TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 02.2011

 

TÍCH LAN: Thái Lan tặng 11 tượng Phật cho Viện Bảo tàng Phật giáo Quốc tế (IBM) của Tích Lan

 

Colombo, Tích Lan - Vụ Mỹ thuật của Thái Lan đă tặng 11 tượng Phật cho Viện Bảo tàng Phật giáo Quốc tế (IBM) của Tích Lan - tọa lạc tại Đền Linh Nha ở thành phố Kandy - vào cuối tháng 01-2011.

Số tượng này sẽ đến Tích Lan trong tháng 02 và sẽ được trưng bày tại Pḥng Triển lăm Thái Lan của IBM ở Kandy.

Trong một buổi lễ được tổ chức tại Vụ Mỹ thuật Thái Lan ở Bangkok, 11 hiện vật Phật giáo nói trên đă được ông Karun Sutthipool - Phó Tổng Giám đốc Vụ Mỹ thuật Thái Lan - trao cho Đại sứ Tích Lan là Giáo sư J.B.Disanayaka.

Ông Sitthipool nói rằng sự kiện này đánh dấu một sự liên kết quan trọng khác trong lịch sử của mối quan hệ Tích Lan - Thái Lan. "Pḥng triển lăm mới được đề nghị này sẽ giúp thúc đẩy những quan hệ tốt hơn giữa 2 nước Phật giáo Nguyên thủy trên thế giới," ông nói.

(Buddhist Channel - February 1, 2011)

 

Các tượng Phật của Vụ Mỹ thuật Thái Lan  tặng IBM của Tích Lan - Photo: Asian Tribune

 

 

TRUNG QUỐC: Bắc Phật Tự ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải

 

Chùa Bắc Phật có diện tích 28.000 km vuông, nằm tựa vào ngọn Bắc Sơn (c̣n gọi là núi Tulon) ở một vùng ngoại ô phía bắc thành phố Tây Ninh, do đó chùa c̣n có tên là Bắc Sơn Tự.

Với kiến trúc Phật giáo và phong cách kiến trúc Đạo giáo, chùa được mệnh danh là 'Một Viên Trân châu Sáng trên Tiểu lộ Nam của Con đường Tơ lụa'.

Được xây dựng vào thời Bắc Ngụy 9386-534), Chùa Bắc Phật là kiểu mẫu xưa nhất của kiến trúc tôn giáo tại tỉnh Thanh Hải.

Nó được xây dựa trên một sự biến dạng tự nhiên trên sườn núi, với đặc điểm có đá xen kẽ giữa sự mềm mại và vững chăi.

Nh́n lên ta có thể thấy vách đá cheo leo, và nh́n xuống dưới là vực. Chỉ có ngôi chùa nằm treo ở giữa, do đó chùa c̣n gọi là Chùa Treo. Đây là Chùa Treo lớn thứ 2 tại Trung quốc.

(China.org - February 1, 2011)

 

Bắc Phật Tự ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải - Photo: China.org

 

MĂ LAI: Hàng ngh́n du khách tập trung tại Đại Tịnh xá Phật giáo vào Năm Mới Trung quốc

 

Kuala Lumpur, Mă Lai - Đông đảo khách viếng đă tập trung tại Đại Tịnh xá Phật giáo ở Brickfields vào ngày đầu Năm Mới Trung quốc (Tết Âm lịch).

Đại đức Witiyala Bodhi Vathana, người Tích Lan, nói: "Thông thường mỗi ngày chúng tôi có vài trăm khách viếng, nhưng vào Năm Mới Trung quốc, nhà chùa tiếp khoảng 2.000 khách".

Các tăng sĩ hàng ngày tổ chức các thời kinh, nhưng vào những dịp đặc biệt như Năm Mới Trung quốc hoặc Lễ Phật Đản, có một số thời kinh được tổ chức suốt cả ngày.

