NHƯ MỘT BÔNG TUYẾT TRỞ VỀ

 

NGUYỄN ĐÔNG NHẬT

 

 

Tách trà sơ kiến không nóng chưa kịp nguội, tôi đă xin cáo lui: thời gian ngắn trong dịp trở về quê nhà lần này không đủ cho nhiều việc mà sư phải làm. Tất nhiên, cũng không đủ để tôi có thể tạm phác họa một chân - dung - phía - sau về người đối diện, ngoài ấn tượng về một tu sĩ có cái chất Nam bộ khoáng đạt pha lẫn với nét hiện đại của cách ứng xử trong một nếp sống công nghiệp. Nhưng cảm giác th́ thường dễ sai lạc, trong khi việc - làm mới là sự chứng minh cụ thể: 11 đầu sách viết và dịch được xuất bản từ năm 2004 đến 2010 trong tủ sách Bảo Anh Lạc do sư sáng lập tại…. cho thấy sức làm việc cần mẫn của người tu sĩ này. Trong những tên sách này, tôi chú ư tập Nữ tu và tù nhân Hoa Kỳ (2 tập), gồm ghi chép về những chuyến viếng thăm và thư tín trao đổi với các tù nhân tại một số trại giam ở bang Wisconsin.

 

*

 

Theo tác giả, những nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho biết, “từ năm 1970 đến năm 2000, số tù nhân ở mỗi tiểu bang tăng đến 50%”, “riêng ở Wisconsin, có hơn phân nửa 24.000 tù nhân là thiếu niên”. Nguyên nhân của việc phạm tội, th́ đơn giản. Như sự thật muôn đời: đồng tiền. Để thỏa măn những tham dục. Nghĩa là, cội rễ của bao tội ác vẫn là tam độc: tham sân si. (Lan man, có thể nghĩ đến những người không phải là tội nhân đang ở trong ṿng lao lư, mà vẫn là tội đồ lớn, th́ ṭa án nào sẽ xử phạt?). Cũng qua thư của chàng thanh niên James Lala 21 tuổi, mới hiểu thêm sự xử phạt nghiêm khắc của hệ thống tư pháp Mỹ: việc quan hệ t́nh dục với một người khác phái mới 15 tuổi đă dẫn anh đến bản án 7 năm tù giam. Hết hạn tù, vẫn c̣n chịu án treo, như chính thư anh viết: “không được lên mạng internet xem hoặc có bất cứ hành động nào liên quan đến sự khiêu dâm”. “Tháng 1/2005, tôi lên mạng và lấy xuống h́nh những cô gái gái trẻ không phải khỏa thân nhưng có kiểu cách khêu gợi. Thế là tôi bị giam 9 tháng và 22 ngày nữa”. (Lại lan man: ở “quê nhà ta”, chuyện ông hiệu trưởng với nữ sinh, mà báo chí đă nói tràn ra đó, bị xử phạt thế nào? Hay là, những quán giải khát công khai mở băng phim sex giữa ban ngày ban mặt cho khách vừa nhâm nhi cà phê vừa “thưởng lăm” mà chăng có ai đến hỏi thăm cả!)…

 

*

 

Nhưng may thay, những con người không may mắn đó vẫn biết vươn dậy, như sen trong bùn, theo cách nói quen. Một ví dụ: Douglas Stream, 32 tuổi, bị án chung thân v́ tội giết người trong cơn nóng giận. Thư anh viết năm 2007: “Tôi đă ở tù lâu rồi. Mỗi năm, tôi phải ra trước hội đồng ân xá… Tôi hy vọng sẽ được thả trước năm 2017...”.  Và anh xây dựng kế hoạch tương lai: ở tù, nhưng vẫn ghi danh học cao đẳng hàm thụ, dành thời gian giúp đỡ bạn tù. Khi ra tù, sẽ chọn một công việc có thể giúp đỡ nhiều người… 

 

*

 

Vài dẫn trưng trên đây chỉ là phần nhỏ trong hàng trăm bức thư trao đổi với tù nhân của sư. Việc tu sĩ vào các trại tù với mục đích giúp họ cải hóa cũng không phải mới mẻ lắm: năm 1975, chính phủ Ấn Độ đă đưa thiền Minh sát tuệ thành một biện pháp cải tạo tù nhân. Hiện nay, Đài Loan, Anh, New Zealand, Mông Cổ… đă thực hiện điều ấy. Tại Mỹ, có 9 tiểu bang đă áp dụng các khóa thiền ngắn ngày cho phạm nhân. Tại Việt Nam, K.20 (tại tỉnh Bến Tre) là trại giam đầu tiên chấp nhận cho tu sĩ Phật giáo được vào trại, chia sẻ tâm tư, hướng dẫn phạm nhân cách ăn chay và ngồi thiền. Tổng giám thị trại giam này cho biết, ông cảm thấy yên tâm hơn v́  đă giảm được mức phải kỷ luật phạm nhân so với trước kia.

 

Đấy là một hướng cải tạo có hiệu quả: “ai cũng biết”, t́nh thương chân thực và cách cư xử đúng mực vẫn tốt hơn việc áp dụng h́nh phạt nặng nề…

 

Biết chia sẻ những nỗi khổ của đồng loại, sư đă có những đóng góp có ư nghĩa khi mang ánh sáng của Phật pháp đi vào những nơi “tăm tối”. Với văn chương, sư tự nhận là “không chuyên nghiệp” mà chỉ là người yêu mến văn chương. Đấy là sự khiêm tốn và biết - ḿnh cần có, nhất là đối với một tu sĩ. Tôi th́ nghĩ rằng, không nhất thiết phải có thơ hay mới là thi sĩ. Bởi, có những người làm rất nhiều bài thơ mà không là thi sĩ khi tâm hồn vẫn thô lậu; trong khi có người chỉ viết dăm câu lại chính thực người - thơ. Chỉ là, do ở chỗ: tấm ḷng chân thành, trước con người và cuộc sống. Nhận ra được và biết quí trọng cái Đẹp trong nhăn giới: “Ai bảo tuyết rơi không trở lại / Hoa tuyết đầy nét chữ bút in nghiêng”, tôi nghĩ, đấy là nét đáng quí của thi nhân.

 

“Tên gọi” của sư là: Thích Nữ Giới Hương.

 

 

Tủ sách bảo Anh Lạc:

 

- Boddhsattva and Sunyata in the early and developed Buddhist (2004)

- Bồ tát và tánh Không trong kinh điển Pali và Đại thừa (2005)

- Ban mai xứ tuyết (3 tập – 2005)

- Vườn Nai – chiếc nôi Phật giáo (2005)

- Xá lợi của Đức Phật (2005)

- Qui y tam bảo và năm giới (2008)

- Ṿng luân hồi (2008)

- Hoa tuyết Milwaukee (2008)

- Luân hồi trong lăng kính Lăng Nghiêm (2008)

- Nghi thức hộ niệm cầu siêu (2008)

- Sen nở nơi chốn tử tù (2010)

- Quan Âm quảng trần (2010)

 

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12