kích thước 7cmx5cm đă lộ ra đầu tiên trên mặt đất . Sau đó, nhiều tượng khác có kích cỡ khác nhau (cao từ 7cm đến 20-25 cm, bề rộng từ 6 đến 12 cm) bắt đầu lộ ra trước sự reo vui của các nhà khảo cổ và cư dân địa phương.

Các nhà sư đến từ khắp Ấn Độ, vốn đang tập trung tại Moghalmari để tham gia các lễ cầu nguyện và các cuộc hội thảo đặc biệt tại lễ hội, đă say mê không kém trước khám phá tại tịnh xá được cho là một trong những di tích Phật giáo cổ xưa nhất tại đất nước này.

(TNN – January 26, 2016) 

 

 

Di tích Phật giáo Moghalmari, bang Tây Bengal (Ấn Độ)

Photo: TNN

 

 

PAKISTAN: Các bản chữ khắc đá của thời kỳ Phật giáo tại huyện Swat

 

Mingora, Swat – Có 3 bản chữ khắc đá của thời kỳ Phật giáo nằm sâu trong một thung lũng nhỏ ở làng Shakhorai.

Theo Tiến sĩ Luca Maria Olivieri, trưởng nhóm Nhiệm vụ Khảo cổ của Ư tại huyện Swat, kiểu chữ của các bia kư này là chữ Nagari hay Tây bắc Gupta và ngôn ngữ là tiếng Phạn.

Người dân địa phương nói rằng họ không biết ư nghĩa của những chữ khắc nhưng hiểu rằng chúng có từ thời cổ đại khi các tín đồ Phật giáo hoặc Ấn giáo sống tại Swat.

Akbar Ali, một cư dân địa phương, nói rằng trước kia từng có nhiều người Nhật Bản và Trung quốc đến viếng nơi này để chiêm bái những ḍng chữ khắc nói trên. Ông ta nói thêm rằng có nhiều địa điểm Phật giáo trong khu vực, nhưng phần lớn các di tích đă biến mất theo thời gian.

Thung lũng Swat, được gọi là vương quốc Uddiyana vào thời cổ đại, từng là một Phật quốc phát triển mạnh mẽ. Người ta vẫn c̣n thấy được trong thung lũng hàng ngh́n phế tích Phật giáo.  

(dawn.com – January 26, 2016)

 

The first sutra inscription. ─ Photo courtesy: Italian Archaeological Mission

The second Sutra inscription. ─ Photo courtesy: Italian Archaeological Mission

Hai trong số ba bản chữ khắc đá thời kỳ Phật giáo tại huyện Swat, Pakistan

Photos: IAM

 

 

MIẾN ĐIỆN: Chư tăng ḍng truyền thừa Drukpa tuần hành v́ ḥa b́nh

 

Sau cuộc đi bộ qua Tích Lan – hành tŕnh đầu tiên bên ngoài Ấn Độ của họ, các nhà sư của ḍng truyền thừa Drukpa nổi tiếng đang thực hiện một cuộc đi bộ v́ ḥa b́nh tương tự tại Miến Điện, nơi đă chứng kiến nhiều thập kỷ bất ổn sắc tộc.

Các nhà sư Drukpa chủ yếu có cơ sở tại vùng Ladakh ở bang Jammu&Kashmir (Ấn Độ) và có một lịch sử lâu dài về thúc đẩy ḥa b́nh liên tôn giáo và tôn vinh sự đa dạng. Ḍng truyên thừa Drukpa có hơn 1,000 tu viện tại vùng Hi Mă Lạp Sơn.

Khi cuộc hành tŕnh bắt đầu, Sư trưởng Drukpa Thuksey nói, “’Padytra’ hay là hành tŕnh đi bộ này bao gồm thông điệp ḥa b́nh và ḥa hợp. ‘Yatras’ hay các cuộc tuần hành của chúng tôi truyền bá ư thức về tầm quan trọng của sự ḥa hợp và ḥa giải”.

Phương châm của cuộc hành tŕnh, theo ông, là để trẻ hóa tinh thần của hy vọng, t́nh thương, ḥa b́nh, ḥa hợp và sự hợp nhất. Nó sẽ kết thúc vào ngày 29-1.

Tổng thống Miến Điện Thein Sein cùng nhiều vị chức sắc đă tham dự lễ khai mạc sự kiện này.

(IANS – January 26, 2016) 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/13/16