Các nhà sư cũng tổ chức một bữa ăn trưa từ thiện để gây quỹ cho chùa.

Khởi thủy được thành lập bởi cộng đồng người Sinhalese để làm nơi thờ phụng cho truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Tích Lan, Đại Tịnh xá từ một sảnh đường nhỏ đă phát triển kể từ đó, và bây giờ nó bao gồm một đền thờ, một đại sảnh cầu nguyện và cả một ngôi chùa nữa.

(The Star - February 5, 2011)

 

Đại Tịnh xá Phật giáo tại Brickfields, Kuala Lumpur vào dịp Năm Mới Trung   quốc - Photo: The Star

 

 

NEPAL: Bảo tháp Bodnath và Losar (Năm Mới Tây Tạng)

 

Bảo tháp Bodnath của Phật giáo Tây Tạng nằm cách thủ đô Kathmandu (Nepal) 6 km. Đây là bảo tháp lớn nhất tại đất nước này và là địa điểm chính của các lễ mừng Năm Mới của Tây Tạng.

Năm Mới Tây Tạng luôn luôn nhằm ngày trăng tṛn tháng 02 Dương lịch và được mừng đón trong 3 ngày vui chơi.

Các cuộc lễ cũng diễn ra tại các khu định cư của người Tây Tạng tị nạn sống quanh Pokhara và Kathmandu, và tại các khu Phật giáo ở cao nguyên. Người ta tổ chức những cuộc diễn hành, chư tăng chúc phúc và các gia đ́nh có một ngày nghỉ để cùng nhau cúng kính.

(Urban Dharma - February 7, 2011)

 

Mắt Phật trên bảo tháp Bodnath ở Nepal - Photo: Serena Davies

 

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị lập thư viện ở các đền chùa

 

Panaji, Goa - Là một phần của một loạt các cuộc diễn thuyết do chính quyền bang Goa tài trợ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă thuyết giảng tại thủ phủ Panaji của bang này vào ngày 07-02-2011.

Ngài đề nghị rằng rất nhiều đền thờ vốn đang được xây dựng trên khắp đất nước Ấn Độ cũng cần phải có những thư viện được lập kèm theo với các tượng thần Phật.

"Cần phải có những thư viện trong các đền chùa, thay v́ chỉ có tượng mà thôi," Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu. Ngài cũng nói thêm rằng Ấn Độ là một kho thông tin từ 3.000 năm qua, và rằng các thư viện trong đền chùa sẽ động viên mọi người đến với giáo dục và học tập, và để hiểu biết nhiều hơn nữa.

Ngài nói, " Khi ai đó nói với tôi về việc xây một tượng Phật, tôi bảo người ấy rằng tượng Phật không nói. Thay cho một pho tượng, hăy in nhiều sách hơn, đó mới là điều quan trọng".

(IANS - February 7, 2011)

 

 

ĐÀI LOAN: Hội chợ Triển lăm Sách Quốc tế Đài Bắc lần thứ 19

 

Đài Bắc, Đài Loan - Cuộc Triển lăm Sách Quốc tế Đài Bắc được tổ chức từ ngày 09 đến 14-02-2011, với 856 nhà xuất bản từ 59 nước tham gia.

Qua hơn 700 hoạt động văn hóa, 450 nhà văn trong nước và nước ngoài tập trung tại hội chợ sách này để giao lưu với độc giả.

Gần 100 thi sĩ và văn sĩ tham gia những buổi đọc sách, và ngoài ra c̣n có các đại diện từ 7 nước - Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Đức, Ư, Pháp, Peru và Israel - được mời ngâm thơ hoặc đọc sách từ chính nước của họ.

Triển lăm năm nay tập trung vào Bhutan, c̣n được mô tả là ' đất nước hạnh phúc nhất thế giới'.

Đất nước vùng Hi Mă Lạp Sơn này trưng bày hơn 300 ấn phẩm, bao gồm danh tác Phật giáo quư giá có tựa đề "Tám ngh́n Vần thơ của Trí huệ Thù thắng".

Trưởng Văn pḥng Thông tin chính phủ Đài Loan là Johnny Chiang nói rằng sau 18 năm nỗ lực, hội chợ sách Đài Bắc đă trở thành một trong những triển lăm lớn nhất về quy mô lẫn sự tham gia. Ngày nay nó đóng vai tṛ của một nền tảng quan trọng cho giao lưu văn hóa quốc tế, giao dịch bản quyền và khuyến khích đọc sách.

(CNA - February 8, 2011)

 

Poster của cuộc Triển lăm Sách Quốc tế Đài Bắc lần thứ 19

 

 

MIẾN ĐIỆN: Lễ Poi Sanglong (Thọ giới Sa di) của Phật tử người Shan theo giáo phái Joti

 

Từ ngày 04 đến 10-02-2011, Phật tử người Shan (c̣n gọi là người Tai) thuộc phái Joti kỷ niệm lần thứ 19 của lễ Poi Sanglong, lễ truyền thống tôn vinh trẻ em Tai nam như 'các hoàng tử' trước khi các em được thọ giới sa di.

Lễ hội 7 ngày này được người Tai từ khắp đất nước phối hợp  tổ chức tại Mong Yang, bang Kachin ở bắc Miến Điện.

Trên 300 cậu bé, tuổi từ 5 đến 15, được mặc trang phục truyền thống của hoàng gia để dự lễ. Bao quanh là cha mẹ và những người phụ giúp của các em.

Có hàng ngh́n người tham gia lễ này v́ đây là một địa điểm nổi tiếng đối với Phật tử Joti người Tai để tổ chức lễ lạc.

"Không chỉ những bé trai người Tai mà cả các cậu bé Miến Điện cũng tham dự lễ, tất cả đều được mặc trang phục hoàng tử Shan (Xiêm)," một người tham dự nói.

Lễ thọ giới sa di của người Tai phái Joti được tổ chức 3 năm một lần. Phần lớn các lễ lớn của giáo phái này thường được tổ chức Trụ sở của họ tại Mong Yang.

(Shan Herald - February 11, 2011)

 

 

 

Tu viện phái Joti ở huyện Shwekyin, Bago (Miến Điện) -   Photo: VS 

 

Tu viện phái Joti ở Rangoon (Miến Điện) - Photo: VS

 

 

 

ẤN ĐỘ - TÍCH LAN: Quan hệ giữa 2 nước được nâng lên qua việc triển lăm xá lợi

 

Ấn Độ đă đồng ư cho Tích Lan mượn các mảnh xương của Đức Phật - c̣n gọi là xá lợi Kapilavastu - cho một cuộc trưng bày trong năm nay để chào mừng năm thứ 2.600 Đức Phật thành đạo. Đây sẽ là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ các mảnh xương này - được bảo quản tại Viện Bảo tàng Quốc gia - được đưa ra khỏi Ấn Độ.

Trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Tích Lan Mahinda Rajapaksa đă đề nghị với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh về việc trưng bày xá lợi Kapilavastu. Và trong cuộc gặp gỡ vào ngày 12-02 tại Colombo, Phát ngôn viên của Hạ viện Ấn Độ là bà Meira Kumar đă chuyển lời đến Tổng thống Tích Lan Rajapaksa rằng các mảnh xá lợi Kapilavastu sẽ được gửi đến Tích Lan để trưng bày trong suốt thời gian lễ.

Lễ Đức Phật Thích Ca Thành đạo sẽ được tiến hành trên quy mô lớn ở quốc đảo Tích Lan, nơi đạo Phật là tôn giáo chính. Dự kiến sẽ có đông đảo tín đồ đến tham quan cuộc trưng bày này.

(Hindustan Times - February 14, 2011)

 

Tổng thống Tích Lan tiếp phái đoàn Ấn Độ tại Colombo vào ngày 12-02-2011 - Photo: Colombo Page

 

 

 

MĂ LAI: Lễ cầu nguyện đặc biệt trên phà

 

George Town, Penang - Hơn 300 tín đồ Phật giáo đă tiến hành một lễ cầu nguyện đặc biệt, diễn ra trên một chiếc phà tại George Town vào ngày 13-02-2011.

Những lời kinh cầu an "gửi 582 lọ Rồng đến Long Vương" được Đại sư Jamme Lhamchog đọc, trước khi các tín đồ thả những lọ đựng vàng, bạc và hạt ngũ cốc xuống biển.

Được tổ chức bởi Hội Phật tử Seberang Jaya Drukpa Dharmashri, các tín đồ đă lên chiếc phà được thuê tại bến phà Penang vào khoảng 10 giờ sáng.

Buổi lễ bắt đầu với sự xuất hiện của Đại sư Jamme Lhamchog lúc 10.40 am và kéo dài bốn giờ.

Ngồi trên một ghế "ngai", Đại sư dẫn đầu cuộc niệm chú Long Vương và cầu trường thọ.

Các tín đồ, trong đó có 45 học viên Phụng sự Quốc gia từ trại Sri Mutiara ở Balik Pulau, c̣n ném những tờ giấy loại phân hủy được có in các câu thần chú xuống biển.

Đây là lần thứ 11 lễ này được tổ chức, để tín đồ tỏ ḷng tôn kính với Long Vương về cuộc sống an lành của họ. (The Star - February 14, 2011)

 

Các học viên Phụng sự Quốc gia ném giấy cầu nguyện có in câu thần chú xuống biển - Photo: The Star

 

 

 

THÁI LAN: Tuần lễ Phát huy Phật giáo

 

Bangkok, Thái Lan - Để kết hợp với Ngày lễ Magha Puja - ngày đức Phật hội họp với 1.250 đệ tử trên núi Linh Thứu (nhằm ngày 18-02-2011), Bộ Văn hóa Thái Lan sẽ tổ chức Tuần lễ Phát huy Phật giáo từ ngày 14 đến 18-02 trên toàn quốc, cộng với một chương tŕnh truyền h́nh trực tiếp về lễ rước nến từ Ấn Độ.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nipit Intarasombat, Tuần lễ Phát huy Phật giáo sẽ được tổ chức tại công viên Lâm T́ Ni và Chùa Đại Tịnh xá Saket Ratcha Wora từ ngày 16 đến 18-02, và tại Chùa Yannawa vào ngày 18-02. Tại các tỉnh, các buổi lễ bắt đầu từ ngày 14-02 tại một số tu viện.

Ngoài ra, Bộ Văn hóa sẽ truyền h́nh trực tiếp lần đầu tiên lễ rước nến tại Phật Đà Da (Ấn Độ), nơi Đức Phật thành đạo. Chương tŕnh truyền h́nh trực tiếp do Ban Truyền h́nh Quốc gia của đài truyền h́nh Thái Lan thực hiện từ 7 đến 8 pm vào ngày 18-02.

(NNT - February 14, 2011) 

 

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thái Lan Nipit Intarasombat - Photo: NNT

 

 

 

PAKISTAN: Phát hiện thêm một di tích Phật giáo tại thủ đô Islamabad

 

Một di tích Phật giáo đă được phát hiện tại Khu G-12 ở Meharabad thuộc thủ đô Islamabad. Đây là một g̣ cao 10 feet, có thể từng là một bảo tháp v́ trên g̣ có những mảnh gốm được xem là thuộc thời kỳ Phật giáo.

Người dân ở Meharabad nói rằng những kẻ săn t́m kho báu đă đào xới đỉnh và sườn của bảo tháp này với hy vọng t́m được bảo vật, và rằng một số hiện vật đă được t́m thấy trên đỉnh g̣.

Bảo tháp ở Meharabad (G-12) được phát hiện gần đây là một trong số các di tích Phật giáo bên trong và xung quanh Islamabad.

Hiện nay di tích Phật giáo này nằm giữa các cánh đồng nông nghiệp. Phần lớn khu vực đă được đưa vào canh tác. Những mảnh gốm và một số mảnh nồi nấu ăn nằm rải rác trên bề mặt, cả trên g̣ lẫn trên phần đất đă trồng trọt. 

Các cơ quan chức năng cần thực hiện việc khai quật tại địa điểm này và cứu lấy những hiện vật c̣n nằm chôn lấp khỏi bị phá hoại thêm. Họ cũng cần phải rào quanh g̣ để nó không bị lấn chiếm thêm. Nếu không có hành động kịp thời, có khả năng là phần c̣n lại của di tích cũng sẽ bị người dân của Meharabad đưa vào canh tác.

(The Express Tribune - February 18, 2011)

 

Di tích Phật giáo tại Khu G-12 của Islamabad - Photo: Zulfiqar Ali Kalhoro

 

 

 

TRUNG QUỐC: Triển lăm các tác phẩm điêu khắc bằng bơ tại Tu viện Taer

 

Tu viện Taer, một tu viện nổi tiếng ở tỉnh Thanh Hải của Trung quốc, đă tổ chức cuộc triển lăm thường niên những tác phẩm điêu khắc bằng bơ.

Để chiêm bái các tác phẩm điêu khắc tinh tế mô tả Đức Phật, các truyền thuyết Phật giáo và lịch sử Tây Tạng này, khoảng 150.000 Phật tử và du khách trong và ngoài nước đă đến tham quan tu viện cổ Taer.

Hơn 40 nhà sư đă làm việc 70 ngày trong cái lạnh buốt người để hoàn thành tất cả 7 tác phẩm điêu khắc. Được tạo tác bằng thủ công bằng bơ ḅ Tây Tạng, các tác phẩm cân nặng hàng ngh́n kg này được treo trên những giàn gỗ cách mặt đất 20 m và có thể được bảo quản đến một năm trong các pḥng máy lạnh.

Vào năm 2006, Hội đồng Nhà nước đă xếp hạng tác phẩm điêu khắc bằng bơ là một di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

(Xinhua - February 18, 2011)

 

 

ẤN ĐỘ: Triển lăm "Kho báu của Trung Hoa cổ xưa" tại New Delhi

 

Ngày 19-02-2011, Viện Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ ở New Delhi đă khai mạc một cuộc triển lăm về "Kho báu của Trung Hoa cổ xưa".

Sự kiện này kéo dài đến ngày 20-03-2011, được tổ chức bởi Ban Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ, phối hợp với Cục Quản lư Nhà nước về Di sản Văn hóa Trung quốc và Triển lăm Nghệ thuật Trung quốc.

Có 95 cổ vật được trưng bày, đại diện cho nền văn hóa Trung Hoa từ thời kỳ đồ đá mới (khoảng 10.000 năm trước Công nguyên) đến thời nhà Thanh - được làm bằng đá, kim loại, ngọc bích, sứ, gốm sứ v.v.

Từ 2 thiên niên kỷ qua, Ấn Độ và Trung quốc đă tương tác và cùng có ảnh hưởng đến châu Á và cả thế giớ, tạo nên sự đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa.

Con đường tơ lụa và sự truyền bá đạo Phật từ Ấn Độ sang Trung Hoa là một số liên kết quan trọng, tạo nên sự phát triển bước ngoặt về hợp tác. Thương nhân và tăng sĩ của nước này vẫn luôn sang nước kia. Một số nhà du hành Trung Hoa quan trọng từng đến Ấn Độ  như Pháp Hiển, Huyền Trang và Ai Trang (vào thế kỷ thứ 4, thứ 7 và thứ 10 sau Công nguyên) đă để lại những cuốn du kư tạo thành các nguồn tư liệu cơ bản quan trọng đối với lịch sử Ấn Độ. Các nhà sư Ấn Độ là Kasyapa Matanga và Dharmaraksha đă cưỡi ngựa trắng, mang kinh Phật đến Trung hoa vào năm 68 sau Công nguyên và thành lập ngôi đền Phật giáo đầu tiên tại Trung Hoa - cụ thể là Đền Bạch Mă ở Lạc Dương, kinh đô của Trung hoa thời bấy giờ.

Cuộc triển lăm "Kho báu của Trung Hoa cổ xưa" hiện nay nhằm làm mới các cuộc đối thoại văn hóa, và nhờ đó tăng cường t́nh hữu nghị giữa 2 nước cộng ḥa lớn của châu Á bằng cách thiết lập mối quan hệ của 2 dân tộc. (pib.nic.in - February 19, 2011)

 

 

 

TRUNG QUỐC: Đại Lễ hội Đèn lồng

 

Lễ hội Đèn lồng, c̣n gọi là Lễ hội Nguyên Tiêu, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch (năm nay nhằm ngày 17-02 dương lịch) đánh dấu sự kết thúc Lễ hội Mùa Xuân (Năm Mới Trung Hoa).

Từ thời Tây Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 25 sau Công nguyên), nó đă trở thành một lễ hội có ư nghĩa rất lớn. Suốt thời nhà Hán (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên), Phật giáo phát triển mạnh ở Trung Hoa. Một vị hoàng đế nghe nói rằng vào ngày rằm tháng giêng âm lịch các tăng sĩ thường chiêm bái xá lợi của Đức Phật và thắp sáng đèn lồng để cúng Phật. Do đó ông ra lệnh thắp sáng đèn lồng trong hoàng cung và chùa chiền để tỏ ḷng kính Phật vào ngày này.

Về sau, nghi thức Phật giáo ấy đă phát triển thành một lễ hội lớn trong dân chúng, và ảnh hướng của nó lan rộng từ các đồng bằng miền trung đến toàn cơi Trung Hoa. Ngày nay, Lễ hội Đèn lồng vẫn được tổ chức khắp đất nước Trung quốc.

(Jamaica Gleaner - February 21, 2011)

 

Đèn lồng được trưng bày tại Lễ hội Đèn lồng Trung quốc - Photo: Jamaica Gleaner

 

 

 

ĐÀI LOAN: Vơ sư phái Thiếu Lâm và bộ sưu tập vũ khí truyền thống

 

Được đào tạo từ khi c̣n bé tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự ở Trung quốc, vơ sư Đài Loan Hsiao Chuan-yi đă thành lập hội kungfu Thiếu Lâm đầu tiên của Đài Loan để giúp mọi người học vơ thuật. Nơi ở của ông cũng trưng bày bộ sưu tập gồm trên 1.000 vũ khí vơ thuật.

Sau khi từ Trung Hoa đại lục trở về Đài Loan, ông Hsiao bắt đầu thực hiện hoài băo đưa Thiếu Lâm đến với quốc đảo này của ḿnh, và ông đă thành lập một hội. Môn đệ của ông gồm cả các huấn luyện viên vơ thuật của cảnh sát và quân đội. Ông đă dạy tổng cộng gần 10.000 học viên.

Hiện nay, các kế hoạch cho một "Pḥng Triển lăm Văn hóa Vũ khí Vơ thuật và Học viện Vơ thuật Thiếu Lâm Tự của Trung Hoa Dân Quốc" của ông đang tiến triển, để mọi người được thấy tận mắt những điều mà hầu hết chỉ thấy trong các phim vơ thuật.

(Liberty Times - February 21, 2011)

 

 

ẤN ĐỘ: Lộ tŕnh cho Viện Đại học Nalanda

 

New Delhi, Ấn Độ - Ngày 21-02-2011, Hội đồng Quản trị của Viện Đại học Nalanda mới đă đặt ra lộ tŕnh để thực hiện chức năng của viện, dự kiến vào năm 2013.

Đây là cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Quản trị, vốn trước đây hoạt động như là Nhóm Cố vấn Nalanda của viện Đại học Nalanda. Viện được thành lập cách vị trí lịch sử của trường Đại học Nalanda (xưa) ở bang Bihar chỉ khoảng 10 km.

Việc tuyển dụng giảng viên sẽ được tiến hành một hoặc hai học kỳ trước khi khóa học đầu tiên ghi danh, để họ có một vai tṛ trong qua tŕnh hoàn thiện cơ cấu.

Trường Đại học Nalanda mới này sẽ khởi động với 7 khoa, chủ yếu về nhân văn.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tân Gia Ba là George Yeo, cũng là thành viên Hội đồng Quản trị, nói rằng viện Đại học sẽ giúp phát triển toàn bộ khu vực vốn bị lạc hậu này. Ông cũng t́m địa điểm cho một phi trường quốc tế gần Nalanda và nói rằng mạng mạch du lịch Phật giáo sẽ nổi tiếng khi Viện hoạt động.

(The  Hindu - February 22, 2011)   

 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ S M Krishna (giữa), trưởng Hội đồng Quản trị Nalanda Amartya Sen (trái) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tân Gia Ba George Yeo (phải), trước khi vào họp tại Nhà Hyderabad ở New Delhi - Photo: V V Krishnan

 

 

CANADA: Xây dựng Phật tự lớn nhất thế giới

 

Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới đang được xây dựng gần làng Bethany ở khu Bethany Hills của tỉnh Ontario. Đây sẽ là một bản sao của Chùa Ngũ Đài Sơn ở Trung quốc và là ngôi chùa đầu tiên trong số 4 tự viện sẽ được xây tại thành phố Peterborough của Ontario.

Chùa mới đang được xây trên 564 mẫu Anh và việc xây dựng tại công tŕnh này đă bắt đầu cách đây khoảng 3 năm. Mười hai ṭa nhà sẽ được xây trên cảnh quan này, trong đó có một đền thờ với diện tích 65.000 feet vuông. Có một cổng vào rộng khoảng 30m và cao 4m, phía sau cổng là một tượng Phật bằng đá nặng khoảng 100 tấn.

Tất cả các hạng mục đều đang được tạo tác tại Trung quốc, sau đó chở tàu sang tập trung tại công tŕnh.

Địa điểm của chùa đă được chọn v́ nó nằm ngay giữa 2 thành phố Toronto và Ottawa, và không xa Montreal lắm. Ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới này sẽ là trung tâm tinh thần cho tất cả mọi người ở Canada.

(Suite 101 - February 23, 2011)

 

 

NHẬT BẢN: Chùa chiền ở sơn trấn Koya-san

 

Sơn trấn Koya-san nằm ở phía nam Osaka, miền trung nước Nhật. Kể từ thế kỷ thứ 9, đây là nơi thu hút khách hành hương, khi tu sĩ Phật giáo Kobo Daishi thành lập Phật phái Shingon tại vùng cây tuyết tùng cổ này.

Ngày nay, dù vẫn là một trong các địa điểm linh thiêng nhất của đất nước, Koya-san đang thu hút khách tham quan v́ những nguyên nhân gần gũi hơn: Chư tăng điều hành nơi ăn ở cho khách viếng, với những căn pḥng giản dị có thảm tatami, bàn thấp, đệm sàn, giường nệm và pḥng tắm công cộng.

Khách được dùng bữa ăn tối và điểm tâm rất ngon, theo cách nấu chay shojin-ryori truyền thống dành cho chư tăng Nhật Bản.

Về mặt tinh thần của một cuộc tham quan, như tại chùa Eko-in (một trong khoảng 50 tự viện ở Koya-san có cung cấp chỗ ăn ở), khách có thể tham gia tụng kinh cùng chư tăng bên trong chùa vào sáng sớm. Chùa Eko-in cũng cho khách dự hỏa lễ buổi sáng, giống như tại nhiều ngôi chùa khác.

(time.com - February 24, 2011)

 

Chùa Eko-in ở sơn trấn Koya-san, nam Osaka (Nhật Bản) - Photo: time.com

 

 

 

HOA KỲ: Lễ kỷ niệm 100 năm của bộ sưu tập nghệ thuật Tây Tạng

 

Vào năm 1911, Viện Bảo tàng Newark (bang New Jersey) là viện đầu tiên trên thế giới đă tổ chức một cuộc triển lăm dành riêng cho nghệ thuật Tây Tạng.

Để kỷ niệm 100 năm của sự kiện này, Viện Bảo tàng Newark sẽ tổ chức cuộc triển lăm trong 9 tháng, dự kiến khai mạc vào ngày 05-03-2011. Triển lăm có tên "100 năm bộ sưu tập Tây Tạng", kéo dài cho đến tháng 12-2011.

Đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ ghé thăm viện bảo tàng theo lời mời, khi Ngài đến thành phố Newark để dự hội nghị Thượng đỉnh Giáo dục Ḥa b́nh Newark - diễn ra từ ngày 13 đến 15-05-2011.

Viện Bảo tàng Newark có 5 pḥng triển lăm thường trực dành cho việc trưng bày nghệ thuật Tây Tạng, hiện đang được sắp đặt lại cho lễ kỷ niệm 100 năm.

Cũng khai mạc vào ngày 05-03-2011 c̣n có cuộc triển lăm ngắn hạn "Tsongkhapa - Cuộc đời của một vĩ nhân Tây Tạng". Đây là một bộ đầy đủ 15 tranh của thế kỷ thứ 18 mới được bảo tồn, minh họa tiểu sử của Tsongkhapa (1357-1419) - người sáng lập giáo phái Gelug của Phật giáo Tây Tạng.

(The New York Times - February 25, 2011) 

 

 

Tượng đức bồ tát Tối Thắng Phật Đảnh tại Viện Bảo tàng Newark (Hoa Kỳ) - Photo: Viện Bảo tàng Newark

 

 

 

HÀN QUỐC: Chùa Hwaeomsa, kho tàng của núi Jirisan

 

Chùa Hwaeomsa là vùng đất Phật trải rộng trên một khu vực của núi Jirisan ở tỉnh Jeollanan-do, là nơi linh thiêng đối với người địa phương. Chùa được thành lập trong triều đại vua Seong Baekjae (544 sau Công nguyên) bởi một cao tăng Ấn Độ tên là Yeongi. Qua lịch sử 1.500, Hwaeomsa không chỉ giữ nguyên vẹn kinh Phật mà c̣n cả lịch sử, văn hóa và truyền thống Triều Tiên nữa. Cùng với lịch sử lâu đời, chùa có nhiều tài sản văn hóa, và thậm chí có thể được xem là "Kho tàng của núi Jirisan".

Phần lớn các ṭa nhà quan trọng của chùa  nằm trong khu vực xung quanh sân chính.

Chùa có Điện Gakhwangjeon, là Phật điện lớn nhất trong tất cả Phật điện hiện có ở Hàn quốc. Theo một truyền thuyết th́ một bà lăo nghèo đă đầu thai làm một công chúa và đă xây điện này để cúng dường. Đèn lồng bằng đá ở trước điện Gakhwangjeon cũng là cái lớn nhất Hàn quốc.

( hwaeomsa.org - February 25, 2011)

 

Chùa Hwaeomsa ở núi Jirisan, tỉnh Jeollanan-do (Hàn quốc) - Photo: hwaeomsa.org